Công văn số 492/BNV-CCVC về việc thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
Công văn số 492/BNV-CCVC về việc thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu: | 492/BNV-CCVC | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ | Người ký: | Trần Văn Tuấn |
Ngày ban hành: | 23/02/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 492/BNV-CCVC |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ |
Người ký: | Trần Văn Tuấn |
Ngày ban hành: | 23/02/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NỘI VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 492/BNV-CCVC |
Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2007 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Phúc đáp Công văn số 1899/BTC-TCCB ngày 02 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:
Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và Pháp lệnh Cán bộ, công chức đã quy định cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được hưởng chế độ hưu trí khi có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Để thực hiện nghiêm chính sách nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 668/TTg ngày 11 tháng 11 năm 1994 về một số vấn đề trong việc thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức và Chỉ thị số 18/2002/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2002 về việc thực hiện nghiêm các quyết định của Đảng và các quy định của pháp luật về nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Ngày 12 tháng 10 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Công văn số 1631/TTg-TCCB gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Để hiểu rõ việc thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã trao đổi với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thống nhất như sau:
1. Thời điểm cán bộ, công chức, viên chức đủ tuổi để có thể được hưởng chế độ nghỉ hưu trong điều kiện bình thường là thời điểm đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày đủ tuổi nghỉ hưu, cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức ra thông báo bằng văn bản, gửi cho cán bộ, công chức, viên chức được biết để chuẩn bị cho việc nghỉ hưu.
3. Trước 03 tháng tính đến ngày đủ tuổi nghỉ hưu, cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức ra quyết định nghỉ hưu. Thời điểm nghỉ hưu trong quyết định nghỉ hưu là thời điểm cán bộ, công chức, viên chức đủ tuổi nghỉ hưu.
Trong thời gian này, cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chuẩn bị người thay thế để nhận bàn giao công việc và làm các thủ tục về bảo hiểm xã hội.
4. Thời điểm hưởng chế độ hưu (hưởng lương lưu do Bảo hiểm xã hội chi trả) là thời điểm quyết định nghỉ hưu có hiệu lực thi hành.
Thí dụ: Ông B sinh ngày 13 tháng 10 năm 1947, đến ngày 13 tháng 10 năm 2007 đủ tuổi nghỉ hưu, cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện:
- Tháng 4 năm 2007 ra thông báo để ông B được biết.
- Tháng 7 năm 2007 ra quyết định để ông B được nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 11 năm 2007. Căn cứ quyết định này, cơ quan quản lý cán bộ, công chức làm các thủ tục về Bảo hiểm xã hội để đến ngày 01 tháng 11 năm 2007, ông B bắt đầu nghỉ hưu và hưởng lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. Đồng thời cũng trong thời gian này chuẩn bị bố trí người thay thế để ông B bàn giao công việc và chính thức nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 11 năm 2007.
Bộ Nội vụ xin trả lời để quý Bộ biết, thực hiện.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây