248852

Công văn 3867/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành

248852
LawNet .vn

Công văn 3867/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 3867/TCT-HTQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
Ngày ban hành: 08/09/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3867/TCT-HTQT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
Ngày ban hành: 08/09/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3867/TCT-HTQT
V/v thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2014

 

Kính gửi: Cục Thuế Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4929/CT-KT1 ngày 22/7/2014 của Cục Thuế Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị Tổng cục Thuế hướng dẫn về hồ sơ áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Công ty liên doanh dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài gòn-SSA (gọi tắt là Công ty SSIT). Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại tất cả các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đều có quy định các đối tượng cư trú của một nước ký kết có quyền giải trình các trường hợp mà họ cho là áp dụng không đúng với Hiệp định với nhà chức trách có thẩm quyền mặc dù pháp luật trong nước có quy định khác về xử lý khiếu nại; với điều kiện việc giải trình phải được tiến hành trong phạm vi thời hạn 3 năm kể từ lần thông báo đầu tiên dẫn đến hình thức thuế áp dụng không phù hợp với những quy định của Hiệp định. Ví dụ:

Khoản 1 Điều 25 (Thủ tục thỏa thuận song phương) Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam-Đức quy định:

“1. Trường hợp một đối tượng cư trú là đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận thấy rằng việc giải quyết của nhà chức trách có thẩm quyền tại một hay cả hai Nước ký kết làm cho hay sẽ làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng nội dung Hiệp định này, lúc đó đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết nơi đối tượng đó đang cư trú, mặc dù trong các luật trong nước của hai Nước ký kết đã quy định những chế độ xử lý khiếu nại. Trường hợp đó phải được giải trình trong thời hạn 3 năm kể từ lần thông báo giải quyết đầu tiên dẫn đến hình thức thuế áp dụng không đúng với những quy định tại Hiệp định.”

Hoặc Khoản 1 Điều 26 (Thủ tục thỏa thuận song phương) Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam-Singapore quy định:

“1. Trường hợp một đối tượng là đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận thấy rằng việc giải quyết của nhà chức trách có thẩm quyền tại một hay cả hai Nước ký kết làm cho hay sẽ làm cho đối tượng đó phải nộp thuế không đúng nội dung Hiệp định này, lúc đó đối tượng này có thể giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết nơi đối tượng đó đối tượng đang cư trú, mặc dù trong các luật trong nước của hai Nước ký kết đã quy định những chế độ xử lý khiếu nại. Trường hợp đó phải được giải trình trong thời hạn 3 năm kể từ lần thông báo đầu tiên dẫn đến hình thức thuế áp dụng không phù hợp với những quy định của Hiệp định này.

Với các quy định nêu trên, trước đây Tổng cục Thuế đã có công văn số 473/TCT-HTQT ngày 9/2/2011 gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện thủ tục hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định và gần đây là công văn số 1352/TCT-HTQT ngày 23/4/2014 trả lời Công ty SSIT về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Phụ lục 1), trong đó đã nêu rõ:

“Theo đó, về nguyên tắc, việc áp dụng Hiệp định được thực hiện trên cơ sở nhà thầu nước ngoài tự kê khai (và tự chịu trách nhiệm đối với việc kê khai này) về quyền được áp dụng Hiệp định. Quá thời hạn quy định, nhà thầu nước ngoài không nộp hồ sơ chỉ mất quyền được khấu trừ thuế theo quy định tại Hiệp định nhưng vẫn được quyền nộp hồ sơ đề nghị áp dụng Hiệp định. Tuy nhiên, đề nghị áp dụng Hiệp định của nhà thầu nước ngoài sẽ không được xem xét nếu thời điểm đề nghị vượt quá thời hạn 3 năm quy định tại điểm 3.2, Mục VII, Phần D Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính (hoặc quy định tại Khoản 1 Điều 6, Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính).

Đề nghị Công ty nộp đầy đủ hồ sơ đến Cục Thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để Cục Thuế có căn cứ nghiên cứu các quy định tại Hợp đồng Công ty ký với Unico Handels Gmhn (Hợp đồng số 01/UNI/SSIT/2011 và 02/UNI/SSIT/2011) và Hợp đồng Công ty ký với Tognum Asia Pte Ltd (Hợp đồng số 29/SSIT-DP/11-67.4xMTU2250.2011), kiểm tra điều kiện được miễn thuế theo quy định tại Hiệp định Việt Nam-Đức, Hiệp định Việt Nam-Singapore để xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại Hiệp định của nhà thầu nước ngoài Unico Handels Gmhn và Tognum Asia Pte Ltd từ việc thực hiện các Hợp đồng nêu trên.”

Do đó, đề nghị Cục Thuế thực hiện theo đúng hướng dẫn của công văn nêu trên, theo đó công ty SSIT được quyền nộp hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định để Cục Thuế xem xét và giải quyết.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Website TCT;
- Lưu: VT, HTQT (2b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ




Nguyễn Đức Thịnh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác