Ai có thẩm quyền công nhận bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học?
Ai có thẩm quyền công nhận bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT quy định về thẩm quyền công nhận văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp như sau:
Thẩm quyền công nhận văn bằng
1. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Như vậy, thẩm quyền công nhận bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp là Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ai có thẩm quyền công nhận bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học? (Hình từ Internet)
Thủ tục công nhận bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 02/11/2024 thì thủ tục công nhận bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học như sau:
Bước 1: Cung cấp các thông tin về văn bằng và tải hồ sơ lên Cổng dịch vụ công trực tuyến
Người đề nghị công nhận văn bằng cung cấp các thông tin về văn bằng và tải hồ sơ lên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo và thực hiện thanh toán lệ phí theo quy định.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao văn bằng hoặc bản sao từ sổ gốc cấp văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt;
- Bản sao phụ lục văn bằng hoặc bảng kết quả học tập kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt;
- Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp (nếu có);
- Minh chứng thời gian học ở nước ngoài (nếu có): Quyết định cử đi học và tiếp nhận của đơn vị quản lý lao động; hộ chiếu, các trang thị thực có visa, dấu xuất nhập cảnh phù hợp với thời gian du học hoặc giấy tờ minh chứng khác;
- Văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu đơn vị xác thực yêu cầu).
* Việc tải hồ sơ lên Cổng dịch vụ công trực tuyến như sau:
- Trường hợp người đề nghị công nhận văn bằng có thông tin, minh chứng để xác thực trực tiếp từ cơ sở giáo dục cấp bằng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác thực thì cung cấp thông tin, minh chứng để xác thực trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng đồng thời tải lên cổng dịch vụ công trực tuyến:
+ Bản quét (scan) các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT) (không cần chứng thực bản sao điện tử từ bản chính);
+ Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính các thành phần hồ sơ quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT);
- Trường hợp người đề nghị công nhận văn bằng không có thông tin, minh chứng để xác thực trực tiếp thì thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính các hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT), kèm theo văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu đơn vị xác thực yêu cầu) và tải lên cổng dịch vụ công trực tuyến;
- Trường hợp không tải hồ sơ lên cổng dịch vụ công trực tuyến, người đề nghị công nhận văn bằng nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng các hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BGDĐT).
Bước 2: Trả kết quả công nhận văn bằng
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị công nhận văn bằng.
Trường hợp cần xác minh thông tin về văn bằng từ cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc đơn vị xác thực nước ngoài, thời hạn trả kết quả công nhận văn bằng không vượt quá 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công nhận văn bằng.
Bằng thạc sĩ nào do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học không phải làm thủ tục công nhận văn bằng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT thì bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được công nhận để sử dụng tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng gồm:
- Bằng thạc sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố;
- Bằng thạc sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học bằng ngân sách Nhà nước;
- Bằng thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ thời điểm Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực.
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Công thức hóa học của rượu là gì? Học sinh sử dụng rượu có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Công thức Heron là gì? Quy định độ tuổi học sinh THPT?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?