5 giai đoạn biên soạn chương trình giáo dục mầm non được quy định như thế nào?

Chương trình giáo dục mầm non sẽ được biên qua 5 giai đoạn vậy thì 5 giai đoạn đó là như thế nào?

5 giai đoạn biên soạn chương trình giáo dục mầm non được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) được quy định tại Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT.

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT, thì 5 giai đoạn biên chương trình giáo dục mầm non sẽ thực hiện lần lượt theo thứ tự sau đây:

Giai đoạn 1. Đánh giá chương trình giáo dục mầm non hiện hành.

Giai đoạn 2. Định hướng biên soạn chương trình giáo dục mầm non.

Giai đoạn 3. Biên soạn dự thảo chương trình giáo dục mầm non.

Giai đoạn 4. Thử nghiệm và điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non.

Giai đoạn 5. Thẩm định và ban hành chương trình giáo dục mầm non.

5 giai đoạn biên soạn chương trình giáo dục mầm non được quy định như thế nào?

5 giai đoạn biên soạn chương trình giáo dục mầm non được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu nào phải có biên soạn chương trình giáo dục mầm non?

Căn cứ tại Điều 25 Luật Giáo dục 2019, thì Chương trình giáo dục mầm non phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

Yêu cầu (1) Thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non;

Yêu cầu (2) Quy định yêu cầu cần đạt ở mỗi độ tuổi, các hoạt động giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, đánh giá sự phát triển của trẻ em;

Yêu cầu (3) Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục mầm non.

Bên cạnh đó, Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục mầm non.

Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.

Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở giáo dục mầm non.

Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục mầm non sau khi được thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục mầm non; quy định tiêu chuẩn và việc lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục mầm non.

Như vậy, khi biên soạn chương trình giáo dục mầm non phải đảm bảo được 3 yêu cầu trên.

Đồng thời việc biên soạn chương trình giáo dục mầm non ngoài đảm bảo yêu cầu thì còn phải đảm bảo nguyên tắc biên soạn chương trình giáo dục mầm non theo Điều 3 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT cụ thể như sau:

- Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; đảm bảo tính đồng bộ giữa việc ban hành chương trình và các quy định liên quan.

- Đảm bảo tính chính xác khoa học; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; thống nhất thực hiện trong toàn quốc, đồng thời đảm bảo được phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục mầm non, địa phương và vùng miền.

- Đảm bảo tính đồng tâm phát triển, liên thông giữa các lứa tuổi, các lĩnh vực phát triển và liên thông với chương trình giáo dục phổ thông.

- Kế thừa ưu điểm của chương trình hiện hành, đồng thời tham khảo tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tiêu chuẩn chương trình giáo dục mầm non như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT , quy định về các tiêu chuẩn chương trình giáo dục mầm non bao gồm:

(1) Quan điểm biên soạn chương trình giáo dục mầm non thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục 2019, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới chương trình giáo dục mầm non.

(2) Mục tiêu chương trình giáo dục mầm non phải đảm bảo phát triển toàn diện trẻ em mầm non về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

(3) Nội dung chương trình giáo dục mầm non vừa đảm bảo tính cốt lõi, áp dụng đối với mọi trẻ em, đồng thời tạo cơ hội để trẻ em được tiếp cận với những nội dung giáo dục đáp ứng sự đa dạng của nhu cầu giáo dục, phù hợp với điều kiện và sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục; đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non; không có định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tuổi, địa vị xã hội; bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em.

(4) Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục ở nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, giao lưu cảm xúc với người lớn; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý; ở mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em,

(5) Yêu cầu cần đạt của trẻ em cuối mỗi độ tuổi phải cụ thể hóa được mục tiêu chương trình, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ em.

(6) Thời lượng của chương trình giáo dục mầm non được thiết kế phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

(7) Chương trình giáo dục mầm non phải có định hướng về các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục và đánh giá sự phát triển của trẻ em.

(8) Chương trình giáo dục mầm non phải có yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình của cơ sở giáo dục mầm non, gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ chơi học liệu, đồ dùng, tài liệu; phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình và cộng đồng.

(9) Có quy định về phát triển chương trình giáo dục nhà trường gắn với văn hóa, điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương.

(10) Các thuật ngữ chính (nếu có) được giải thích; thể thức, kỹ thuật trình bày bảo đảm quy định hiện hành.

Như vậy, chương trình giáo dục mầm non phải đảm bảo (10) tiêu chuẩn trên.

Giáo dục mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục mầm non có những yêu cầu gì? 
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục mầm non có được thống nhất trong cả nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục mầm non do cơ quan nào ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp giáo dục mầm non là như thế nào? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên soạn chương trình giáo dục mầm non phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp là như thế nào? Trợ cấp cho trẻ em mầm non học gần KCN ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu bé ngoan cho trẻ mầm non năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ai được đăng ký dự tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức số lượng giáo viên làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non công lập là bao nhiêu?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 195

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;