214834

Công văn 4077/BNN-TCTL năm 2013 cung cấp số liệu thiên tai do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

214834
LawNet .vn

Công văn 4077/BNN-TCTL năm 2013 cung cấp số liệu thiên tai do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 4077/BNN-TCTL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 13/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4077/BNN-TCTL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 13/11/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4077/BNN-TCTL
V/v cung cấp số liệu thiên tai

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Phúc đáp văn bản số 9478/VPCP-TKBT ngày 11/11/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc cập nhật số liệu thống kê phục vụ báo cáo giải trình, trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp những số liệu về thiên tai như sau:

1. Tình hình thiên tai tính đến đầu tháng 11 năm 2013

Từ đầu năm đến nay, thiên tai ở nước ta diễn biến phức tạp và bất thường. Bão xuất hiện sớm và nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Ngay từ đầu năm đã xuất hiện bão số 1 và trong tháng 2 tiếp tục có ATNĐ trên biển Đông đã gây ra các đợt mưa trái mùa làm thiệt hại về sản xuất đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tính đến đầu tháng 11/2013 đã có 14 cơn bão và 4 ATNĐ hoạt động trên biển Đông, trong đó có 11 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta (bão số 1, số 2, số 3, số 5, số 6, số 8, số 10, số 11, số 12, số 13 và số 14). Đáng lưu ý nhất là các cơn bão mạnh liên tiếp số 10 và số 11 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung vào tháng 10 gây mưa, lũ đặc biệt lớn làm thiệt hại nặng nề về người, tài sản; đặc biệt là siêu bão Haiyan- là cơn bão mạnh nhất trên thế giới đã đổ bộ vào Philippin gây thiệt hại nghiêm trọng về người và hạ tầng, khi vào biển Đông là cơn bão số 14, bão có cường độ mạnh di chuyển nhanh, thay đổi hướng nhiều lần, dịch chuyển từ khu vực giữa biển Đông lên vịnh Bắc Bộ. Theo thống kê, năm 2013 là một trong những năm có số lượng cơn bão hoạt động trên biển Đông và đổ bộ vào nước ta là lớn nhất từ trước đến nay.

Ở Bắc Bộ đã xảy ra nhiều đợt mưa lớn, trong đó các đợt mưa cuối tháng 5, trung tuần tháng 7, đầu tháng 9 đã gây thiệt hại lớn đối với các tỉnh miền núi Bắc Bộ, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là trận lũ quét xảy ra vào đầu tháng 9 tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Lũ lớn cũng đã xuất hiện trên hệ thống sông Thái Bình sau nhiều năm không có lũ. Toàn bộ các hồ chứa ở Bắc Bộ đều đạt và vượt mức nước dâng bình thường, trong đó các hồ chứa lớn như Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chác, Cấm Sơn, Núi Cốc... và các hồ chứa vừa đã phải nhiều lần thực hiện việc xả lũ.

Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện lũ, một số trạm chính vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên ở mức báo động 2, báo động 3.

Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như dông mạnh kèm theo sét và lốc xoáy, mưa đá với mức độ đặc biệt nghiêm trọng, quy mô lớn đã xảy ra ở nhiều nơi, có địa phương đã xảy ra từ 4 đến 6 đợt như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đồng Tháp,... Đặc biệt nghiêm trọng là trận lốc xoáy kèm theo mưa đá lớn nhất trong hàng chục năm qua đã tàn phá nhiều nhà cửa, gây thiệt hại lớn về sản xuất đối với tỉnh Lào Cai vào cuối tháng 3. Tính từ đầu năm, trên phạm vi cả nước đã xảy ra 207 đợt dông, lốc, sét, mưa đá.

- Triều cường rất lớn đã làm nhiều khu vực thấp trũng của thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và sinh hoạt của người dân (đỉnh triều tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn ngày 23-10 đạt mức 1,68m, vượt mức báo động III là 0,18m và vượt đỉnh triều lịch sử (1,62m) năm 2012. Đây là đỉnh triều cao nhất trong vòng hơn 60 năm qua).

