Anilin có công thức hóa học là gì? Viết được công thức hóa học có phải là biểu hiện năng lực hóa học hay không?
Anilin có công thức hóa học là gì?
Anilin có công thức hóa học là:
C₆H₅NH₂.
Anilin là một hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng amin thơm, với nhóm amino (-NH₂) liên kết trực tiếp với vòng benzen.
*Tên gọi khác: Phenylamin, benzenamin.
Tính chất vật lý: Chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng, ít tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
Tính chất hóa học: Anilin thể hiện cả tính bazơ yếu (do cặp electron chưa chia đôi trên nguyên tử N) và tính thơm của vòng benzen. Nó tham gia vào nhiều phản ứng hóa học quan trọng, như phản ứng thế vào vòng benzen, phản ứng tạo muối, phản ứng trùng hợp, v.v.
Ứng dụng: Anilin được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa chất để sản xuất thuốc nhuộm, dược phẩm, chất chống oxy hóa, chất ổn định cao su,...
*Lưu ý: Thông tin về Anilin có công thức hóa học là gì chỉ mang tính chất tham khảo./.
Anilin có công thức hóa học là gì? Viết được công thức hóa học có phải là biểu hiện năng lực hóa học hay không? (Hình từ Internet)
Viết được công thức hóa học có phải là biểu hiện năng lực hóa học hay không?
Căn cứ theo Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn khoa học tư nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì có quy định về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù như sau:
Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể:
- Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình hoá học.
- Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học.
- Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng.
- So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau.
- Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định.
- Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo - tính chất, nguyên nhân - kết quả,...).
- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.
- Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề.
Như vậy, có thể thấy rằng viết được công thức hóa học là một trong những biểu hiện năng lực hóa học.
4 quan điểm khi xây dựng chương trình môn Hóa học là gì?
Căn cứ theo Mục 2 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì 4 Quan điểm khi xây dựng chương trình môn Hóa học THPT như sau:
Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh các quan điểm sau:
[1] Bảo đảm tính kế thừa và phát triển
+ Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội Việt Nam.
+ Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Ở cấp trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, học sinh mới làm quen với một số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan. Ở cấp trung học phổ thông, môn Hoá học chú trọng trang bị cho học sinh các kiến thức cơ sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp chất để học sinh giải thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ cần thiết.
[2] Bảo đảm tính thực tiễn
Chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
[3] Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp
Chương trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi và các chuyên đề học tập, giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề nghiệp.
[4] Phát huy tính tích cực của học sinh
Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
- Top mẫu dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch chi tiết nhất? Yêu cầu về đánh giá bằng hình thức nhận xét đối với học sinh lớp 9 ra sao?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong câu chuyện đó lớp 5? Học sinh lớp 5 được đánh giá thường xuyên thế nào?
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?