03 mức đánh giá xác nhận hoàn thành chương trình lớp học cho học sinh tiểu học?
03 mức đánh giá xác nhận hoàn thành chương trình lớp học cho học sinh tiểu học?
Căn cứ Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học
1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:
a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.
b) Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.
c) Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.
2. Xét hoàn thành chương trình tiểu học:
Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.
Theo đó, 03 mức đánh giá xác nhận hoàn thành chương trình lớp học cho học sinh tiểu học bao gồm:
- Hoàn thành xuất sắc,
- Hoàn thành tốt,
- Hoàn thành.
Ai có thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình của học sinh tiểu học?
Theo Điều 34 Luật Giáo dục 2019 thì thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học phổ thông và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông được quy định như sau:
Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học phổ thông và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông
1. Học sinh học hết chương trình tiểu học đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng nhà trường xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
2. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
...
Vậy, hiệu trưởng trưởng tiểu học có thẩm quyền xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học khi học sinh tiểu học đã học hết chương trình tiểu học đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
03 mức đánh giá xác nhận hoàn thành chương trình lớp học cho học sinh tiểu học? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục của học sinh tiểu học gồm những gì?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày.
Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
Đối với cấp tiểu học, có thể thấy Chương trình giáo dục của học sinh tiểu học gồm các môn học và hoạt động như sau:
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).
>> Xem Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT)
- Soạn bài Qua đèo ngang? Học sinh THCS khuyết tật thì xem xét đánh giá như thế nào?
- Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 2025?
- 3+ Bài thu hoạch quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2025? Đối tượng 3 bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh là ai?
- Đánh giá học sinh tiểu học thì đánh giá của ai là quan trong nhất?
- 10+ bài văn tả thầy cô giáo mà em yêu quý? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù ở môn Tiếng Việt lớp 5?
- Top 5+ viết một đoạn văn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em biết? Năng lực ngôn ngữ phải đạt được ở môn Tiếng Việt lớp 3?
- Mẫu viết đoạn văn nói về tình cảm của em với một người bạn lớp 5? Mục tiêu thứ 2 cần đạt khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?
- Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Nắng mới? Năng lực văn học cần có sau khi học môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết con người trong mối quan hệ tự nhiên?
- 3+ Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lạc quan lớp 12? Học sinh lớp 12 phải đạt được năng lực ngôn ngữ thế nào?