Một số đợt bão, mưa lũ điển hình:

- Cơn bão số 2

Bão số 2 hình thành từ vùng áp thấp trên khu vực phía Đông quần đảo Hoàng Sa, di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc. Sáng ngày 22/6, cường độ bão tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Chiều tối ngày 22/6, sau khi vượt qua đảo Hải Nam - Trung Quốc, bão chuyển hướng đi lên phía Bắc, ven theo bờ biển các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng. Đêm ngày 23/6, bão số 2 đổ bộ vào đất liền thuộc các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, gây ra gió mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10 ở vùng ven biển. Bão số 2 đổ bộ trùng với thời điểm triều cường nên đã gây sạt lở nghiêm trọng tại một số đoạn đê, kè của các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Hải Phòng.

- Đợt mưa, lũ đầu tháng 9 tại các tỉnh Bắc Bộ

Từ 30/8 - 5/9, do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh Bắc Bộ đã xảy ra đợt mưa lớn diện rộng. Mưa tập trung vào ngày 30/8 và từ 4-5/9, lượng mưa phổ biến dưới 230mm, một số trạm mưa lớn hơn như: Mường Tè (Lai Châu) 286mm, Nậm Nhùn (Lai Châu) 243mm, Mường Sại (Sơn La) 270mm, Sa Pa (Lào Cai) 240mm, Bắc Quang (Hà Giang) 251mm, Thổ Bình (Tuyên Quang) 252mm, Tam Dương (Vĩnh Phúc) 277mm, Việt Trì (Phú Thọ) 236mm, Võ Nhai (Thái Nguyên) 301mm, Bắc Sơn (Lạng Sơn) 342mm, Móng Cái (Quảng Ninh) 235mm, Tân Yên (Bắc Giang) 266mm, Cửa Cấm (Hải Phòng) 315mm, Hoài Đức (Hà Nội) 235mm, Bến Bình (Hải Dương) 243mm.

Mưa đã gây lũ quét tại một số tỉnh miền núi, lũ trên một số sông: lưu lượng về hồ Sơn La đạt 12.184m3/s (lớn nhất trong năm); đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái: 31,68m (dưới BĐIII 0,32m), sông Thương tại Phủ Lạng Thương: 5,72m (trên BĐII 0,42m), sông Cầu tại Đáp Cầu đạt 6,12m (dưới BĐIII 0,18m).

- Cơn bão số 10: là cơn bão được hình thành trên biển Đông, chiều tối 30/9, vùng tâm bão đi vào địa phận Hà Tĩnh - Quảng Bình gây gió cấp 10-11, giật cấp 12­-14, ở phía Nam Vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi Quảng Trị - Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 8-10. Bão gây mưa lớn tại các tỉnh Trung Trung Bộ, trong đó các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam phổ biến 200mm; các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình từ 400 đến 500mm. Các sông từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đã xuất hiện một đợt lũ, kết hợp với xả lũ của các hồ trong khu vực đã gây ngập sâu nhiều huyện ở Thanh Hóa, Nghệ An.

- Cơn bão số 11: hình thành từ phía Đông miền Trung Philipin, di chuyển ổn định chủ yếu theo hướng Tây, sáng sớm ngày 15/10, tâm bão đổ bộ vào khu vực 2 tỉnh Đà Nẵng - Quảng Nam gây gió cấp 11-12, giật trên cấp 12; các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế và từ Quảng Ngãi đến Bình Định có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Bão gây mưa lớn tại các tỉnh Trung Trung Bộ, trong đó các tỉnh Nghệ An và từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi phổ biến 300-400mm; các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình từ 430 đến 530mm. Các sông từ Nghệ An đến Quảng Nam đã xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông ở Nghệ An, từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Tây nguyên ở mức báo động 2, báo động 3; riêng các sông ở Quảng Bình, Hà Tĩnh đã xảy ra lũ lớn, cụ thể: sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt: 11,26m trên BĐ3: 0,76m; sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 14,62 trên BĐ3: 1,62m; sông Gianh tại Mai Hóa: 7,93m trên BĐ3: 1,43m. Mưa lớn, lũ cao đã làm ngập sâu nhiều huyện ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Cơn bão số 14 (siêu bão Haiyan): Sau khi xuất hiện ở Thái Bình Dương vào ngày 06/11, sáng sớm ngày 8/11, siêu bão Haiyan đã đổ bộ vào miền Trung Philippines, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh trên cấp 17, giật trên cấp 17, di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30-35km. Đến tối ngày 08/10, bão HaiYan vào biển Đông (bão số 14), vị trí tâm bão lúc 22h/08/10 ở vào khoảng 11,9 độ Vĩ Bắc; 120 độ Kinh Đông, sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, cấp 16, giật trên cấp 17, chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 35km.

Chiều ngày 9/11, bão vào giữa biển Đông và đổi hướng di chuyển ra vịnh Bắc Bộ, hướng di chuyển hầu như song song và cách đường bờ biển các tỉnh Trung Bộ khoảng từ 200-300km, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14, giật cấp 15, cấp 16 và bão di chuyển chậm hơn, mỗi giờ đi được 20km.

Đến 02h30' ngày 11/11, bão đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, bão tiếp tục đổi hướng và di chuyển chậm lại theo hướng Bắc tiến sâu vào khu vực phía Nam Trung Quốc, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và tan dần. Do ảnh hưởng của bão, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư, các huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Hải) có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ từ Ninh Bình đến Quảng Ninh có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 9-11, giật cấp 12-13; các tỉnh Trung Bộ và phía Đông đồng bằng Bắc Bộ đã có mưa to, lượng mưa phổ biến khoảng 200m và không gây lũ trên các hệ thống sông.

2. Tình hình thiệt hại

2.1. Năm 2013: Từ đầu năm đến nay đã có 210 người chết và mất tích; 780 người bị thương; 11.584 nhà bị đổ, sập, trôi; 460.772 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 121.205 ha diện tích lúa, mạ bị thiệt hại; 157.947 ha hoa màu bị thiệt hại; 82.881 ha cây công nghiệp và cây ăn quả bị thiệt hại; 102.205 ha thủy sản bị mất và 17,593 triệu m3 đất, đá đường giao thông bị sạt lở. Ước tính tổng giá trị thiệt hại về vật chất khoảng 23.071 tỷ đồng (có phụ lục chi tiết kèm theo).

2.2. Năm 2012:

Năm 2012, có 10 cơn bão và 02 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông; 11 trận động đất có cường độ từ 3,3 đến 4,7 độ và nhiều đợt dông, lốc xoáy kèm mưa đá.

Thiên tai đã làm 258 người chết và mất tích; 408 người bị thương; 6.292 nhà bị đổ, sập, trôi; 101.756 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 408.383 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 3.240.069 m3 đất đá bị sạt lở,… Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 16.000 tỷ đồng (Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định hỗ trợ cho địa phương, Bộ, ngành bị ảnh hưởng bởi thiên tai để cứu đói, khắc phục hậu quả với tổng số tiền là: 1.445,8 tỷ đồng và 6.500 tấn gạo).

2.3. Năm 2011:

Năm 2011, có 7 cơn bão và 7 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông; nhiều đợt mưa, lũ lớn tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; có khoảng trên 70 đợt dông, lốc xoáy kèm mưa đá ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra đã xảy ra một số trận động đất ở các tỉnh Cao Bằng, Sơn La.... nhưng với cường độ thấp, không gây thiệt hại.

Thiên tai đã làm 295 người chết và mất tích; 274 người bị thương; 2.170 nhà bị đổ, sập, trôi; 447.694 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 350.367 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 9.689.559 m3 đất đá bị sạt lở,... Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 12.703 tỷ đồng (Thủ tướng Chính phủ đã có các Quyết định hỗ trợ cho địa phương, Bộ, ngành bị ảnh hưởng bởi thiên tai để cứu đói và khắc phục hậu quả với tổng số tiền là 922 tỷ đồng và 11.600 tấn gạo);

3. Công tác khắc phục hậu quả từ đầu năm đến đầu tháng 11 năm 2013

- Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định hỗ trợ, tạm ứng cho các địa phương để cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi với tổng kinh phí 1.159,1 tỷ đồng và 9.786 tấn gạo.

- Các địa phương đã chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để xử lý các nhu cầu cấp bách cho nhân dân. Các Bộ cũng đã sử dụng kinh phí hỗ trợ địa phương khắc phục cơ sở hạ tầng thuộc diện quản lý trực tiếp như điện lực, thông tin, giao thông, trường học, trạm y tế. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức kêu gọi sự hỗ trợ của các cộng đồng và phân bổ hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại nặng.

- Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: một số địa phương hiện thiếu giống cây trồng để khôi phục sản xuất kịp thời (vụ Đông). Một số tỉnh có diện tích cây cao su bị gẫy đổ nhiều cần được hỗ trợ để phục hồi.

- Vừa qua một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện phải xả lũ đã gây ngập úng cho vùng hạ lưu đập gây bức xúc trong dư luận. Việc xả lũ của các hồ khi mưa lớn vượt quá khả năng tích nước là điều bất khả kháng, nhưng để tránh thiệt hại cần phải xây dựng hệ thống cảnh báo và có quy chế để thực hiện cảnh báo, chỉ đạo hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng tránh. Mặt khác về lâu dài phải quy hoạch dân cư vùng hạ du, tạo hành lang thoát lũ an toàn.

- Cơ sở hạ tầng về giao thông, đê điều, đập thủy lợi, trường học, trạm y tế và các công trình công cộng khác mới chỉ được khắc phục tạm thời để hoạt động, cần có đầu tư, nâng cấp kiên cố để an toàn trước thiên tai tiếp theo.

4. Đề xuất, kiến nghị

Để tiếp tục hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, lũ và các thiên tai khác, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chính phủ:

4.1. Về trước mắt:

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các địa phương bị thiệt hại để khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ giống cây trồng để sớm ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân, đặc biệt đối với các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 10, 11, 14 và các thiên tai khác;

- Có chính sách hỗ trợ hoặc khoanh nợ, cho vay tiếp đối với hộ nông dân bị thiệt hại nặng về cây cao su; hộ ngư dân có tàu thuyền đánh cá bị hư hỏng nặng.

- Bổ sung kinh phí cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý cấp bách các công trình đê điều, đập thủy lợi (xử lý bước đầu) để đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão năm 2013 và những năm tiếp theo;

- Rút kinh nghiệm từ công tác chỉ đạo, điều hành và thực tế triển khai tại địa phương đối phó với siêu bão Haiyan - cơn bão số 14, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành rà soát, điều chỉnh các phương án, xây dựng các kịch bản phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai để chủ động đối phó với các tình huống có thể xảy ra và báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Giao Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương rà soát các công trình đê điều, hồ đập bị hư hỏng nặng hoặc vỡ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ trong kế hoạch năm 2014 để khôi phục nâng cấp.

- Giao các địa phương tiếp tục tổ chức cắm biển cảnh báo khu vực ngập lụt để nhân dân biết chủ động phòng tránh, rà soát quy hoạch và xây dựng các dự án di dân vùng trũng thấp hạ lưu các hồ đập lớn báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

4.2. Về lâu dài:

- Tiếp tục quan tâm dành vốn đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phòng chống thiên tai như tăng cường năng lực giám sát, dự báo thiên tai; nâng cấp đê, kè, hồ chứa; nâng cấp, xây dựng mới các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền.

- Đề nghị Chính phủ giao Ban Chỉ đạo PCLBTW, Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát, điều chỉnh, cập nhật bổ sung Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ) để phù hợp với tình hình thực tế, sắp xếp thứ tự ưu tiên, đảm bảo tính khả thi cao trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược;

- Đề nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành Thông tư hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển ngành (theo quy định của Luật phòng chống thiên tai).

- Đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí vốn để các tỉnh hoàn thành sớm kế hoạch di dời, sắp xếp ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai và vùng có nguy cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là đối với tính mạng con người. Đồng thời tăng mức hỗ trợ để bảo đảm điều kiện tối thiểu cần thiết cho các hộ dân ổn
định đời sống ở nơi tái định cư.

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 46/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 về phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm - cứu nạn đến năm 2015-2020 và Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 về việc phê duyệt danh mục quy định chi tiết các chủng loại trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn và danh mục các dự án đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015;

- Đề nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, xây dựng và nâng cấp một số tuyến đường ngang kết nối Quốc lộ 1 với đường Hồ Chí Minh để hỗ trợ đảm bảo giao thông trong tình huống khẩn cấp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Nâng cấp một số đoạn đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh thường xuyên bị ngập lụt theo hướng làm cầu cạn để thoát lũ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Lưu VT, TCTL (VT, ĐĐ-3b).

