Công văn 4927/CTTPHCM-TTHT năm 2021 về Chính sách thuế do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 4927/CTTPHCM-TTHT năm 2021 về Chính sách thuế do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 4927/CTTPHCM-TTHT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Duy Minh |
Ngày ban hành: | 19/05/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4927/CTTPHCM-TTHT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Lê Duy Minh |
Ngày ban hành: | 19/05/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 4927/CTTPHCM-TTHT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2021 |
Kính gửi: Công ty TNHH Thương Mại Dược
Phẩm Gia Phan
Địa chỉ: Số nhà 58/99 Nguyễn Minh Hoàng, P.12,
Q.Tân Bình, TP.HCM
Mã số thuế:
0309556931
Trả lời văn bản số 02/GP/2021 ngày 22/3/2021 của Công ty về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
+ Tại Điều 5 quy định các bên có quan hệ liên kết:
“1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:
…
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
…”
+ Tại Điều 16 xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
“…
3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
…”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay tiền của 3 ngân hàng (mỗi ngân hàng 10 tỷ đồng, tổng dư nợ 3 ngân hàng là 30 tỷ đồng, vốn trên giấy phép của Công ty là 50 tỷ đồng, vốn vay của 3 ngân hàng chiếm 60% vốn chủ sở hữu và chiếm 65% các khoản nợ trung và dài hạn) thì khoản vay của mỗi ngân hàng nhỏ hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và nhỏ hơn 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay, do đó Công ty không có quan hệ liên kết với 3 ngân hàng trên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và lãi vay trong trường hợp này không bị khống chế 30% theo điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Về việc giám đốc thế chấp nhà của cá nhân cho ngân hàng để vay vốn cho Công ty, Tổng Cục thuế đã có công văn số 1043/TCT-TTKT ngày 09/4/2021 hướng dẫn, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
|
CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây