72128

Công văn số 702/BTP-KHTC về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục Ngân sách nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành

72128
LawNet .vn

Công văn số 702/BTP-KHTC về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục Ngân sách nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu: 702/BTP-KHTC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Đình Tạp
Ngày ban hành: 08/10/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 702/BTP-KHTC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Nguyễn Đình Tạp
Ngày ban hành: 08/10/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 702/BTP-KHTC
V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Mục lục NSNN

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2008

 

Kính gửi:

- Các đơn vị dự toán thuộc Bộ;
- Thi hành án dân sự tỉnh, TP trực thuộc TW.

 

Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2009 (bao gồm cả phần kinh phí cuối năm ngân sách 2008 được chuyển sang ngân sách năm 2009) và thay thế hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước ban hành theo Quyết định số 280/TC/QĐ/NSNN ngày 15/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 280/TC/QĐ/NSNN của Bộ Tài chính.

Để tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán ngân sách thống nhất thực hiện trong công tác lập dự toán, phân bổ giao dự toán, chấp hành dự toán và kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điểm về thực hiện Mục lục ngân sách nhà nước như sau:

I. ĐỂ CÓ TÀI LIỆU TRA CỨU THỰC HIỆN, BỘ YÊU CẦU CÁC ĐƠN VỊ LIÊN HỆ VỚI CÁC NHÀ SÁCH ĐỂ MUA CUỐN HỆ THỐNG MỤC LỤC NSNN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH 33/2008/QĐ-BTC NGÀY 02/6/2008, HOẶC CÓ THỂ TẢI VỀ MÁY THEO ĐỊA CHỈ TRUY CẬP: HTTP://MOF.GOV.VN, CHUYÊN MỤC MỤC LỤC NSNN.

Hệ thống Mục lục NSNN ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2009, các đơn vị dự toán cần liên hệ với đơn vị cung cấp phần mềm để hoàn thiện hệ thống mục lục ngân sách theo quy định.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN:

1. Về Chương và cấp quản lý (Chương):

Khi sử dụng Mục lục ngân sách nhà nước về phân loại theo Chương, cần lưu ý một số nội dung sau:

1.1. Chương 014 “Bộ Tư pháp”:

Để phản ánh số thu, chi ngân sách nhà nước của khối văn phòng Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp.

1.2. Chương 160, 560, 760, 860 “Các quan hệ khác của ngân sách”:

Để phản ánh các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước như sau:

- Thu các khoản viện trợ không hoàn lại và chi từ nguồn thu viện trợ không hoàn lại:

- Trường hợp cấp ngân sách này uỷ quyền cho các đơn vị thuộc cấp ngân sách khác quản lý để thực hiện nhiệm vụ chi của cấp mình được giao theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành, khi chuyển kinh phí uỷ quyền (nếu có), hạch toán Chương 160, 560, 760, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục tương ứng. Trường hợp đơn vị dự toán thuộc cấp này, uỷ quyền cho đơn vị thuộc cấp ngân sách khác thực hiện nhiệm vụ của mình, thì khi đơn vị được uỷ quyền sử dụng kinh phí uỷ quyền, hạch toán vào Chương của đơn vị uỷ quyền, không hạch toán vào Chương của đơn vị nhận uỷ quyền.

- Chi hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước thuộc niên độ các năm trước cho các đối tượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hạch toán Chương 160, 560, 760, 860 (tương ứng với cấp ngân sách), Loại 340, Khoản 369, Mục 7650, Tiểu mục tương ứng.

- Ngân sách các cấp chi hỗ trợ các đơn vị đóng trên địa bàn không thuộc ngân sách cấp mình quản lý (theo chế độ quy định), hạch toán Chương 160, 560, 760, 860 (tương ứng với cấp ngân sách), Loại 340, Khoản 369, Mục 7750, Tiểu mục 7758.

- Các khoản thu, chi khác mang tính chất chung như: thu, chi, bổ sung giữa các cấp ngân sách; thu, chi lập quỹ dự trữ tài chính; các khoản đi vay của ngân sách các cấp theo chế độ quy định và chi trả nợ (gốc, lãi) các khoản đi vay và các khoản thu không xác định được chủ sở hữu hạch toán vào Chương 160, 560, 760, 860 tương ứng với từng cấp ngân sách.