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 


TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO THIÊN TAI NĂM 2013 (tính đến ngày 11/11)

(kèm theo công văn số 4077/BNN-TCTL ngày 13 tháng 11 năm 2013)

LOẠI THIỆT HẠI

HẠNG MỤC

Đơn vị tính

Rét, nắng nóng

Úng ngập

Lốc, sét, mưa đá

Lũ quét, sạt lở đất

Những trận lũ nhỏ khác

Lũ Bắc Bộ cuối tháng 7

Mưu lũ, lũ quét tại Bắc Bộ đầu tháng 9

Bão số 1

Bão số 2

Mưa lũ do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3

Bão số 5

Bão số 6

Bão số 8

Bão số 10

Bão số 11 và mưa lũ sau bão

Bão số 13 và mưa lũ sau bão

Bão số 14

TỔNG CỘNG

NGƯỜI

Số người chết

người

-

2

...

...

5

7

30

1

3

5

5

7

27

13

26

3

-

184

Số người mất tích

người

-

-

...

...

-

3

1

-

-

1

-

2

4

4

1

1

-

26

Số người bị thương

người

-

-

...

18

-

8

19

-

1

3

6

9

18

208

182

3

84

780

NHÀ Ở

Nhà sập đổ, cuốn trôi

cái

-

-

1.378

120

13

41

34

-

16

8

45

183

11

528

9.167

37

45

11.626

Nhà bị thiệt hại, tốc mái, xiêu vẹo

cái

-

10

...

...

134

159

414

-

127

173

1.800

1.450

192

201.341

33.419

228

1.401

302.214

Nhà bị ngập nước

cái

-

4.506

71

251

6

284

36

-

1.530

45

860

547

13.854

33.973

103.521

415

1.700

161.599

GIÁO DỤC

Số điểm trường bị ảnh hưởng

điểm

-

29

210

13

-

-

11

-

-

7

9

5

62

843

222

4

12

1.427

Phòng học đổ, trôi

phòng

-

-

23

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2

4

-

-

-

29

Phòng học bị hư hỏng

phòng

-

-

208

-

-

-

-

-

1

2

6

10

-

365

483

12

-

1.087

Y TẾ

Số BV, BX bị ảnh hưởng

điểm

-

-

9

1

-

-

2

-

-

2

1

-

-

120

4

-

-

139

Số phòng đổ, trôi

phòng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

16

-

-

16

Số phòng thiệt hại

phòng

-

-

11

-

-

-

-

-

-

-

-

2

-

-

56

-

-

69

NÔNG LÂM NGHIỆP

Diện tích lúa bị thiệt hại

ha

1.787

363

10.067

4.646

589

2.063

4.181

-

11.311

1.301

9.101

51.504

9.807

6.156

6.744

1.452

166

121.238

Mất trắng (trên 70%)

ha

180

50

2.853

358

253

950

246

-

3.113

244

1.465

3.989

3.263

4.250

4.039

1

-

25.254

Diện tích mạ bị thiệt hại

ha

-

-

-

1

3

-

-

-

129

-

-

-

-

-

-

-

-

133

Mất trắng (trên 70%)

ha

-

-

-

1

3

-

-

-

129

-

-

-

-

-

-

-

-

132

Diện tích hoa, rau màu bị thiệt hại

ha

1.135

150

12.297

302

697

1.303

1.161

-

6.238

1.405

2.271

8.452

15.895

12.967

92.320

1.335

46.398

204.345

Mất trắng (trên 70%)

ha

121

-

4.339

161

421

1.090

213

-

1.476

19

-

1.296

5.684

12.304

82.798

663

-

110.586

Diện tích cây công nghiệp dài ngày bị t.hại

ha

4.604

-

390

-

-

6

-

-

-

-

-

37

863

22.692

5.467

500

-

34.559

Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày bị t.hại

ha

10.171

-

2.705

32

-

0

419

-

3.122

5

-

6.963

1.515

10.532

2.046

778

-

38.288

Diện tích cây ăn quả bị thiệt hại

ha

2.688

749

2.520

-

24

5

-

-

522

-

453

1.150

-

614

1.251

60

-

10.035

Đại gia súc bị chết

con

974

-

12

6

6

143

8

-

-

-

2

-

53

11.258

262

3

1

12.728

Tiểu gia súc bị chết

con

52

-

53

1.583

41

131

-

-

183

20

-

14

65

6.167

2.040

-

-

10.349

Gia cầm bị chết

con

-

-

4.903

1.499

3.980

1.316

138

-

3.108

20.721

-

21.236

20.842

595.705

97.795

163

-

771.406

THỦY LỢI

Chiều dài đê từ cấp IV trở xuống bị thiệt hại

m

-

7.465

-

5.114

-

-

-

-

4.546

-

13

6.775

160

25.670

44.925

-

40

94.707

Kè bị thiệt hại

 

