3 nguyên tắc khi chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục?
3 nguyên tắc khi chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục?
Căn cứ theo Điều 48 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH, quy định cụ thể như sau:
Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục
1. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu phần vốn góp của thành viên góp vốn trong trường cao đẳng tư thục được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động, quy chế tài chính nội bộ của trường, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và phải bảo đảm các nguyên tắc chuyển nhượng sau đây:
a) Người có nhu cầu chuyển nhượng thông báo giá và các yêu cầu chuyển nhượng với hội đồng quản trị;
b) Hội đồng quản trị thông báo giá và yêu cầu chuyển nhượng đến các thành viên góp vốn còn lại và công khai với nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của trường với cùng yêu cầu chuyển nhượng; thông báo phải có giá trị ít nhất 45 ngày;
c) Việc chuyển nhượng thực hiện theo thứ tự: Giữa các thành viên góp vốn của trường theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của từng thành viên; cho nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động trong trường nếu các thành viên góp vốn không mua hoặc mua không hết; cho người không phải là thành viên góp vốn và nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động trong trường nếu nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của trường không mua hoặc mua không hết.
2. Việc rút vốn và chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp phải theo quy định của pháp luật, các quy chế của nhà trường và bảo đảm sự ổn định, phát triển của trường cao đẳng tư thục.
....
Như vậy, 3 nguyên tắc khi chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục gồm:
[1] Người có nhu cầu chuyển nhượng thông báo giá và các yêu cầu chuyển nhượng với hội đồng quản trị;
[2] Hội đồng quản trị thông báo giá và yêu cầu chuyển nhượng đến các thành viên góp vốn còn lại và công khai với nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của trường với cùng yêu cầu chuyển nhượng; thông báo phải có giá trị ít nhất 45 ngày;
[3] Việc chuyển nhượng thực hiện theo thứ tự: Giữa các thành viên góp vốn của trường theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của từng thành viên; cho nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động trong trường nếu các thành viên góp vốn không mua hoặc mua không hết; cho người không phải là thành viên góp vốn và nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động trong trường nếu nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của trường không mua hoặc mua không hết.
3 nguyên tắc khi chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục? (Hình từ Internet)
Thủ tục thay đổi hội đồng quản trị khi chuyển chủ sở hữu trường cao đẳng tư thục như thế nào?
Nếu việc chuyển nhượng này dẫn đến việc thay đổi hội động quản trị thì thực hiện thủ tục theo Điều 15 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Bước 1: Trường hợp trong nhiệm kỳ hoạt động có sự thay đổi về chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị hoặc có sự thay đổi về thành viên góp vốn từ nhiều thành viên xuống còn 01 thành viên thì hội đồng quản trị đương nhiệm tổ chức họp, quyết nghị việc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị; thành viên duy nhất sở hữu trường đề nghị chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị đương nhiệm.
Bước 2: Hội đồng quản trị đương nhiệm lập hồ sơ đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị theo quy định gồm:
- Văn bản đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị theo Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH.
Hồ sơ được gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để xem xét, quyết định;
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp quyết định thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị. Trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quy định về quản lý tài sản và sử dụng ở Trường cao đẳng tư thục ra sao?
Căn cứ theo Điều 47 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về quản lý và sử dụng tài sản của trường cao đẳng như sau:
- Trường cao đẳng tư thục quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai và tài sản nhà nước giao hoặc cho thuê và các tài sản khác thuộc sở hữu của nhà đầu tư để bảo đảm các hoạt động đào tạo của trường.
- Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.
- Hằng năm, trường cao đẳng phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật. Chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, thống kê và báo cáo định kỳ; công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
- Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án? Học sinh lớp 7 được đánh giá kết quả học tập trong từng học kì như thế nào?
- Đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp là gì? Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn KHTN lớp 9 thế nào?
- Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Các hoạt động giáo dục lớp 4 phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Mẫu đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách lớp 5? Quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh lớp 5 thế nào?
- Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Đánh giá học sinh lớp 9 theo Thông tư nào?
- Phân tích 8 cầu đầu bài thơ Việt Bắc ngữ văn lớp 12 dễ hiểu nhất? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản nghị luận trong môn ngữ văn lớp 12 là gì?
- Đề thi môn toán học kỳ 1 lớp 6 năm 2024? Những yêu cầu cần đạt trong số nguyên của toán lớp 6 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường lớp 8? Học sinh lớp 8 cần đạt những yêu cầu về năng lực văn học nào?
- Phân tích biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học là gì?
- Tóm tắt bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi ngắn nhất? Các biện pháp tu từ mà học sinh lớp 6 được học là gì?