Ai quyết định giải thể trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài?
Thủ tục giải thể trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài được quy định thế nào?
Việc giải thể cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thể, chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
...
4. Thủ tục thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
a) Đối với hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Đối với hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến sở giáo dục và đào tạo;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
...
Như vậy, thủ tục giải thể trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm các bước sau:
Bước 1: Trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
Ai quyết định giải thể trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài? (Hình từ Internet)
Ai quyết định giải thể trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP có quy định về việc giải thể, chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Giải thể, chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
1. Người có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định giải thể cơ sở giáo dục đó. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của cơ sở đó.
...
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 40 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cho phép thành lập như sau:
Thẩm quyền cho phép thành lập
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông, trừ cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, người có thẩm quyền cho phép hoạt động đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của cơ sở đó.
Như vậy, đối chiếu quy định thì đồng nghĩa rằng Thủ tướng Chính phủ là người ra quyết định thành lập cũng chính là người có thẩm quyền quyết định giải thể trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
5 trường hợp trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, thì 5 trường hợp trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài bị giải thể gồm:
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài;
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật hoặc các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;
- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định cho phép hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt sau thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
- Truyenthonghocsinhsinhvientphcm com Link vào đăng ký Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Chính thức có Thông tư 14/2024/TT-BLĐTBXH quy đinh tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp?
- Tổng hợp đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án? Có mấy phương pháp đánh giá học sinh lớp 5?
- Mẫu nghị luận về hòa nhập chứ không hòa tan? Đánh giá bằng nhận xét đối với học sinh trung học cơ sở do ai thực hiện?
- Mẫu đoạn văn: Nước Đại Việt ta là một quốc gia như thế nào? Kiểm tra lại các môn học trong kì nghỉ hè của học sinh lớp 8 như thế nào?
- Đề thi vào lớp 10 2025 2026 tỉnh Vĩnh Phúc, tham khảo? Quy trình tuyển sinh vào lớp 10 thế nào?
- Mẫu báo cáo dự kiến tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2025 2026 của Sở Giáo dục TPHCM?
- Điển tích điển cố là gì? Đặc điểm và tác dụng của điển tích điển cố? Những kiến thức văn học mà học sinh lớp 9 được học là gì?
- 05 trường hợp được tuyển thẳng vào lớp 10 từ năm 2025?
- Từ 2025 môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10 do các tỉnh thành phố tự lựa chọn?