Bằng Ielts bao nhiêu điểm thì được học lên trình độ tiến sĩ?

Theo quy định hiện nay thì nếu học tiến sĩ phải có chứng chỉ Ielts bao nhiêu chấm thì đủ chuẩn?

Bằng Ielts bao nhiêu điểm thì được học lên tiến sĩ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT thì người dự tuyển nghiên cứu sinh là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài; (1)

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; (2)

- Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.

Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT như sau:

Theo đó, nếu như người dự tuyển nghiên cứu sinh là công dân Việt Nam không có một trong các văn bằng tại (1) và (2) thì phải có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT.

Theo đó, đối với người dự tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ có chứng chỉ Ielts thì phải có điểm từ 5.5 trở lên.

Như vậy, người dự tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ trong trường hợp có bằng Ielts thì phải có điểm từ 5.5 trở lên và đồng thời đáp ứng các điều kiện theo quy định thì được học lên tiến sĩ. Trường hợp không có chứng chỉ Ielts thì có thể thay thế bằng chứng chỉ TOEFL iBT từ 46 điểm trở lên hoặc chứng chỉ Cambridge B2 First/B2 Business Vantage/ Linguaskill với thang điểm từ 160 trở lên.

Bằng Ielts bao nhiêu điểm thì được học lên tiến sĩ?

Bằng Ielts bao nhiêu điểm thì được học lên trình độ tiến sĩ? (Hình từ Internet)

Quy định về thời gian và hình thức đào tạo trình độ tiến sĩ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT thì thời gian và hình thức đào tạo trình độ tiến sĩ như sau:

- Thời gian đào tạo tiêu chuẩn của trình độ tiến sĩ từ 03 năm (36 tháng) đến 04 năm (48 tháng) do cơ sở đào tạo quyết định, bảo đảm phần lớn nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian này; mỗi nghiên cứu sinh có một kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nằm trong khung thời gian đào tạo tiêu chuẩn phê duyệt kèm theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

- Nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 01 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm hoàn thành các thủ tục trình luận án cho cơ sở đào tạo, trước khi thực hiện quy trình phản biện độc lập và thành lập Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo.

- Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức chính quy; nghiên cứu sinh phải dành đủ thời học tập, nghiên cứu tại cơ sở đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt; trong đó khi đăng ký đủ 30 tín chỉ trong một năm học được xác định là tập trung toàn thời gian.

Nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT thì nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ khi đáp ứng những yêu cầu sau:

- Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo đồng ý thông qua;

- Nghiên cứu sinh đã nộp cho cơ sở đào tạo (cả bản in và bản điện tử) luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, xác nhận của người hướng dẫn; xác nhận Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án sau khi đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án (nếu có);

- Nghiên cứu sinh đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam (cả bản điện tử và bản in) tóm tắt luận án và toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của cơ sở đào tạo.

Nghiên cứu sinh có quyền và trách nhiệm gì?

Căn cứ tại Điều 12 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT thì nghiên cứu sinh có các quyền và trách nhiệm sau:

- Thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 và Điều 61 Luật Giáo dục đại học 2012.

- Xây dựng và đề xuất kế hoạch học tập, nghiên cứu chi tiết từng năm trên cơ sở kế hoạch toàn khóa đã được phê duyệt tại quyết định công nhận nghiên cứu sinh, trong đó có kế hoạch làm việc và báo cáo với người hướng dẫn;

Thực hiện kế hoạch đã được người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn thông qua; định kỳ 06 tháng báo cáo tiến độ và kết quả học tập, nghiên cứu cho đơn vị chuyên môn; đề xuất với người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn về những thay đổi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

- Tham gia sinh hoạt khoa học tại đơn vị chuyên môn như một giảng viên trợ giảng, nghiên cứu viên cơ hữu; tham gia thực hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu theo phân công của người hướng dẫn.

- Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật, bảo đảm kết quả công bố xuất phát từ nghiên cứu của cá nhân với sự hỗ trợ của người hướng dẫn; ghi nhận và trích dẫn đầy đủ sự tham gia của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức khác (nếu có).

- Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy chế của cơ sở đào tạo.

Trình độ tiến sĩ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian đào tạo chuẩn của trình độ tiến sĩ tối thiểu là mấy năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bằng Ielts bao nhiêu điểm thì được học lên trình độ tiến sĩ?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;