1.3. Hạch toán phí, lệ phí:

Các đơn vị, cơ quan được giao thu, nộp phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước (gọi tắt là đơn vị thu phí), thì số thu hạch toán theo Chương của đơn vị thu phí, không hạch toán theo Chương của đơn vị trả tiền phí, lệ phí cho đơn vị thu phí.

1.4. Hạch toán chi viện trợ cho nước ngoài:

 Khoản chi viện trợ cho nước ngoài, nếu được giao trong dự toán của các đơn vị dự toán cấp I, thì hạch toán theo Chương của đơn vị dự toán cấp I; nếu để nhiệm vụ chung ở cấp ngân sách (không giao trong dự toán của các đơn vị dự toán cấp I), thì hạch toán vào Chương “Các quan hệ khác của ngân sách” như: Chương 160 (đối với ngân sách Trung ương), Chương 560 (đối với ngân sách cấp tỉnh).

2. Về ngành kinh tế (Loại, Khoản):

Khi sử dụng Mục lục ngân sách nhà nước về phân loại theo Loại, Khoản, cần lưu ý một số nội dung sau:

2.1. Khoản 345 “Các biện pháp tài chính”:

Để phản ánh các khoản thu, chi ngân sách nhà nước sau:

- Thu tiền vay và chi trả nợ (gốc, lãi) tiền vay trong nước.

- Thu huy động đóng góp theo quyết định của Nhà nước hoặc đóng góp tự nguyện.

- Thu ngân sách nhà nước từ huy động quỹ dự trữ tài chính và chi ngân sách nhà nước để lập hoặc bổ sung quỹ dự trữ tài chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Thu thanh lý tài sản cố định của các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập.

- Các khoản nộp ngân sách nhà nước của các cá nhân không sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ (trừ tiền nộp phạt, tịch thu đã được hạch toán ở Khoản 369), như: thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền thưởng, lệ phí trước bạ, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, nộp tiền mua nhà thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khi nộp các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật được hạch toán vào Loại, Khoản tương ứng với tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2.3. Khoản 369 "Quan hệ tài chính khác":

Để phản ánh các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước sau đây:

- Thu các khoản phạt, tịch thu phải nộp ngân sách nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Thu của ngân sách các cấp trả các khoản thu năm trước.

- Thu hồi các khoản chi năm trước.

- Chi thưởng từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân có thành tích phát hiện tham ô, vi phạm pháp luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền (trừ các khoản chi thưởng của ngân sách nhà nước cho các đơn vị theo chế độ quy định đã được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước đầu năm).

- Chi hỗ trợ các đơn vị thuộc ngân sách cấp khác đóng trên địa bàn.

- Chi hoàn trả các khoản thu thuộc niên độ năm trước cho các đối tượng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Thu, chi phát sinh do xử lý chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo chế độ quy định.

- Thu, chi các khoản khác của ngân sách nhà nước chưa được hạch toán ở các Khoản từ 341 đến 353, thuộc Loại 340 “Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm”.

3. Về nội dung kinh tế (Mục, Tiểu mục):

Các Mục thu ngân sách nhà nước quy định trên cơ sở chế độ, chính sách thu ngân sách nhà nước; các Mục chi ngân sách nhà nước quy định trên cơ sở chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước. Trong từng Mục thu, chi, để phục vụ yêu cầu quản lý chi tiết, quy định các Tiểu mục. Các Mục thu, chi có nội dung gần giống nhau lập thành Tiểu nhóm; các Tiểu nhóm có tính chất gần giống nhau lập thành Nhóm để phục vụ yêu cầu quản lý, đánh giá ngân sách nhà nước.

Các nội dung phân loại được mã số hoá 4 ký tự:

- Các số có giá trị từ 0001 đến 0049 dùng để mã số hoá các Mục tạm thu

- Các số có giá trị từ 0051 đến 0099 dùng để mã số hoá các Mục tạm chi

- Các số có giá trị từ 0110 đến 0799 dùng để mã số hoá các Nhóm, Tiểu nhóm.

- Các số có giá trị từ 0800 đến 0899 dùng để mã số hoá các Mục, Tiểu mục vay và trả nợ gốc vay.

- Các số có giá trị từ 0900 đến 0999 dùng để mã số hoá các Mục, Tiểu mục theo dõi chuyển nguồn giữa các năm.

- Các số có giá trị từ 1000 đến 5999 dùng để mã số hoá các Mục, Tiểu mục thu ngân sách nhà nước.

