4 Nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là gì? Mạch nội dung môn Sinh học lớp 10 có gì?
4 Nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là gì?
Chất sống, hay còn gọi là các hợp chất sinh học, là các phân tử hữu cơ tạo nên cấu trúc và chức năng của các sinh vật sống. Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là Cacbon (C), Hydro (H), Oxy (O) và Nitơ (N). Đây là nền tảng của các phân tử hữu cơ như protein, DNA, RNA và các hợp chất sinh học khác. Cụ thể:
- Cacbon (C): Là nền tảng của tất cả các hợp chất hữu cơ, là nguyên tố chính trong cấu trúc của các phân tử sinh học như DNA, RNA, protein, và lipid.
- Hydro (H): là thành phần chủ yếu trong nước và các hợp chất hữu cơ, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng sinh hóa và sự duy trì cấu trúc phân tử.
- Oxy (O): là chất cần thiết cho quá trình hô hấp và sản xuất năng lượng. Oxy cũng là thành phần chính của nước và nhiều hợp chất hữu cơ.
- Nitơ (N): đây là thành phần của axit amin, protein và axit nucleic (DNA và RNA), cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa tế bào.
Lưu ý: Nội dung 4 Nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống chỉ mang tính chất tham khảo!
4 Nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là gì? Mạch nội dung môn Sinh học lớp 10 có gì? (Hình từ Internet)
Mạch nội dung môn Sinh học lớp 10 có gì?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học bao quát các cấp độ tổ chức sống, gồm: phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
Kiến thức về mỗi cấp độ tổ chức sống bao gồm: cấu trúc, chức năng; mối quan hệ giữa cấu trúc, chức năng và môi trường sống.
Từ kiến thức về các cấp độ tổ chức sống, chương trình môn học khái quát thành các đặc tính chung của thế giới sống như: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, di truyền, biến dị và tiến hoá.
Thông qua các chủ đề nội dung, chương trình môn học trình bày các thành tựu công nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lí ô nhiễm môi trường, nông nghiệp và thực phẩm sạch; trong y - dược học.
Trong đó mạch nội dung môn Sinh học lớp 10 như sau:
Mạch nội dung | Lớp 10 |
Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học | - Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học - Mục tiêu và vai trò của môn Sinh học - Sinh học trong tương lai - Các ngành nghề liên quan đến sinh học |
Sinh học và sự phát triển bền vững | - Phát triển bền vững môi trường tự nhiên - Phát triển xã hội: đạo đức sinh học; kinh tế; công nghệ |
Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học | - Phương pháp nghiên cứu - Vật liệu, thiết bị - Kĩ năng tiến trình |
Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống | - Khái niệm và đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống - Các cấp độ tổ chức sống - Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống |
Sinh học tế bào | - Khái quát về tế bào - Thành phần hoá học của tế bào - Cấu trúc tế bào - Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào - Thông tin ở tế bào - Chu kì tế bào và phân bào - Công nghệ tế bào và một số thành tựu - Công nghệ enzyme và ứng dụng |
Sinh học vi sinh vật và virus | - Khái niệm và các nhóm vi sinh vật - Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật - Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật - Quá trình sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn - Virus và các ứng dụng |
Yêu cầu cần đạt trong môn Sinh học lớp 10 là gì?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT học xong chương trình Sinh học lớp 10, học sinh củng cố, hệ thống hoá được các kiến thức, kĩ năng đã học ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt từ môn Khoa học tự nhiên.
Thông qua các chủ đề sinh học hiện đại như sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật và virus, sinh học và phát triển bền vững, sinh học trong tương lai, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme, công nghệ vi sinh vật,... học sinh vừa được trang bị cách nhìn tổng quan về thế giới sống, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các cơ chế, quá trình, quy luật hoạt động của các đối tượng sống thuộc các cấp độ tế bào, cơ thể và trên cơ thể; vừa có hiểu biết khái quát về sinh học, công nghệ sinh học và vai trò của sinh học đối với con người.
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?