Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục?

Chủ thể nào hiện nay có thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục? Trường trung học phổ thông tư thục được nhà nước ưu đãi những gì?

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục?

Theo điểm c khoản 1 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Bên cạnh đó, trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường;

Tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

Thủ tục thành lập trường trung học công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở); Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông).
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình về việc thành lập trường;
b) Đề án thành lập trường;
...

Như vậy, hiện nay Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là người có thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục và trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.

Bên cạnh đó, hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục bao gồm:

- Tờ trình về việc thành lập trường;

- Đề án thành lập trường;

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục?

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục? (Hình từ Internet)

Nhà nước có chính sách ưu đãi nào đối với trường trung học phổ thông tư thục?

Tại Điều 103 Luật Giáo dục 2019 có quy định chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục như sau:

Chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục
1. Trường dân lập, trường tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng; được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học quy định tại Điều 85 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, trường trung học phổ thông tư thục được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng.

Hội đồng trường trung học phổ thông tư thục bao gồm những ai?

Tại khoản 2 Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về Hội đồng trường trung học phổ thông tư thục như sau:

Hội đồng trường
...
2. Hội đồng trường của trường trung học tư thục:
a) Hội đồng trường của trường trung học tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư.
b) Thành phần của hội đồng trường gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.
Thành phần của hội đồng trường của trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; thành viên bầu là đại diện giáo viên, nhân viên do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu. Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập và hoạt động của hội đồng trường đối với trường trung học tư thục được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Như vậy, Hội đồng trường trung học phổ thông tư thục bao gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.

Đối với trường trung học phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận hội đồng trường gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường.

- Thành viên trong trường gồm: Các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Thành viên bầu là đại diện giáo viên, nhân viên do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.

- Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.

Trường trung học phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên ban kiểm soát không được đồng thời là chủ tịch công đoàn trong trường phổ thông tư thục?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học phổ thông có quy mô bao nhiêu lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nội quy lớp học trường trung học phổ thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản của trường trung học phổ thông chuyên có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Một tỉnh có bao nhiêu trường trung học phổ thông chuyên?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức thiết bị thí nghiệm trường THPT công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách trường THPT công lập tại Tp HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 100

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;