Công văn số 481/NHNN-CSTT ngày 10/05/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thẩm định Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 178 của Bộ Tư pháp
Công văn số 481/NHNN-CSTT ngày 10/05/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thẩm định Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 178 của Bộ Tư pháp
Số hiệu: | 481/NHNN-CSTT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Dương Thu Hương |
Ngày ban hành: | 10/05/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 481/NHNN-CSTT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký: | Dương Thu Hương |
Ngày ban hành: | 10/05/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 481/NHNN-CSTT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2002 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Thực hiện chương trình soạn thảo văn bản pháp luật năm 2002 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định này.
Ngân hàng Nhà nước đã nhận được văn bản thẩm định số 293/TP-PLDSTK ngày 25/3/2002 của Bộ Tư pháp về việc thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 178. Về các vấn đề nêu trong văn bản này. Ngân hàng Nhà nước có ý kiến như sau:
1. Ngân hàng Nhà nước đã rà soát, chỉnh sửa 2 điểm của dự thảo Nghị định và tờ trình Chính phủ
a. Về giữ giấy tờ tài sản cầm cố, thế chấp ở phương tiện vận tải có tham gia hoạt động tuyến quốc tế.
Khoản 2 Điều 12 Nghị định 178 quy định: "Đối với tài sản cầm cố, thế chấp là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản có giấy chứng nhận đăng ký thì, tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký, chủ phương tiện được dùng bản sao có chứng nhận của Công chứng nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng (nơi nhận cầm cố, thế chấp) để lưu hành phương tiện trong thời hạn cầm cố, thế chấp. Tổ chức tín dụng chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sau khi đã có chứng nhận của Công chức Nhà nước".
Theo quy định này tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản, còn khách hàng vay giữ bản sao để lưu hành. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Bộ Giao thông vận tải đã phát hiện và đề nghị xử lý vướng mắc về giữ giấy chứng nhận đăng ký đối với tàu bay, tàu biển có tham gia hoạt động tuyến quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 839/CP-KTTH ngày 11/9/2000: "Cho phép các tổ chức tín dụng giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký có chứng nhận của cơ quan Công chứng Nhà nước đối với tài sản cầm cố có thế chấp là tàu bay, tàu biển có tham gia hoạt động tuyến quốc tế".
Để bảo đảm tính đồng bộ của các quy định nói trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 12 Nghị định 178 như sau: Đối với tài sản cầm cố, thế chấp là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản có giấy chứng nhận đăng ký, tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký, khách hàng vay khi sử dụng phương tiện được dùng bản sao có giấy chứng nhận của Công chức Nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng, nơi nhận cầm cố, thế chấp để lưu hành phương tiện đó trong thời hạn cầm cố, thế chấp. Tổ chức tín dụng chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sau khi đã có chứng nhận của Công chứng Nhà nước. Nếu tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay, tàu biển tham gia hoạt động trên tuyến quốc tế, tổ chức tín dụng giữ bản sao giấy chứng nhận đăng ký có chứng nhận của Công chức Nhà nước".
b. Chỉnh sửa Khoản 13 Điều 1 dự thảo Nghị định về phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản như sau:
Một tài sản bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng. Trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ tài nhiều tổ chức tín dụng, thì phải có đủ các điều kiện: Tài sản đã đăng ký quyền sở hữu, đối với đất đai đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản này đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm: các tổ chức tín dụng cùng nhận một tài sản bảo đảm phải thoả thuận với nhau bằng văn bản về việc giữ bản chính giấy tờ về tài sản bảo đảm, về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ; giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm của lần tiếp theo sau phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm tại các tổ chức tín dụng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Ý kiến về các vấn đề khác
a. Về việc sửa đổi Khoản 2 Điều 12 Nghị định 178 theo hướng chủ phương tiện giữ bản chính giấy tờ chứng nhận đăng ký, thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu biết về tài sản đã được cầm cố, thế chấp, tổ chức tín dụng giữ bản sao giấy chứng nhận đăng ký;
Việc giữ giấy chứng nhận đăng ký đối với tàu bay, tàu biển, Ngân hàng Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi như trình bày tại điểm 1 trên đây.
Đối với phương tiện vận tải hoạt động tuyến nội địa tiếp tục thực hiện theo quy định như Khoản 2 Điều 12 Nghị định 178, vì: quy định này đã được các Bộ, ngành có liên quan nhất trí khi Chính phủ thông qua Nghị định 178 nhằm tạo điều kiện cho các phương tiện vận tải lưu hành bình thường và chủ phương tiện vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, việc chủ phương tiện giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký và thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu sẽ xảy ra rủi ro lớn cho tín dụng ngân hàng, do chủ phương tiện tự ý bán phương tiện vận tải đã cầm cố, thế chấp mà không trả nợ vay, trên thực tế các tổ chức tín dụng đã gặp nhiều rủi ro do hiện tượng này.
b. Về vấn đề bổ sung việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
Nghị định 178 và Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTB-BCA-BTC-TCĐC đã quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng là động sản, bất động sản, trong đó đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất; trên thực tế các tổ chức tín dụng và khách vay không phản ánh vướng mắc về vấn đề nói trên. Vì thế, không cần thiết phải bổ sung việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
c. Về việc khái quát một số nội dung cơ bản tại mục X, mục XI, của Thông tư 03 để sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định 178.
Điều 35 Nghị định 178 đã quy định cụ thể có tính nguyên tắc và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng. Theo đó, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/04/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng đã cụ thể hóa Điều 35 Nghị định 178, các tổ chức tín dụng đã có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện không nên đặt ra việc sửa đổi bổ sung Điều 35 Nghị định 178.
d. Về việc dùng từ "tổ chức thay thế từ "pháp nhân" tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 178.
Khoản 4 Điều 1 của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 178 có ghi: Khách hàng vay là các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, pháp nhân Việt Nam và cá nhân, pháp nhân nước ngoài có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quy định này cụ thể, để thực hiện, phù hợp với quy định tại Điều 94, 832 của Bộ Luật Dân sự về pháp nhân trong nước, pháp nhân nước ngoài và Điều 1 Luật Doanh nghiệp về các loại hình doanh nghiệp. Vì thế, không cần thiết thay thế từ "pháp nhân" bằng từ "tổ chức"
đ. Về việc sửa đổi Điều 7 Nghị định 178:
Như đã giải trình cụ thể tại tờ trình Chính phủ số 204/NHNN-CSTT ngày 28/02/2002 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 178, thì Điều 7 Nghị định này cần phải sửa đổi, bổ sung cả 3 Khoản cho phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai sửa đổi và điều kiện thực tế hiện nay. Nếu chỉ bổ sung thêm cụm từ "bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất" vào Khoản 2 Điều 7 như ý kiến của Bộ Tư pháp thì chưa đủ, không xử lý được vướng mắc theo kiến nghị của tổ chức tín dụng và khách hàng vay về điều kiện, thủ tục nhận tài sản bảo đảm.
e. Về vấn đề sửa đổi Nghị định 178 một cách căn bản hơn trong điều kiện đã thành lập cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
Ý kiến này của Bộ Tư pháp chưa được cụ thể, cho nên Ngân hàng Nhà nước chưa có căn cứ để bổ sung thêm những vấn đề sửa đổi, bổ sung như đã kiến nghị trong tờ trình Chính phủ số 204/NHNN-CSTT ngày 28/02/2002 và dự thảo Nghị định gửi Bộ Tư pháp thẩm định.
Năm 2001, Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã được thành lập và đi vào hoạt động làm nhiệm vụ đăng ký giao dịch bảo đảm động sản nhưng mới có một số điểm hoạt động ở những thành phố lớn, phần lớn các địa phương chưa có : việc đăng ký giao dịch bảo đảm bất động sản đối với doanh nghiệp đăng ký tại Sở địa chính, hộ gia đình, cá nhân đăng ký tại UBND xã phường quy định của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 11/03/2000. Theo phản ánh của Bộ Tư pháp và khách hàng vay tổ chức tín dụng, nhiều địa phương chưa thực hiện việc đăng ký giao dịch bất động sản do chưa bố trí được nhân sự. Bộ Tài chính chưa ban hành thông tư hướng dẫn về lệ phí, việc đăng ký gây nhiều phiền hà cho khách hàng: việc đăng ký động sản tại cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm có ít khách hàng đăng ký, do các bên trong quan hệ vay vốn cho rằng hợp đồng bảo đảm dù có đăng ký hay không đăng ký giao dịch bảo đảm thì vẫn có giá trị pháp lý và việc đăng ký đối với họ chưa có tác dụng thiết thực. Như vậy, hoạt động về đăng ký giao dịch bảo đảm đã và đang có nhiều khó khăn, trở ngại, khó có thể hoạt động đồng bộ, nề nếp trong thời gian tới đây, chưa có đủ cơ sở điều kiện pháp lý và thực tế để cho rằng việc đăng ký giao dịch bảo đảm có thể thay thế cho các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
|
THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây