Các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mới nhất? Hoạt động trải nghiệm là chương trình thuộc cấp học nào?

Trình bày các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mới nhất? Hiện nay Hoạt động trải nghiệm là chương trình thuộc cấp học nào?

Các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mới nhất?

*Mời các thầy cô và các bạn học sinh tham khảo các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mới nhất dưới đây nhé!

Các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mới nhất?

Hãy liệt kê 3 lợi ích với học sinh khi học tập qua hình thức khám phá

Câu trả lời

Khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo: Khi học sinh học qua khám phá, các em sẽ tự mình tìm hiểu, đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề. Điều này giúp học sinh phát triển khả năng tư duy phản biện, tìm kiếm giải pháp độc đáo và sáng tạo, thay vì chỉ đơn giản tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Qua đó, các em sẽ hình thành được cách suy nghĩ độc lập và tự tin trong việc đưa ra quyết định.

Tăng cường khả năng tự học và tự nghiên cứu: Hình thức học qua khám phá giúp học sinh trở nên chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức. Các em không chỉ học từ sách vở mà còn học từ những trải nghiệm thực tế, từ việc nghiên cứu, thí nghiệm và thử nghiệm. Điều này không chỉ giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn mà còn hình thành thói quen tự học, khám phá những kiến thức mới mà không cần sự chỉ bảo quá mức từ thầy cô.

Phát triển kỹ năng hợp tác và giao tiếp: Học qua hình thức khám phá thường đi kèm với việc làm việc nhóm, trao đổi ý tưởng và thảo luận. Điều này giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác với bạn bè, học cách lắng nghe và chia sẻ ý tưởng một cách hiệu quả. Các em sẽ học được cách làm việc nhóm, phát triển khả năng lãnh đạo và quản lý công việc, những kỹ năng rất quan trọng trong tương lai.

Bài tập Phương thức thể nghiệm tương tác

1. Trả lời câu hỏi

Nêu cảm nhận của Thầy/Cô nếu được sử dụng phương thức thể nghiệm tương tác đối với học sinh của mình?

Câu trả lời: Nếu được sử dụng phương thức thể nghiệm tương tác sẽ tạo cơ hội cho HS giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng của mình như: diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi...

Bài tập Phương thức cống hiến

1. Trả lời câu hỏi

Nêu cảm nhận của Thầy/Cô về phương thức tổ chức thông qua hoạt động sắm vai

Câu trả lời: Phương thức tổ chức thông qua hoạt động sắm vai giúp HS thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả địnhhoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được.

Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các KN giao tiếp cho HS. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những KN ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường antoàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó.

Bài tập Phương thức nghiên cứu

1. Trả lời câu hỏi

Liên hệ với việc dạy học của Thầy/Cô. Hãy suy nghĩ về cách Thầy/Cô có thể sử dụng để thúc đẩy năng lực cho học sinh và lý do cho việc này.

Câu trả lời: Để thúc đẩy năng lực giải giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho HS, GV đưa ra một tình huống. HS phải suy nghĩ, động não để giải quyết vấn đề đó qua kinh nghiệm, trải nghiệm, của bản thân. Từ đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn.

Phương pháp và hình thức tổ chức

Bài tập

1. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Lựa chọn các cụm từ cho trước dưới đây và điền vào chỗ trống để được “Định hướng chung về PP & HT tổ chức GD trong HĐTN”.

Dễ lắm, cứ chọn đại đi.

Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức

Bài tập

1. Chọn đáp án đúng nhất

Khi lựa chọn PP và HT tổ chức HĐTN ở trường tiểu học cần lưu ý đến các yếu tố nào?

Mục tiêu, nội dung của hoạt động

Nhu cầu, hứng thú, thói quen của HS; NL, sở trường, kinh nghiệm của GV

Điều kiện tổ chức hoạt động

Tất cả các ý trên

2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối HĐTN theo quy mô trường, khối, lớp ở cột A với các loại hình, các PP, HT tổ chức cụ thể thường được lựa chọn ở cột B sao cho phù hợp:

HĐTN theo quy mô trường: Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tham quan dã ngoại, các hoạt động giao lưu, diễn đàn, sinh hoạt chuyên đề, cắm trại, các cuộc thi, hội thi, tổ chức ngày hội,…

HĐTN theo quy mô khối: Tham quan dã ngoại, giao lưu, diễn đàn, các cuộc thi, hội thi, văn nghệ, hoạt động theo các chủ đề GD với các hình thức như vẽ tranh, trò chơi, đố vui, hùng biện, thi tìm hiểu, ...

HĐTN theo quy mô lớp: Sinh hoạt lớp, HĐTN theo chủ đề thường xuyên với các hình thức như diễn đàn, trò chơi, đố vui, ….

*Trên đây là các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mới nhất giáo viên có thể tham khảo!

Các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mới nhất? Hiện nay Hoạt động trải nghiệm là chương trình thuộc cấp học nào?

Các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mới nhất? Hoạt động trải nghiệm là chương trình thuộc cấp học nào? (Hình từ Internet)

Hiện nay Hoạt động trải nghiệm là chương trình thuộc cấp học nào?

Căn cứ theo Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
....

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hoạt động trải nghiệm là chương trình ở cấp tiểu học.

Các quan điểm khi xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học?

Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp quán triệt quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình giáo dục phổ thông nêu tại Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh các quan điểm sau:

[1] Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động hướng nghiệp; bản sắc văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của thời đại.

[2] Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động thống nhất: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp.

[3] Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học.

Hoạt động trải nghiệm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các dạng bài tập môn Hoạt động trải nghiệm Mô đun 2 mới nhất? Hoạt động trải nghiệm là chương trình thuộc cấp học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5 bao gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp 4 có sử dụng sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 5 có sử dụng sách giáo khoa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong CTGDPT 2018 được triển khai thực hiện thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chủ trì trong đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm học sinh tiểu học là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chịu trách nhiệm chính trong đánh giá kết quả học tập Hoạt động trải nghiệm học sinh tiểu học là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm của học sinh tiểu học gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan điểm xây dựng chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh các cấp có năng lực đặc thù phải đáp ứng yêu cầu nào?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 155

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;