4 trường hợp nào trường mầm non tư thục bị giải thể?

Trong những trường hợp nào thì trường mầm non tư thục sẽ bị giải thể?

Trường mầm non tư thục là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục, ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định trường mầm non tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Trường mầm non tư thục có nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

4 trường hợp nào trường mầm non tư thục bị giải thể?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định trường mầm non tư thục sẽ bị giải thể khi xảy ra một trong 4 trường hợp sau:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mầm non;

- Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mầm non (tự xin giải thể).

>>>Xem thêm: Vận động chi phí vệ sinh trường lớp ở trường mầm non sao để không bị phạt?

>>>Xem thêm: Nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân và con dấu riêng hay không?

>>>Xem thêm: Lương giáo viên mầm non công lập mới nhất 2024

>>>Xem thêm: Lớp nhà trẻ dành cho trẻ mấy tuổi?

4 trường hợp nào trường mầm non tư thục bị giải thể?

4 trường hợp nào trường mầm non tư thục bị giải thể? (Hình từ Internet)

Ai có quyền quyết định giải thể trường mầm non tư thục?

n cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
...

Như vậy, đối chiếu quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền quyết định giải thể trường mầm non tư thục.

Giải thể trường mầm non tư thục cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
...
3. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Biên bản kiểm tra;
c) Tờ trình đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.
...

Theo đó, giải thể trường mầm non cần chuẩn bị 3 loại giấy tờ sau:

[1] Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

[2] Biên bản kiểm tra;

[3] Tờ trình đề nghị giải thể trường mầm non của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh trường mầm non vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường mầm non.

Trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mầm non; phương án giải quyết các tài sản của trường mầm non.

Trình tự thủ tục giải thể trường mầm non tư thục ra sao?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mầm non gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Bước 2: Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc trường mầm non có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường mầm non và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mầm non, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể trường mầm non;

Bước 4: Quyết định giải thể trường mầm non cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường mầm non tư thục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
4 trường hợp nào trường mầm non tư thục bị giải thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong đề án mở trường mầm non tư thục cần phải rõ ràng vấn đề gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mầm non tư thục là gì? Phân biệt 3 loại hình trường mầm non?
Hỏi đáp Pháp luật
Các điều kiện để trường mầm non tư thục được cho phép thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp hồ sơ trình tự xin phép để trường mầm non tư thục có thể hoạt động giáo dục như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 237

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;