- Các số có giá trị từ 6000 đến 9989 dùng để mã số hoá các Mục, Tiểu mục chi ngân sách nhà nước.

Khi hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước chỉ hạch toán Tiểu mục (riêng đối với các khoản tạm thu, tạm chi hạch toán theo Mục). Căn cứ khoảng cách quy định theo nguyên tắc nêu trên, sẽ tổng hợp được các thông tin về Mục, Tiểu nhóm, Nhóm.

Khi sử dụng Mục lục ngân sách nhà nước về phần Mục, Tiểu mục, có một số nội dung cần lưu ý như sau:

3.1. Về Mục, Tiểu mục thu ngân sách nhà nước:

- Mục 1050, Tiểu mục 1099 “Thuế thu nhập doanh nghiệp khác”:

Để phản ánh các khoản thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã có Tiểu mục phản ánh cụ thể, trong đó bao gồm cả thu nợ về thuế lợi tức.

- Mục 1700, Tiểu mục 1749 “Thuế giá trị gia tăng khác”:

Để phản ánh khoản thu từ thuế giá trị gia tăng ngoài các khoản thuế giá trị gia tăng đã có Tiểu mục phản ánh cụ thể, trong đó bao gồm cả thu nợ về thuế doanh thu.

- Mục 1800 “Thuế môn bài”:

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế theo chế độ quy định phải nộp thuế môn bài bậc nào thì hạch toán vào Tiểu mục tương ứng.

- Mục 3300 “Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước”:

+ Tiểu mục 3301 “Thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước”:

Để phản ánh các khoản thu từ việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bao gồm cả tiền bán nhà và tiền sử dụng đất - nếu có).

+ Tiểu mục 3302 “Thu tiền thanh lý nhà làm việc”:

Để phản ánh các khoản thu từ việc thanh lý trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, nhà kho, trạm, trại… thuộc sở hữu nhà nước (bao gồm cả tiền bán trụ sở và tiền sử dụng đất - nếu có).

- Mục 4300 “Thu tịch thu”:

Để phản ánh số thu từ việc tịch thu cả bằng tiền và bằng hiện vật đã bán thu được tiền. Cơ quan nào quyết định phạt tịch thu thì hạch toán vào Tiểu mục tương ứng của cơ quan đó.

- Mục 4450, Tiểu mục 4451 “Huy động xây dựng kết cấu hạ tầng”:

Để phản ánh số thu huy động xây dựng kết cấu hạ tầng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (gồm cả số thu huy động quỹ công ích - nếu có). Các khoản đóng góp có tính chất tự nguyện, được phản ánh vào Mục 4500 “Các khoản đóng góp”.

- Mục 4700 “Thu ngân sách cấp dưới nộp cấp trên”:

Để phản ánh các khoản thu ngân sách cấp dưới nộp từ khoản thu được hưởng trong năm, nhưng theo chế độ quy định phải nộp lên cấp trên. Các khoản thu năm trước của ngân sách cấp dưới nộp trả ngân sách cấp trên do thực hiện sai tỷ lệ điều tiết, khi ngân sách cấp trên nhận được, không hạch toán ở Mục này, mà hạch toán Mục 4900, Tiểu mục 4903 “Thu của ngân sách các cấp trả các khoản thu năm trước”.

- Mục 4900 “Các khoản thu khác”:

- Tiểu mục 4902 “Thu hồi các khoản chi năm trước”:

+ Để phản ánh số thu hồi các khoản chi của ngân sách nhà nước đã cấp cho các đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới, đã được quyết toán vào niên độ năm trước, nhưng sau đó phát hiện đơn vị sử dụng sai quy định hoặc được cấp thừa, và cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi nộp ngân sách nhà nước.

+ Để phản ánh thu tiền bán vật tư, hàng hoá tồn kho đã được quyết toán vào chi ngân sách năm trước, nay không dùng nữa (trừ thu từ thanh lý tài sản đã được hạch toán ở Mục 3300 và Mục 3350).

- Tiểu mục 4903 “Thu của ngân sách các cấp trả các khoản thu năm trước”:

Để phản ánh các khoản thu của cấp ngân sách này do cấp ngân sách khác trả vì đã hưởng khoản thu vào ngân sách từ năm trước sai quy định. Ví dụ như thực hiện sai tỷ lệ điều tiết năm trước sang năm sau được trả lại.

- Tiểu mục 4907 “Thu phụ trội trái phiếu”:

Để phản ánh phần thu bán trái phiếu cao hơn mệnh giá theo chế độ quy định.

3.2. Về Mục và Tiểu mục chi ngân sách nhà nước:

- Mục 6150 “Học bổng học sinh, sinh viên”: Để phản ánh cả các khoản chi phụ cấp ngành nghề đào tạo cho học sinh, sinh viên (nếu có).

- Mục 6200 “Tiền thưởng”: Để phản ánh các khoản chi thưởng theo chế độ của Nhà nước từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước.

- Mục 6250 “Phúc lợi tập thể”: Để phản ánh các khoản chi ngân sách nhà nước có tính chất phúc lợi cho cán bộ, công chức nhà nước theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

- Mục 6300 “Các khoản đóng góp”: Để phản ánh phần kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị sử dụng lao động để nộp các quỹ như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế… theo chế độ quy định. Đối với phần do người lao động nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... được trích từ lương, thu nhập, đơn vị sử dụng lao động là người nộp thay nên không hạch toán vào chi ngân sách nhà nước.

- Mục 6400 “Các khoản thanh toán khác cho cá nhân”: Để phản ánh các khoản chi thanh toán khác của ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức được hưởng theo chế độ quy định, được bố trí trong dự toán ngân sách nhưng chưa được hạch toán ở các Mục từ 6000 đến 6350 của Tiểu nhóm 0129 “Chi thanh toán cho cá nhân”.

+ Tiểu mục 6401 “Tiền ăn”: Để phản ánh các khoản chi ngân sách nhà nước cho các đối tượng được hưởng chế độ tiền ăn theo chế độ quy định như: hạ sĩ quan, chiến sĩ, vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ, công chức nhà nước làm việc trong các lĩnh vực đặc biệt... (không kể tiền ăn của học viên các trường giáo dưỡng, trại xã hội tập trung và tiền ăn của phạm nhân, can phạm trong các trại giam được hạch toán Tiểu mục 7011).

+ Tiểu mục 6449 “Trợ cấp, phụ cấp khác”: Để phản ánh các khoản chi ngân sách nhà nước cho các đối tượng là cán bộ, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ cụ thể; khi thực hiện nhiệm vụ này ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp lương và công tác phí... theo quy định còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp, phụ cấp khác theo các quy định của cấp có thẩm quyền (nếu có).

- Mục 6500 “Thanh toán dịch vụ công cộng”: Để phản ánh các khoản chi thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, tiền vệ sinh môi trường cho các cơ quan làm dịch vụ công cộng có liên quan.

+ Tiểu mục 6504 “Thanh toán tiền vệ sinh, môi trường”: Để phản ánh các khoản chi thanh toán cho công ty vệ sinh môi trường (như dọn vệ sinh cống rãnh, rác, phân, vệ sinh cơ quan...). Đối với tiền vệ sinh cơ quan do các lao động hợp đồng thực hiện không hạch toán ở Mục và Tiểu mục này, mà được hạch toán ở các Mục và Tiểu mục tương ứng.

- Mục 6550 “Vật tư văn phòng”: Để phản ánh các khoản chi ngân sách nhà nước mua văn phòng phẩm, sổ sách, công cụ, dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng phục vụ cho hoạt động của văn phòng hoặc khoán chi văn phòng phẩm.

- Mục 6600 “Thông tin, tuyên truyền, liên lạc”: Để phản ánh các khoản chi ngân sách nhà nước thanh toán tiền cước phí bưu chính, điện thoại, tiền thuê bao kênh vệ tinh, các khoản chi liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, biên dịch tài liệu, xuất bản ấn phẩm truyền thông; mua báo, tạp chí, sách cho thư viện, lưu trữ, bảo tàng sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động truyền thống của các ngành, chi mua và phục chế hiện vật của nhà bảo tồn, bảo tàng... theo chế độ quy định (không kể các khoản chi của ngân sách nhà nước cho việc kỷ niệm các ngày lễ lớn đã được hạch toán ở Mục 7750, Tiểu mục 7752).

- Mục 6650 “Hội nghị”: Để phản ánh các khoản chi cho hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề...

Tiểu mục 6653 và 6654 dùng để phản ánh các khoản chi tiền vé máy bay, ôtô, tàu; tiền thuê phòng ngủ cho các đại biểu mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (đối với các khoản chi cho các đại biểu mời hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hạch toán ở Mục 6700, các Tiểu mục tương ứng).

- Mục 6750 “Chi phí thuê mướn”: Để phản ánh các khoản chi trả liên quan đến việc thuê mướn, phục vụ hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị (trừ các khoản thuê mướn đã hạch toán ở các Mục 6600, 6650, 6900, 7000, 9100).

+ Tiểu mục 6751 “Thuê phương tiện vận chuyển”: Để phản ánh các khoản chi thuê xe ôtô, môtô, xe chuyên dùng, tàu, thuyền...

+ Tiểu mục 6752 “Thuê nhà”: Để phản ánh các khoản chi thuê trụ sở làm việc, lớp học, kho tàng, trạm, trại, hội trường (không kể thuê hội trường để phục vụ hội nghị đã được hạch toán Mục 6650),...

+ Tiểu mục 6757 “Thuê lao động trong nước”: Để phản ánh các khoản chi thuê lao động trong nước làm các công việc phục vụ công tác chuyên môn như bốc vác, vận chuyển... Không bao gồm tiền công lao động theo hợp đồng thường xuyên (đã hạch toán Mục 6050), thuê lao động theo hợp đồng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (đã hạch toán Mục 7000)

+ Tiểu mục 6758 “Thuê đào tạo lại cán bộ”: Để phản ánh các khoản chi liên quan đến công tác đào tạo lại cán bộ như tiền thuê phòng học; thuê tài liệu, dụng cụ học tập; thuê giáo viên hoặc thanh toán chuyển trả tiền đào tạo cán bộ cho các trường đào tạo tập trung.

- Mục 6900 “Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên”: Để phản ánh các khoản chi như mua nguyên vật liệu, nhiên liệu; mua thiết bị phụ tùng thay thế; thuê nhân công và thuê phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên (kể cả các khoản thanh toán cho các hợp đồng thuê ngoài).

- Mục 7000 “Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành”: Để phản ánh các khoản chi mua sắm vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng không phải là tài sản (đối với các khoản chi mua trang thiết bị kỹ thuật thuộc tài sản đã được hạch toán Mục 9050) và khoản chi phí khác phục vụ hoạt động chuyên môn của từng ngành chưa được hạch toán vào các Mục của Tiểu nhóm 0130 “Chi về hàng hoá dịch vụ”.

- Mục 7400 “Chi viện trợ”: Để phản ánh các khoản chi viện trợ của ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, y tế, văn hoá, chi mua sắm, máy móc, thiết bị... cho Lào (C), cho Campuchia (K) và các Chính phủ, tổ chức ngoài nước khác.

- Mục 7700 “Chi nộp ngân sách cấp trên”: Để phản ánh các khoản chi nộp ngân sách cấp trên từ số thu trong năm theo chế độ quy định.

Đối với các khoản chi trả ngân sách cấp trên hoặc trả ngân sách cấp dưới do thực hiện sai tỷ lệ điều tiết từ các năm trước được hạch toán Mục 7650, Tiểu mục 7699. Trường hợp chi trả các khoản đã thu năm trước cho các đối tượng thì được hạch toán vào các Tiểu mục từ 7651 đến 7655 tương ứng với cơ quan quyết định hoàn trả và tính chất hoàn trả.

- Mục 7750 “Chi khác”:

+ Tiểu mục 7799 “Chi các khoản khác”: Để phản ánh khoản chi ngân sách khác (ngoài các khoản chi đã được phản ánh vào các Tiểu mục có tên theo nội dung kinh tế cụ thể trong Mục 7750).

- Mục 9050 “Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn”: Để phản ánh cả thuế trước bạ (nếu có) khi mua tài sản được tính vào giá mua tài sản.

- Mục 9100 “Sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí đầu tư”: Để phản ánh các khoản chi mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, mua thiết bị, phụ tùng; thuê nhân công, phương tiện, máy móc, thiết bị thực hiện việc sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn đầu tư phát triển (kể cả các khoản thanh toán cho các hợp đồng thuê ngoài).

3.3. Về Mục và Tiểu mục theo dõi chuyển nguồn, tạm ứng:

- Mã số danh mục theo dõi chuyển nguồn giữa các năm

Khi chuyển nguồn sang năm sau hạch toán Mục 0950, các Tiểu mục tương ứng thuộc sổ năm nay, đồng thời hạch toán Mục 0900, các Tiểu mục tương ứng thuộc sổ năm sau. Cụ thể:

- Mục 0900 “Nguồn năm trước chuyển sang năm nay”:

+ Tiểu mục 0901 “Nguồn năm trước đã giao đơn vị theo chế độ được phép chuyển sang năm nay”: Để phản ánh các khoản kinh phí thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo quy định của Chính phủ; kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ; kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian thực hiện chương trình, dự án, đề tài được cấp có thẩm quyền giao hoặc hợp đồng ký kết với Chủ nhiệm chương trình; kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý và các khoản kinh phí khác được phép chuyển từ năm trước sang năm nay sử dụng theo chế độ quy định.

+ Tiểu mục 0902 “Nguồn năm trước đã giao đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm nay”: Để phản ánh nguồn năm trước đã giao đơn vị được chuyển sang năm nay theo các văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền.

+ Tiểu mục 0903 “Nguồn năm trước chưa giao đơn vị dự toán cấp I được phép chuyển sang năm nay”: Để phản ánh nguồn năm trước của các nhiệm vụ chi thuộc dự toán đã được Quốc hội quyết định, nhưng chưa giao cho đơn vị dự toán cấp I và được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm nay (như nguồn để thực hiện cải cách tiền lương,…)

+ Tiểu mục 0904 “Nguồn tăng thu năm trước chưa phân bổ được phép chuyển sang năm nay sử dụng cho mục tiêu cụ thể”: Để phản ánh nguồn tăng thu năm trước chưa phân bổ, được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm nay thực hiện theo mục tiêu đã xác định (ví dụ như: tăng thu dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương...)

- Mục 0950 “Chuyển nguồn năm nay sang năm sau”:

Các Tiểu mục của Mục 0950 đối ứng các Tiểu mục của Mục 0900, nhưng thuộc 02 niên độ ngân sách khác nhau.

+ Tiểu mục 0951 “Nguồn năm nay đã giao đơn vị theo chế độ được phép chuyển sang năm sau”: Để phản ánh các nguồn kinh phí còn dư (nếu có) theo chế độ quy định được phép chuyển sang năm sau (cơ quan tài chính không phải xét chuyển) như: kinh phí thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo quy định của Chính phủ; kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Chính phủ; kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian thực hiện chương trình, dự án, đề tài được cấp có thẩm quyền giao hoặc hợp đồng ký kết với Chủ nhiệm chương trình và các khoản kinh phí khác được phép chuyển từ năm nay sang năm sau sử dụng theo chế độ quy định.

+ Tiểu mục 0952 “Nguồn năm nay đã giao đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau”: Để phản ánh nguồn năm nay đã giao đơn vị được chuyển sang năm sau theo các văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền.

+ Tiểu mục 0953 “Nguồn năm nay chưa giao đơn vị dự toán cấp I được phép chuyển sang năm sau”: Để phản ánh nguồn năm nay của các nhiệm vụ chi thuộc dự toán đã được Quốc hội quyết định, nhưng chưa giao cho đơn vị dự toán cấp I và được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau (như nguồn để thực hiện cải cách tiền lương…)

+ Tiểu mục 0954 “Nguồn tăng thu năm nay chưa phân bổ được phép chuyển sang năm sau sử dụng cho mục tiêu cụ thể”: Để phản ánh nguồn tăng thu năm nay chưa phân bổ, được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau thực hiện theo mục tiêu đã xác định (ví dụ như: tăng thu dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương...).

- Về hạch toán các khoản tạm ứng ngân sách theo Tiểu mục:

Khi tạm ứng ngân sách thực hiện hạch toán chi tiết theo Tiểu mục như sau:

- Nếu đã xác định rõ nội dung theo Tiểu mục, thì hạch toán vào Tiểu mục tương ứng.

- Nếu chưa xác định được nội dung theo Tiểu mục, thì hạch toán vào Tiểu mục khác của Mục tương ứng.

*

*           *

Trên đây là một số điểm cần lưu ý khi thực hiện Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị phản ánh về Bộ để được hướng dẫn. Căn cứ hướng dẫn tại Công văn này, các đơn vị dự toán cấp II có trách nhiệm phổ biến hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp III thuộc quyền quản lý để thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Đức Chính (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ KHTC.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH-TÀI CHÍNH




Nguyễn Đình Tạp

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác