Ai có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học?
Ai có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục để trường tiểu học hoạt động giáo dục
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện hoạt động của trường tiểu học. Nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Theo đó, người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục để trường tiểu học là Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý: trong quá trình cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện hoạt động của trường tiểu học.
Nếu đủ điều kiện, sau cùng trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ là người quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục.
Trưởng tiểu học cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định thì mới được cho phép hoạt động giáo dục.
Ai có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học? (Hình từ Internet)
Trường tiểu học được phép hoạt động giáo dục không thực hiện hoạt động giáo dục có bị giải thể không?
Tại Điều 20 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học như sau:
Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học
1. Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 của Nghị định này và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 của Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
...
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về giải thể trường tiểu học như sau:
Giải thể trường tiểu học
1. Trường tiểu học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường tiểu học;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học.
...
Theo đó, trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục nếu trường tiểu học không triển khai hoạt động giáo dục thì trường tiểu học đó sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
Nếu hết thời hạn bị đình chỉ trường tiểu học vẫn không triển khai hoạt động giáo dục thì trường tiểu học mới bị giải thể.
Thủ tục giải thể trường tiểu học không thực hiện hoạt động giáo dục thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, trình tự thủ tục giải thể trường tiểu học hiện nay như sau:
Bước 1: Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP hoặc xem xét đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học; báo cáo bằng văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể;
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giải thể trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?