5 tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên đối với phát triển chuyên môn, nghiệp vụ ra sao?
5 tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên đối với phát triển chuyên môn, nghiệp vụ ra sao?
Căn cứ Điều 5 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có nội dung bị ngưng hiệu lực bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT quy định 05 tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên đối với phát triển chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Phát triển chuyên môn bản thân
+ Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
+ Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
+ Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
- Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
+ Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
+ Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
+ Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;
+ Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
- Tư vấn và hỗ trợ học sinh
+ Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
+ Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
+ Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
5 tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên đối với phát triển chuyên môn, nghiệp vụ ra sao? (Hình từ Internet)
Nội dung mô đun về phát triển chuyên môn bản thân cho giáo viên hằng năm thế nào?
Theo Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, nội dung mô đun về phát triển chuyên môn bản thân cho giáo viên hằng năm như sau:
- Tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của bản thân.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để phát triển chuyên môn của bản thân.
- Nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Thời gian thực hiện: 40 tiết học (16 tiết lý thuyết, 24 tiết thực hành)
Yêu cầu cần đạt của mô đun về phát triển chuyên môn bản thân cho giáo viên hằng năm là gì?
Theo Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt của mô đun về phát triển chuyên môn bản thân cho giáo viên hằng năm như sau:
- Phân tích được tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
- Vận dụng được nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân trong hoạt động dạy học và giáo dục đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với giáo viên từng cấp học, vùng, miền.
(Yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn; Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; Lựa chọn và sử dụng học liệu dạy học; Phát triển chuyên môn giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông thông qua kết nối, chia sẻ tri thức trong cộng đồng học tập;....);
- Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lưu ý: Tùy theo nhu cầu cá nhân trong từng năm, giáo viên có thể tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng. Việc triển khai thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đóng vai người lính kể về bài thơ Đồng Chí ngắn nhất? Những kiến thức văn học nào có trong môn Ngữ văn lớp 9?
- Từ 2025, bổ sung trường hợp miễn thi môn Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT?
- Mẫu viết đoạn văn thể hiện tình cảm về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình? Học sinh lớp 5 trong trường học phải ứng xử như thế nào?
- Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á lớp 11? Yêu cầu cần đạt trong nội dung khu vực Tây Nam Á của học sinh lớp 11?
- Những mẫu bài văn nghị luận lớp 7 học kì 1? Nội dung kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7?
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên? 5 nhiệm vụ dành cho học sinh lớp 10 năm học mới 2024 2025?
- Mẫu Thuyết minh về cây lúa nước ngắn gọn? Học sinh lớp 9 có thành tích học tập xuất sắc thì có được nhận giấy khen không?
- Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 8 năm 2024 2025 chi tiết nhất? 05 phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 3?
- Mẫu Viết báo cáo về Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều - Nguyễn Du? Nội dung chuyên đề văn học trung đại lớp 11?
- Top 5 đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình lớp 5? Đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5 theo bao nhiêu mức?