Bảng đổi đơn vị đo độ dài? Nhận biết được đơn vị đo độ dài học sinh lớp mấy được học?

Các bạn học sinh tham khảo bảng đổi đơn vị đo độ dài? Nhận biết được đơn vị đo độ dài học sinh lớp mấy được học?

Bảng đổi đơn vị đo độ dài?

Các đơn vị đo độ dài bao gồm: Ki-lô-mét (km), Héc-tô-mét (hm), Đề-ca-mét (dam), Mét (m), Đề-xi-mét (dm), xen-ti-mét (cm), Mi-li-mét (mm).

| 1 km = 10 hm 1 = 1000m | 1 hm = 10 dam = 100m | 1 dam = 10m | 1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm | 1 dm = 10 cm = 100 mm | 1 cm = 10 mm | 1 mm |

*Cách đọc và sử dụng bảng:

Mỗi ô: Mỗi ô trong bảng thể hiện mối quan hệ giữa hai đơn vị đo. Ví dụ: 1 km = 10 hm có nghĩa là 1 ki-lô-mét bằng 10 héc-tô-mét.

Quy đổi lên: Khi chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ hơn, ta nhân với 10 hoặc bội số của 10. Ví dụ: Để đổi 2 km ra mét, ta lấy 2 x 1000 = 2000 m.

Quy đổi xuống: Khi chuyển đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn hơn, ta chia cho 10 hoặc bội số của 10. Ví dụ: Để đổi 500 cm ra mét, ta lấy 500 : 100 = 5 m.

Ví dụ:

Đổi 3 km ra mét: 3 km = 3 x 1000 m = 3000 m

Đổi 25 cm ra dm: 25 cm = 25 : 10 dm = 2,5 dm

Đổi 1,5 m ra mm: 1,5 m = 1,5 x 1000 mm = 1500 mm

Bảng do độ dài

*Lưu ý: Thông tin về Bảng đổi đơn vị đo độ dài chỉ mang tính chất tham khảo chỉ mang tính chất tham khảo./.

Bảng đổi đơn vị đo độ dài? Nhận biết được đơn vị đo độ dài học sinh lớp mấy được học?

Bảng đổi đơn vị đo độ dài? Nhận biết được đơn vị đo độ dài học sinh lớp mấy được học? (Hình từ Internet)

Nhận biết được đơn vị đo độ dài học sinh lớp mấy được học?

Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung cần đạt đối với chương trình môn Toán lớp 1 như sau:

*Đo lường

Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng:

- Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”.

- Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti-mét); đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100cm.

- Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ.

- Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ.

Thực hành đo đại lượng:

- Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự quy ước (gang tay, bước chân,...).

- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm.

- Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.

- Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày).

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì các em học sinh lớp 1 đã được nhận biết được đơn vị đo độ dài trong chương trình môn Toán cần đạt lớp 1.

3 mục tiêu chương trình giáo dục môn Toán Lớp 5 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT 3 mục tiêu chương trình giáo dục môn Toán Lớp 5 gồm có:

[1] Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt:

- Thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản;

- Lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề;

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản;

- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

[2] Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:

- Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.

- Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).

- Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.

[3] Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

Xây dựng chương trình dạy học môn Toán lớp 5 cần phải đảm bảo như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

Chương trình môn Toán quán triệt các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể;

Kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành và các chương trình trước đó, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.

Đồng thời, chương trình môn Toán nhấn mạnh một số quan điểm sau:

- Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại

Chương trình môn Toán bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại thể hiện ở việc phản ánh những nội dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu hiểu biết thế giới cũng như hứng thú, sở thích của người học, phù hợp với cách tiếp cận của thế giới ngày nay. Chương trình quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”, ai cũng học được Toán nhưng mỗi người có thể học Toán theo cách phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân.

Chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng, gắn kết với thực tiễn hay các môn học, hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn học nhằm thực hiện giáo dục STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...).

Điều này còn được thể hiện qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học với nhiều hình thức như: thực hiện những đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là những đề tài và dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn.

Tổ chức trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán,... tạo cơ hội giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo.

Môn Toán Lớp 5
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật là gì? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh tiểu học có cần ứng dụng công nghệ thông tin không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng đổi đơn vị đo độ dài? Nhận biết được đơn vị đo độ dài học sinh lớp mấy được học?
Cách tính diện tích hình tam giác vuông cấp tiểu học? Những yêu cầu cần đạt phần hình học môn toán cấp tiểu học quy định ra sao?
Cách tính diện tích hình tam giác vuông cấp tiểu học? Những yêu cầu cần đạt phần hình học môn toán cấp tiểu học quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức Delta là gì trong môn Toán học? Môn Toán ở cấp tiểu học phần hình học cần đạt yêu cầu ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính phần trăm là gì? Tính phần trăm học sinh được bắt đầu học ở môn Toán lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức Delta phẩy là gì? Môn Toán ở cấp tiểu học có các mục tiêu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính thời gian là gì? Chương trình môn Toán lớp mấy thì học sinh được học công thức tính thời gian?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính chu vi hình vuông ra sao? Môn Toán nhằm giúp học sinh tiểu học đạt các mục tiêu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Định lý Pytago là gì? Môn Toán lớp 5 cấp tiểu học cần có thiết bị dạy học tối thiểu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính diện tích hình thang là gì? Công thức tính diện tích hình thang học ở môn Toán lớp mấy?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 112
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;