Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc đóng vào đầu năm học không?

Phụ huynh có bắt buộc phải đóng bảo hiểm tai nạn học sinh vào đầu năm học không?

Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc đóng vào đầu năm học không?

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP) quy định học sinh thuộc nhóm đối tượng được Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.

Theo đó, tại điểm a khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP) quy định phương thức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh như sau:

Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

Như vậy, học sinh là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.

Từ đó có thể thấy rằng bảo hiểm tai nạn học sinh (là một trong những loại bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm tự nguyện dành cho học sinh.

Căn cứ theo khoản 15 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.

Có thể hiểu bảo hiểm tai nạn học sinh thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khoẻ con người. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe bao gồm: Bảo hiểm sức khỏe, thân thể; Bảo hiểm chi phí y tế.

Như vậy, bảo hiểm tai nạn học sinh là bảo hiểm tự nguyện vì vậy không bắt buộc đóng vào đầu năm học.

Tuy nhiên nếu để tốt hơn cho con trẻ khi đến trường thì quý phụ huynh cũng cần phải đóng.

Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc đóng vào đầu năm học không?

Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc đóng vào đầu năm học không? (Hình từ Internet)

Quyền lợi của bên mua bảo hiểm tai nạn học sinh ra sao?

Căn cứ theo Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:

- Bản thân bên mua bảo hiểm;

- Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;

- Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;

- Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;

- Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.

Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Bảo hiểm tai nạn học sinh có nội dung như thế nào?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

- Đối tượng bảo hiểm;

- Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

- Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

Nội dung hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe được hướng dẫn chi tiết tại Chương 3 Thông tư 67/2023/TT-BTC như sau:

(1) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

...

(2) Số tiền bảo hiểm

- Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

...

(3) Quyền lợi bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm

- Quyền lợi bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm và các điều khoản loại trừ phải được thể hiện rõ trong quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bảo hiểm có điều kiện (cung cấp bảo hiểm trong trường hợp điều kiện tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm dưới chuẩn theo quy định của doanh nghiệp bảo hiểm) thì nội dung này cần được thể hiện rõ tại hợp đồng bảo hiểm.

...

(4) Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm

...

(5) Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe

...

(6) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

...

(7) Thời hạn bảo hiểm

- Thời hạn bảo hiểm được tính từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bắt đầu nhận bảo hiểm đến khi kết thúc bảo hiểm. Thời hạn bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

- Đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí phải thể hiện rõ thời hạn đóng phí tích lũy và thời gian nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí.

(8) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm

...

(9) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm

...

(10) Trả tiền bảo hiểm

...

(11) Phương thức giải quyết tranh chấp

...

>>> Xem đầy đủ nội dung tại Chương 3 Thông tư 67/2023/TT-BTC (từ Điều 9 đến Điều 19)

Bảo hiểm tai nạn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm tai nạn học sinh có bắt buộc đóng vào đầu năm học không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 810
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;