Ai có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài?

Thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài thuộc về ai?

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài?

Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

Thẩm quyền cho phép thành lập
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông, trừ cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

- Đối với thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài: thẩm quyền cho phép thành lập là Thủ tướng Chính phủ;

- Đối với thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị: thẩm quyền cho phép thành lập là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Đối với thành lập sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông, trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị: thẩm quyền cho phép thành lập là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài?

Ai có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài? (Hình từ Internet)

Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ra sao?

Căn cứ tại Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị của cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

(1). Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:

- Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;

- Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn;

- Có văn phòng của ban giám đốc, lãnh đạo, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác.

(2). Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

- Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lóp, số trẻ với bình quân ít nhất 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;

- Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng chăm sóc và giáo dục trẻ;

- Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

- Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;

- Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;

- Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định 86/2018/NĐ-CP;

- Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.

(3). Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

- Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;

- Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;

- Có văn phòng nhà trường, ban giám hiệu, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;

- Có phòng học bộ môn (đối với trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập, phòng y tế học đường. Có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;

- Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, bảo đảm các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 29 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

(4). Đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

- Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;

- Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;

- Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;

- Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;

- Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;

- Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;

- Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

(5). Thuê cơ sở vật chất:

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm và phải bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

Điều kiện cho phép cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động giáo dục là gì?

Căn cứ tại Điều 45 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì điều kiện cho phép cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động giáo dục như sau:

- Có quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

- Có vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo đáp ứng quy định tại các Điều 35, 36, 37 và 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài cần những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở vật chất, thiết bị của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là bao lâu?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;