11:20 | 25/07/2024

11 quy định giáo viên không được làm để giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo?

Theo quy định của Bộ GDĐT thì giáo viên không được làm những hành vi gì để giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo?

11 quy định giáo viên không được làm để giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo?

Căn cứ tại Điều 6 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo có đề cập 11 điều giáo viên không được làm nhằm giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo như sau:

(1) Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

(2) Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

(3) Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

(4) Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

(5) Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

(6) Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

(7) Không sử dụng điện thoại di động và không được làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

(8) Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

(9) Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

(10) Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

(11) Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

11 quy định giáo viên không được làm theo quy định của Bộ GDĐT?

11 quy định giáo viên không được làm để giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo? (Hình từ Internet)

Quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên theo quy định của Bộ GDĐT như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên như sau:

- Giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, giáo viên, người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục phải đáp ứng trình độ chuẩn như sau:

- Giáo viên mầm non: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên

- Giáo viên các cấp: có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Giảng viên: Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định.

Giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
11 quy định giáo viên không được làm để giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên là viên chức có được tham gia dạy thêm tại các trung tâm ngoài nhà trường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên là gì? Giáo viên phải có trình độ chuẩn được đào tạo như thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;