06:35 | 14/08/2024

Bài thu hoạch chính trị hè liên hệ bản thân 2024?

Tham khảo mẫu bài thu hoạch chính trị hè liên hệ bản thân dành cho giáo viên các cấp mới nhất?

Bài thu hoạch chính trị hè liên hệ bản thân 2024?

Mẫu bài thu hoạch chính trị hè về liên hệ bản thân 2024 đối với "cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" giáo viên có thể tham khảo mẫu dưới đây:

PHẦN 1: Đặt vấn đề

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động như thế nào đối với ngành giáo dục? Ngành giáo dục cần làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

PHẦN 2: Cụ thể hóa vấn đề

1. Ý nghĩa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên thế giới đang diễn ra tại nhiều nước phát triển.

Đây là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau với nền tảng là các đột phá của công nghệ số.

Trung tâm của cuộc cách mạng 4.0 là công nghệ thông tin và internet kết nối vạn vật (IoT), không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là con người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau.

Cuộc cách mạng 4.0 là sự gắn kết giữa các nền công nghệ, làm xóa đi ranh giới giữa thế giới vật thể, thế giới số hóa và thế giới sinh học. Đó là các công nghệ internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, người máy, xe tự lái, in ba chiều, máy tính siêu thông minh, công xưởng thông minh, công nghệ nano, công nghệ sinh học.

2. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành giáo dục

- Tạo ra nhu cầu đào tạo cao cho các cơ sở giáo dục.

- Theo mục tiêu của Chính phủ, năm 2024, nước ta sẽ có khoảng 1.000.000 doanh nghiệp, tức là cũng cần một triệu cán bộ công nghệ thông tin.

- Làm thay đổi mọi hoạt động trong các cơ sở đào tạo.

- Những lớp học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo có tính mô phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua những nền tảng như Facebook, YouTube, Grab, Uber... sẽ trở thành xu thế phát triển trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong thời gian tới.

- Các cơ sở giáo dục sẽ phải chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần”, những nội dung của các môn cơ bản sẽ phải được rút ngắn và thay thế vào đó là những nội dung cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, của nền kinh tế nói chung và đảm bảo để người học thực hiện được phương châm “học tập suốt đời”.

- Kinh phí hạn hẹp cũng là một trong những điểm yếu khiến các ứng dụng khoa học công nghệ chưa phát triển trong trường học.

PHẦN 3: Liên hệ bản thân và nhà trường

*Nhà trường

- Cần đổi mới phương thức đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy và học, nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học...

- Không ngừng tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn giỏi và có tư cách đạo đức tốt.

- Song hành đề xuất cải cách chế độ tiền lương, thực hiện tốt chế độ thâm niên (cho GV và CBQLGD và GV đã nghỉ hưu các thời kỳ), thiết thực chăm lo nâng cao đời sống cho họ.

- Cần sự kết hợp 3 “nhà”: Nhà trường – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực phục vụ CMCN 4.0

- Học tập, kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học ở nước ngoài, trong việc xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo gắn rất chặt với doanh nghiệp.

- Hoạt động của trung tâm đổi mới sáng tạo ở trường phải thiết thực và đi cùng với nhịp thở cuộc sống, thoát ly lý thuyết thuần tuý.

*Đối với giáo viên - liên hệ bản thân

- Cần tự thân trau dồi kiến thức, cập nhật xu hướng 4.0

- Học thêm những công nghệ ứng dụng vào việc dạy.

- Tự chuyển đổi hóa công nghệ 4.0 vào những công việc có thể làm.

- Đề xuất với nhà trường những phương án dạy học hiện đại.

*Lưu ý: bài thu hoạch chính trị hè liên hệ bản thân 2024 chỉ mang tính chất tham khảo./.

>>> Xem thêm Bài thu hoạch chính trị hè 2024 giáo viên tiểu học.

>>> Xem thêm Bài thu hoạch chính trị hè về Đại hội 13 mới nhất.

>>> Xem thêm Giáo viên mầm non không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?

Bài thu hoạch chính trị hè liên hệ bản thân 2024?

Bài thu hoạch chính trị hè liên hệ bản thân 2024? (Hình từ Internet)

Trong công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thì các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT như sau:

- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục:

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ: Ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức kiểm tra công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý trên phạm vi toàn quốc; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý;

+ Thực hiện các công việc khác liên quan được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công.

- Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và các đơn vị chức năng thuộc Bộ có liên quan thanh tra hoạt động BDTX.

- Các đơn vị khác thuộc Bộ: Phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động BDTX.

Trong công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thì sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm gì?

Căn cứ quy định tại Điều 15 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT như sau:

- Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 13 của Quy chế này.

- Chỉ đạo, kiểm tra công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.

- Chủ trì, quyết định lựa chọn cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ BDTX cho giáo viên, cán bộ quản lý theo thẩm quyền và theo quy định tại Quy chế này.

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nguồn kinh phí BDTX và các điều kiện liên quan phục vụ công tác BDTX theo quy định. Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm, từ kinh phí hỗ trợ của các chương trình, dự án hoặc từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Báo cáo công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) vào tháng 6 hằng năm (ngay sau khi năm học kết thúc) và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

>>> Xem thêm Bài thu hoạch chính trị hè liên hệ bản thân 2024?

>>> Xem thêm Bài thu hoạch chính trị hè 2024 giáo viên tiểu học?

>>> Xem thêm Bài thu hoạch chính trị hè về Đại hội 13 mới nhất?

>>> Xem thêm Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 quy định 144 Bộ Chính Trị?

Bài thu hoạch chính trị hè
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch chính trị hè 2024 liên hệ bản thân về chống lại các thế lực chống phá trong môi trường giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 quy định 144 Bộ Chính Trị?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch chính trị hè 2024 theo Nghị Quyết 35?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch Chính trị hè 2024 về xây dựng Không gian văn hóa mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài thu hoạch chính trị hè liên hệ bản thân 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chuyên đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 chủ đề làm theo lời Bác và ý chí tự lực tự cường?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè về vấn đề tham nhũng, tiêu cực trong giáo dục 2024?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 11401
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;