Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 241 NQ/TW thành lập Hội đồng chi viện miền Nam ở Trung ương do ai làm Chủ tịch?

Ngày 25 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 241 NQ/TW thành lập Hội đồng chi viện miền Nam ở Trung ương do ai làm Chủ tịch?

Ngày 25 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 241 NQ/TW thành lập Hội đồng chi viện miền Nam ở Trung ương do ai làm Chủ tịch?

Ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch giải phóng miền nam, đồng thời ra Nghị quyết số 241 NQ/TW về việc thành lập Hội đồng chi viện miền nam.

Trong đó Hội đồng chi viện miền nam gồm các thành viên sau:

- Phạm Văn Đồng: Chủ tịch

- Lê Thanh Nghị: Phó Chủ tịch

- Phan Trọng Tuệ: Ủy viên

- Hoàng Văn Thái: Ủy viên

- Nguyễn Khai: Ủy viên

- Trần Độ: Ủy viên

- Chế Viết Tấn: Ủy viên

- Vũ Xuân Chiêm: Ủy viên

- Đặng Thí: Thư ký

Hội đồng chi viện miền Nam ở Trung ương có các nhiệm vụ bao gồm:

- Động viên và vận chuyển sức người, sức của hậu phương lớn miền bắc chi viện cho chiến trường.

- Giải quyết các vấn đề tiếp quản các vùng mới giải phóng ở miền nam.

- Chỉ đạo phối hợp các ngành, các địa phương thực hiện các kế hoạch chi viện miền nam.

Trên đây là nội dung tham khảo Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 241 NQ/TW thành lập Hội đồng chi viện miền Nam ở Trung ương do ai làm Chủ tịch.

Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 241 NQ/TW thành lập Hội đồng chi viện miền Nam ở Trung ương do ai làm Chủ tịch?

Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 241 NQ/TW thành lập Hội đồng chi viện miền Nam ở Trung ương do ai làm Chủ tịch? (Hình từ Internet)

Quan điểm dân tộc, nhân văn trong môn Lịch sử như thế nào?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT chương trình môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức đúng về những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và những giá trị phổ quát của công dân toàn cầu. Cụ thể:

- Chương trình giúp học sinh có nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, vị thế của quốc gia - dân tộc trong khu vực và trên thế giới trong các thời kì lịch sử, hướng tới xây dựng lòng tự hào dân tộc chân chính, nhận thức được thế mạnh và cả những hạn chế trong di tồn lịch sử của dân tộc;

- Chương trình giúp học sinh hình thành, phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, chống các định kiến, kì thị về xã hội, văn hoá, sắc tộc, tôn giáo; hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng sự khác biệt và bình đẳng giữa các dân tộc, các cộng đồng người, các giới và nhóm xã hội; hướng tới hoà bình, hoà giải, hoà hợp và hợp tác;

- Chương trình giúp học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường, hướng tới phát triển bền vững và đấu tranh vì thế giới hoà bình, xã hội tiến bộ, minh bạch, công bằng, văn minh.

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh môn Lịch sử thế nào?

Căn cứ Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, đánh giá kết quả giáo dục học sinh môn Lịch sử Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là xác định mức độ đáp ứng của học sinh đối với yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực lịch sử ở từng chủ đề, từng lớp học, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy - học nhằm đạt được mục tiêu của chương trình.

Hoạt động đánh giá phải khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề lịch sử của học sinh; giúp học sinh có thêm sự tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.

Nội dung đánh giá cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử đã học trong những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử, thuộc lòng và ghi nhớ máy móc làm trọng tâm.

Thông qua đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về lịch sử, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giáo dục lịch sử.

Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận.

Cùng chủ đề
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;