22 lĩnh vực cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT là gì?
- 22 lĩnh vực cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT là gì?
- Điều kiện thí sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT?
- Cơ sở giáo dục phê duyệt và lựa chọn dự án dự thi cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia thế nào?
22 lĩnh vực cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT là gì?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định 22 lĩnh vực cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT gồm:
TT | Lĩnh vực | Lĩnh vực chuyên sâu |
1 | Khoa học động vật | Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lý; Hệ thống và tiến hóa;... |
2 | Khoa học xã hội và hành vi | Điều dưỡng và phát triển; Tâm lý; Tâm lý nhận thức; Tâm lý xã hội và xã hội học;... |
3 | Hóa Sinh | Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;... |
4 | Y Sinh và khoa học Sức khỏe | Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lý học và Bệnh lý học;... |
5 | Kỹ thuật Y Sinh | Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;... |
6 | Sinh học tế bào và phân tử | Sinh lý tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;... |
7 | Hóa học | Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;... |
8 | Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin | Kỹ thuật Y sinh; Dược lý trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;... |
9 | Khoa học Trái đất và Môi trường | Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước;... |
10 | Hệ thống nhúng | Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;... |
11 | Năng lượng: Hóa học | Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;... |
12 | Năng lượng: Vật lí | Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;... |
13 | Kỹ thuật cơ khí | Kỹ thuật hàng không và vũ trụ; Kỹ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kỹ thuật gia công công nghiệp; Kỹ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;... |
14 | Kĩ thuật môi trường | Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lý chất thải và tái sử dụng; Quản lý nguồn nước;... |
15 | Khoa học vật liệu | Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;... |
16 | Toán học | Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;... |
17 | Vi Sinh | Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;... |
18 | Vật lí và Thiên văn | Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;... |
19 | Khoa học Thực vật | Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;... |
20 | Rô bốt và máy thông minh | Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;... |
21 | Phần mềm hệ thống | Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;... |
22 | Y học chuyển dịch | Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;... |
22 lĩnh vực cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện thí sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT?
Căn cứ Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT, điều kiện thí sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT như sau:
- Là học sinh lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12;
- Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
- Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ 1 (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ 2) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ 1) đạt từ mức khá trở lên;
- Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi.
Cơ sở giáo dục phê duyệt và lựa chọn dự án dự thi cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia thế nào?
Theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT, cơ sở giáo dục phê duyệt và lựa chọn dự án dự thi cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia như sau:
- Cơ sở giáo dục thông báo công khai mục tiêu, nội dung, yêu cầu, tiêu chí đánh giá dự án dự thi và hình thức tổ chức Cuộc thi để giáo viên, nhân viên phát hiện, hướng dẫn học sinh lựa chọn đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu;
- Giáo viên, nhân viên đã hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch nghiên cứu báo cáo với tổ chuyên môn để tổ chuyên môn báo cáo, đề nghị hiệu trưởng hoặc giám đốc (sau đây gọi chung là người đứng đầu) cơ sở giáo dục xem xét, phê duyệt;
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phê duyệt kế hoạch nghiên cứu và người hướng dẫn nghiên cứu theo đề nghị của tổ chuyên môn; chỉ đạo tổ chuyên môn theo dõi, hỗ trợ quá trình nghiên cứu của học sinh theo kế hoạch nghiên cứu đã được phê duyệt;
- Cơ sở giáo dục tổ chức đánh giá dự án của học sinh; lựa chọn dự án thuộc cơ sở giáo dục gửi đơn vị dự thi để được đánh giá, lựa chọn theo hướng dẫn của đơn vị dự thi.
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Công thức hóa học của rượu là gì? Học sinh sử dụng rượu có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Công thức Heron là gì? Quy định độ tuổi học sinh THPT?
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?