-

-

-

-

-

-

-

-

14

-

3

13

-

-

1

-

-

31

Chiều dài kè bị thiệt hại

m

-

-

117

30

513

40

50

-

3.827

100

40

831

700

5.720

15.015

15

-

26.998

Kênh mương bị thiệt hại

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

411

-

-

-

-

46

-

2

459

Chiều dài kênh mương bị thiệt hại

m

-

-

3.746

3.043

428

19.606

75

-

19.497

200

366

8.389

30.376

31.772

147.480

153

-

265.131

Khối lượng đất kênh mương bị t.hại

m3

-

-

45

519

550

100

180

-

-

100

-

-

85.478

66.310

243.355

-

450

397.087

Hồ chứa, đập bị thiệt hại

cái

-

-

1

7

76

1

-

-

14

3

8

4

23

75

76

-

-

288

GIAO THÔNG

Chiều dài đường quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở, cuốn trôi

m

-

-

30

255

-

-

30

-

-

318

154

385

9.433

67.300

8.950

-

-

86.855

Khối lượng đất đường quốc lộ, tỉnh lộ bị thiệt hại

m3

-

-

15.019.487

15.800

-

14.794

40.700

-

-

33.978

87.262

43.509

187.268

163.479

201.965

-

1.000

15.809.242

Khối lượng đá, bê tông đường quốc lộ, tỉnh lộ bị thiệt hại

m3

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

4.200

-

-

-

4.200

Chiều dài sạt lở, cuốn trôi

m

-

-

1.075

8.985

-

180

3.000

-

14.324

33

100

2.625

1.625

99.501

18.276.870

4.180

-

18.412.498

Khối lượng đất đường giao thông nông thôn bị thiệt hại

m3

-

-

9.777

167.489

7.325

93.470

41.400

-

-

17.500

9.672

11.700

86.040

935.367

399.067

6.410

1.089

1.786.306

THỦY SẢN

Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại

ha

1.257

432

64

110

53

62

414

-

14.765

151

324

1.662

75.324

4.652

2.976

4

60

102.310

Thiệt hại trên 70%

ha

62

153

24

23

22

59

48

-

10.728

151

5

3.186

1.121

3.381

2.844

-

-

21.807

hại

ha

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

72

-

-

-

72

Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại

ha

-

-

-

-

-

-

-

-

2.600

-

-

-

-

-

-

-

-

2.600

Phương tiện khai thác thủy, hải sản bị thiệt hại

Cái

-

-

36

8

-

13

-

2

7

-

-

-

4

243

164

5

233

715

T.TIN LIÊN LẠC

Thiết bị tài sn bị hư hại

triệu đ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Cột thông tin bđổ

cột

-

-

60

-

-

-

-

-

-

1

-

-

-

30

57

-

3

151

Cột tm

cột

-

-

5

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5

Cột kiên cố

cột

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

-

-

-

-

-

-

-

1

Dây thông tin bị đứt

m

-

-

1.093

-

-

-

-

-

-

-

5.500

37.901

-

3.607

-

-

-

48.101

Các công trình khác bị thiệt hại (*)

triệu đ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Tổng số máy điện thoại cố định bị hư hỏng

cái

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

CÔNG NGHIỆP

Cột điện bị đổ gãy

cái

-

-

522

2.774

-

13

3

-

9

6

126

1.273

66

1.880

531

-

10

7.213

Dây đin bị đứt

m

-

-

2.349

-

-

-

-

-

14

-

100

100

60

73.570

-

-

-

76.193

Trạm biến thế bị thiệt hại

cái

-

-

6

-

-

-

-

-

400

1

-

5

22

24

1.156

-

-

1.614

TỔNG THIỆT HẠI

Tng thiệt hại bằng tiền mặt

Tr. đồng

162.774

2.492

868.357

200.654

74.191

76.869

317.272

-

1.189.995

31.000

75.895

1.298.587

817.913

13.605.197

4.315.424

34.022

-

23.070.641

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác