Công văn 952/BTC-CST năm 2015 về điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng E5 do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 952/BTC-CST năm 2015 về điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng E5 do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 952/BTC-CST | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 21/01/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 952/BTC-CST |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 21/01/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 952/BTC-CST |
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2015 |
Kính gửi: |
- Bộ Công Thương; |
Bộ Tài chính nhận được công văn số 6833/BSR-TCKT ngày 11/12/2014 của Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn (gọi tắt là Công ty Bình Sơn) kiến nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng E5. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Tóm tắt kiến nghị của Công ty Bình Sơn tại công văn số 6833/BSR-TCKT
Triển khai thực hiện lộ trình phân phối xăng sinh học E5 của Chính phủ, tính tới tháng 11/2014, Công ty Bình Sơn đã sản xuất và tiêu thụ hơn 22.800m3 xăng sinh học E5.
Hiện tại, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng E5 là 5%, xăng RON92 là 35%.
Các công ty đầu mối khi mua 95% xăng RON92, phối trộn 5% ethanol biến tính để thành xăng sinh học E5 sẽ có giá vốn cao hơn so với nhập khẩu xăng sinh học E5. Chính sách thuế này khuyến khích nhập khẩu xăng sinh học E5, không khuyến khích sản xuất xăng sinh học E5 trong nước.
Do đó, Công ty Bình Sơn rất khó tiêu thụ được sản phẩm xăng sinh học E5 trong thời gian tới. Lộ trình của Chính phủ về việc sử dụng xăng sinh học E5 trong cả nước sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, Công ty Bình Sơn kiến nghị Bộ Tài chính xem xét tăng thuế nhập khẩu xăng sinh học E5 để hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, tiêu thụ xăng sinh học E5 sản xuất trong nước.
2. Các thông tin liên quan và quy định hiện hành về mặt hàng xăng E5
a) Lộ trình áp dụng xăng E5:
Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống thì lộ trình thực hiện xăng E5, E10 như sau:
- Đối với Xăng E5:
+ Từ 01/12/2014, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu là xăng E5.
+ Từ 01/12/2015, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc là xăng E5.
- Đối với Xăng E10:
+ Từ 01/12/2016, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu là xăng E10.
+ Từ 01/12/2017, xăng được sản xuất, phối chế, kinh doanh để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc là xăng E10.
Trong thời gian chưa thực hiện áp dụng tỷ lệ phối trộn theo Lộ trình, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, phối chế và kinh doanh xăng E5, E10 và diezel B5 và B10.
Mặt hàng xăng E5 được sản xuất từ hỗn hợp xăng RON92 và ethanol biến tính (E100) theo tỷ lệ 95% xăng RON92 và 5% E100 biến tính.
b) Về khả năng sản xuất và cung cấp xăng E5:
* Xăng E5 sản xuất trong nước
- Công ty Bình Sơn: theo thông tin công ty cung cấp, mỗi năm công ty sản xuất được khoảng 2 triệu tấn xăng RON92, đáp ứng 30% nhu cầu thị trường trong nước. Trường hợp nhu cầu thị trường đối với xăng E5 tăng tỷ lệ thuận theo lộ trình tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg thì Công ty sẽ sử dụng toàn bộ sản lượng xăng RON92 của nhà máy để sản xuất và phối trộn xăng E5. Như vậy, sản lượng xăng E5 tối đa của Công ty Bình Sơn có thể đáp ứng 30% nhu cầu thị trường, tương tự như xăng RON92.
- Ngoài ra, hiện nay có một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu nhập khẩu xăng RON92 để phối trộn với E100 biến tính mua trong nước thành xăng E5.
* Xăng E5 nhập khẩu: theo thông tin Bộ Tài chính tìm hiểu được biết hiện nay chưa có doanh nghiệp nào nhập khẩu xăng E5 do đặc tính của xăng E5 mặt hàng là dễ bay hơi và có tính ngậm nước nên việc vận chuyển theo đường biển là không đảm bảo chất lượng của xăng.
c) Chính sách thuế đối với mặt hàng xăng không chì, ethanol biến tính và E5
- Mặt hàng xăng thuộc nhóm 2710, có khung thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định tại Nghị quyết số 295/2007/NQ-UBTVQH12 là 0-40% và mức cam kết WTO ngay từ năm gia nhập là 40%.
- Về thuế nhập khẩu đối với sản phẩm E5: Theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì các mặt hàng nhiên liệu sinh học (trong đó có xăng E5) thuộc mã hàng 2710.20.00 có mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%. Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (các Biểu FTA) chi tiết theo bảng sau:
ATIGA (Asean) |
Asean- Trung Quốc |
Asean- Hàn Quốc |
Asean - Nhật bản |
Việt Nam - Nhật Bản |
Asean - Ấn Độ |
Asean - Úc - Niudilân |
|
Thông tư số 165/2014/TT-BTC |
Thông tư số 166/2014/TT-BTC |
Thông tư số 167/2014/TT-BTC |
Thông tư số 20/2012/TT-BTC |
Thông tư số 21/2012/TT-BTC |
Thông tư số 169/2014/TT-BTC |
Thông tư số 168/2014/TT-BTC |
|
2015 |
2016-2018 |
2015-2018 |
2015-2018 |
Đến 31/3/2015 |
Đến 31/3/2015 |
2015-2018 |
2015-2018 |
5% |
0% |
20% (loại trừ TQ) |
0% (loại trừ HQ) |
Không cam kết, thực hiện theo MFN |
Không cam kết, thực hiện theo MFN |
Không cam kết, thực hiện theo MFN |
Không cam kết, thực hiện theo MFN |
3. Ý kiến của Bộ Tài chính
a) So sánh mức giá bán E5 do công ty Bình Sơn bán ra và giá E5 nhập khẩu:
Theo thông tin tại công văn 6923/BSR-TCKT ngày 26/12/2014 báo cáo các yếu tố cấu thành giá xăng E5 của Công ty Bình Sơn (gửi cho Cục QLG), giá thành toàn bộ (tính trung bình từ tháng 7 đến tháng 11/2014) của xăng E5 là 21.730.038 đồng/tấn tương đương 15.803 đ/lít; giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt là 23.366.010 đồng/tấn, tương đương 16.993 đồng/lít; giá bình quân tháng 12/2014 là 14.205 đ/lít (đã bao gồm thuế TTĐB và GTGT) (theo tỷ lệ quy đổi 1.375 lít/tấn).
Căn cứ công thức tính giá cơ sở theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP, với giả thiết mức giá xăng E5 nhập khẩu bằng 95% giá xăng RON92 (do không có giá nhập khẩu tham chiếu của xăng E5), mức thuế TTĐB đối với xăng E5 là 9,5%; mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%, thuế BVMT 950 đ/lít, thuế GTGT 10%, mức trích quỹ BOG là 300 đ/lít, lợi nhuận định mức và chi phí định mức theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính tính toán giá cơ sở đối với xăng E5 nhập khẩu là 13.389 đồng/lít.
Như vậy nếu so với giá bán trong nước của Công ty Bình Sơn (14.205 đ/lít) thì giá xăng E5 nhập khẩu đang thấp hơn giá bán xăng E5 sản xuất trong nước là 816 đồng/lít.
b) So sánh giá E5 do các doanh nghiệp đầu mối phối trộn bán ra và giá E5 NK:
Hiện nay, ngoài Công ty Bình Sơn phối trộn xăng E5 từ xăng RON 92 và E100 sản xuất trong nước còn có một số doanh nghiệp kinh doanh đầu mối nhập khẩu xăng RON92 và E100 (nhập khẩu hoặc mua trong nước) để phối trộn thành xăng E5 bán ra. Trên cơ sở giá E100 (giá FOB Thái Lan bình quân tháng 12/2014), Bộ Tài chính tính toán giá cơ sở của xăng E5 do các doanh nghiệp này phối trộn (theo công thức của Nghị định 83/2014/NĐ-CP) là 17.090 đồng/lít. Như vậy, nếu so sánh với giá cơ sở của xăng E5 nhập khẩu thì giá cơ sở của xăng E5 phối trộn trong nước cao hơn 3.701 đồng/lít
Theo quy định của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất E5 (E100 là 20%, xăng RON92 là 35%) đang cao hơn thuế nhập khẩu xăng E5 thành phẩm (là 5%) vì vậy, để phù hợp với nguyên tắc “thuế suất của nguyên liệu đầu vào phải thấp hơn thuế suất của thành phẩm” thì thuế suất thuế nhập khẩu của xăng E5 phải tối thiểu bằng mức 35%.
Do vậy, để khuyến khích sản xuất, phối trộn xăng E5 trong nước qua đó khuyến khích sản xuất E100 theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg, Bộ Tài chính xây dựng phương án điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng xăng E5 như sau:
”Chi tiết riêng mặt hàng nhiên liệu sinh học (gồm xăng E5, xăng E10 và B5, B10) tại Chương 98 với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 35% bằng với mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành của mặt hàng xăng khoáng. Việc tách riêng mặt hàng nhiên liệu sinh học sang Chương 98 với mức thuế suất ưu đãi riêng để không ảnh hưởng đến thuế suất của các mặt hàng Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum khác cùng mã hãng 2710.20.00 đang có mức thuế suất 5%”.
Với phương án này, Bộ Tài chính tính toán mức giá cơ sở của mặt hàng xăng E5 nhập khẩu là 16.379 đ/lít, thấp hơn giá bán xăng E5 sản xuất trong nước là 711 đồng/lít.
Hiện nay, chưa có đơn vị nào nhập khẩu xăng E5 mà xăng E5 tiêu thụ trên thị trường đều là loại phối trộn trong nước. Công ty Bình Sơn đang bán xăng E5 theo mức giá xăng RON92 trên thị trường thế giới trừ đi 350đ/lít (tương đương 14.205 đ/lít). Nếu áp dụng mức thuế nhập khẩu xăng E5 là 35% thì mức chênh lệch giữa giá cơ sở của xăng E5 nhập khẩu và giá bán xăng E5 của Công ty Bình Sơn sản xuất bán ra là 2.174 đ/lít. Vì vậy, để khuyến khích sản xuất xăng E5 theo định hướng của Chính phủ và thực hiện Thông báo số 481/TB-VPCP ngày 31/12/2014 của VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về cơ chế giá nhiên liệu sinh học (xăng E5), Bộ Tài chính đang nghiên cứu biện pháp áp dụng thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp, tạo chênh lệch giá giữa xăng E5 và xăng khoáng.
b) Để việc xây dựng phương án điều chỉnh thuế suất đối với nhiên liệu sinh học phù hợp, Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị cung cấp thêm các thông tin liên quan đến việc thực hiện lộ trình xăng E5, E10, B5, B10 theo quy định tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg. Đồng thời cung cấp thông tin về giá thành, giá bán xăng E5 phối trộn trong nước của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối.
Ý kiến tham gia xin gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31/01/2015.
Trân trọng sự phối hợp công tác của quý các đơn vị./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây