Công văn 598/BYT-DP năm 2015 tăng cường phòng chống cúm từ gia cầm lây sang người do Bộ Y tế ban hành
Công văn 598/BYT-DP năm 2015 tăng cường phòng chống cúm từ gia cầm lây sang người do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 598/BYT-DP | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 26/01/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 598/BYT-DP |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 26/01/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
598/BYT-DP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2015 |
Kính gửi: |
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Trên thế giới tình hình dịch cúm gia cầm vẫn có diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát. Sau các đợt dịch xảy ra vào đầu năm 2013, 2014, đến nay dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc vẫn chưa được khống chế. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), riêng trong 3 tuần đầu tháng 01 năm 2015 tại Trung Quốc đã ghi nhận 15 trường hợp mắc cúm A(H7N9), trong đó có 3 trường hợp tử vong nâng tổng số mắc cúm A(H7N9) từ năm 2013 đến ngày 19/01/2015 là 485 trường hợp mắc, trong đó có 185 trường hợp tử vong. Ngày 06/01/2015, WHO cũng thông báo bổ sung 16 trường hợp mắc mới cúm A(H5N1) tại Ai Cập, trong đó có 2 trường hợp tử vong, tích lũy số trường hợp mắc cúm A(H5N1) trên thế giới từ năm 2003 đến nay là 694 trường hợp mắc, trong đó có 402 trường hợp tử vong. Thêm vào đó, trong khoảng thời gian cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, tại nhiều nước trên thế giới liên tục ghi nhận sự xuất hiện các chủng vi rút cúm ở các trang trại gia cầm và có thể lây truyền sang người như cúm A(H5N8), cúm A(H5N6), cúm A(H5N2). Trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ các chủng vi rút cúm có thể xâm nhập vào nước ta là rất lớn.
Tại Việt Nam, đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9), tuy vậy dịch cúm A(H5N1) vẫn lưu hành trên các đàn gia cầm và trong năm 2014 đã ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm tại một số địa phương. Mùa đông - xuân là điều kiện thuận lợi cho các chủng vi rút cúm phát triển và lây lan, đồng thời trong dịp tết nguyên đán Ất Mùi 2015 nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm tăng cao của người dân, do đó có thể sẽ ghi nhận người mắc chủng vi rút cúm gia cầm tại các địa phương. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống và ngăn ngừa dịch cúm gia cầm lây lan sang người cũng như không để các chủng vi rút cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế trân trọng đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm và chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của tỉnh, rà soát các hoạt động phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người; chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trên địa bàn phối hợp triển khai thực hiện nghiêm và đồng bộ công tác tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm nhằm kiểm soát và vận động người dân áp dụng các biện pháp hạn chế sự lây truyền các chủng vi rút cúm từ gia cầm sang người.
2. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch cúm trên các đàn gia cầm đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để chia sẻ thông tin và triển khai các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm ở người theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT về việc phối hợp phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người. Tăng cường công tác kiểm dịch, không để lưu thông gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối về gia cầm; tổ chức và triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ tại các chợ bán gia cầm sống theo hướng dẫn của đơn vị thú y nhằm hạn chế tối đa sự lưu hành của các chủng vi rút cúm gia cầm trong môi trường có thể lây sang người.
3. Chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện điều tra ngăn chặn nhập lậu, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển và buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc ở nước ta.
4. Chỉ đạo Sở Y tế Tăng cường giám sát các chủng vi rút cúm, kể cả cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), cúm A(H5N8), cúm A(H5N6), cúm A(H5N2) tại cộng đồng và thông qua hệ thống giám sát trọng điểm cúm quốc gia, mở rộng việc thu thập các mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút tại các bệnh viện gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để xét nghiệm tác nhân gây bệnh, tổ chức thu dung điều trị, cách ly kịp thời không để xảy ra tử vong và triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng, kéo dài.
5. Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, đặc biệt là các chủng vi rút cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) và một số chủng vi rút cúm gia cầm khác, trong đó lưu ý tới các đối tượng là những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ gia cầm về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh, khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn và mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây