04 trường hợp trường tiểu học bị giải thể là trường hợp nào?

Khi nào trường tiểu học bị giải thể? Hồ sơ giải thể trường tiểu học gồm những gì?

04 trường hợp trường tiểu học bị giải thể là trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, 04 trường hợp trường tiểu học bị giải thể bao gồm:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường tiểu học;

- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể đối với trường tiểu học công lập, cho phép giải thể đối với trường tiểu học tư thục.

04 trường hợp trường tiểu học bị giải thể là trường hợp nào?

04 trường hợp trường tiểu học bị giải thể là trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ, trình tự thủ tục giải thể trường tiểu học là gì?

Căn cứ khoản 3 khoản 4 Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP một số quy định bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, hồ sơ và trình tự thủ tục giải thể trường tiểu học thực hiện như sau:

(1) Hồ sơ

* Trường tiểu học giải thể theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

* Trường tiểu học giải thể theo điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, hồ sơ gồm:

Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân.

(2) Trình tự thủ tục

Bước 1: Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 21 Nghị định 46/2017/NĐ-CP hoặc xem xét đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học; báo cáo bằng văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể;

Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giải thể trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trường tiểu học bị đình chỉ trước khi giải thể trong trường hợp nào?

Tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2017/NĐ-CP về đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học, cụ thể như sau:

Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học
1. Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 của Nghị định này và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 của Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.
3. Trình tự thực hiện:
a) Khi trường tiểu học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trường tiểu học;
...

Vậy, có 6 trường hợp dẫn đến việc Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học gồm:

- Trường tiểu học có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

- Trường tiểu học không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 Nghị định 46/2017/NĐ-CP và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2017/NĐ-CP;

- Về thẩm quyền cấp phép: Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

- Về thời gian hoạt động giáo dục: Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

- Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Trường tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập trường tiểu học tư thục mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, điều kiện thành lập trường tiểu học là gì? Thủ tục thành lập trường tiểu học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành lập trường tiểu học công lập cần đề án hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu mà trường tiểu học phải đáp ứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ trường tiểu học là văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển tên trường tiểu học cần lưu ý những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thuốc thiết yếu dùng trong Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học phải lên phương án đảm bảo phòng chống dịch bệnh trong năm học 2024-2025 cho các em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học cần lưu ý về an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong năm học 2024-2025 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Sĩ số lớp ở trường tiểu học năm học 2024-2025 không quá bao nhiêu em học sinh?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;