Công văn 3704/BNN-TCLN trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Quách Cao Yềm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 3704/BNN-TCLN trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Quách Cao Yềm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 3704/BNN-TCLN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 11/11/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3704/BNN-TCLN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 11/11/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3704/BNN-TCLN |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: |
- Đại biểu Quốc hội Quách Cao Yềm; |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được Giấy ghi chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII số 107/CV-KH8, ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Văn phòng Quốc hội, xin được trả lời như sau:
Câu hỏi:
Tôi xin chất vấn Bộ trưởng 3 vấn đề cụ thể sau đây:
1. Hiện nay chính sách khoán bảo vệ rừng đang có sự khác nhau. Mức giao khoán bảo vệ rừng theo chương trình 661 là 100.000 đồng/ha/năm, mức giao khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 30a của Chính phủ là 200.000 đồng/ha/năm đã tạo ra sự khác biệt trong chính sách và sự không công bằng giữa người nghèo ở huyện giáp ranh với người sống ở huyện nghèo. Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum qua tiếp xúc cử tri đã 2 lần phản ánh lên Quốc hội nhưng chưa được trả lời.
Vậy Bộ trưởng có biết vấn đề này không? Quan điểm của Bộ trưởng thế nào? Trách nhiệm tham mưu của Bộ trưởng với Chính phủ để xử lý vấn đề này?
2. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định cho thí điểm giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng buôn, làng và hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Qua 3 năm triển khai đã có những kết quả nhưng rất tiếc chưa có tổng kết, đánh giá thì đã dừng việc thực hiện: Hậu quả là những chính sách đã triển khai, những mô hình đang thí điểm đã không còn nguồn lực để thực hiện và cũng không có bài học hay kinh nghiệm nào được rút ra. Ở tỉnh Kon Tum đã triển khai việc thí điểm này và hiện nay đang gặp khó khăn để xử lý hậu quả.
Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của Bộ trưởng về việc thí điểm này (kết quả, bài học) và có giải pháp gì để giúp các địa phương đang thí điểm dở dang này?
3. Từ hai vấn đề nêu trên đây cùng với một số chính sách về giao đất, giao rừng khoán bảo vệ rừng nói riêng, chính sách về phát triển kinh tế lâm nghiệp nói chung thời gian qua chưa nhất quán, thiếu ổn định, không lâu dài và chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn (người dân sống với rừng còn khó khăn, rừng tiếp tục bị tàn phá…).
Xin Bộ trưởng cho biết Bộ đã có kế hoạch gì? Phương án nào để tham mưu cho Chính phủ có một chính sách toàn diện, ổn định, lâu dài với mục tiêu người dân miền núi được giàu lên từ rừng, rừng được bảo vệ và phát triển?
Trả lời:
1. Về chính sách khoán bảo vệ rừng.
Chính phủ đã có Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50%, trong đó đối với việc khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với các địa phương này. Tuy nhiên, chính sách giao khoán bảo vệ rừng này lại khác với chính sách bảo vệ rừng trong Chương trình 661 như ý kiến của Đại biểu Quốc hội đã nêu.
Vấn đề nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất, kiến nghị và tham mưu để thay đổi chính sách và tại Điểm 15 - Mục II (Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của các bộ, ngành trung ương) của Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, trong đó quy định “Khoán quản lý bảo vệ rừng bình quân 200.000 đồng/ha/năm” (mức cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định).
2. Về Chương trình thí điểm giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng và hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên.
Thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh xây dựng các đề án và triển khai thực hiện.
Sau gần 3 năm thực hiện, ngày 18/6/2008, tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các tỉnh và một số Bộ, ngành Trung ương tổ chức hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Quyết định trên. Tại Hội nghị này, các đại biểu thống nhất nhận định rằng, việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng trong 3 năm thì chưa đủ cơ sở đánh giá tổng quát về mặt hiệu quả mang lại, mà chỉ đánh giá được những tác động ban đầu và rút ra được một số biện pháp triển khai tiếp theo, cụ thể:
- Việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định số 304 đã giảm được sức ép về đất sản xuất nông nghiệp, hạn chế tình trạng tranh chấp, xâm lấn đất đai; người dân nhận rừng là đối tượng hội nghèo đã được hỗ trợ lương thực, nên bước đầu đời sống đã được cải thiện.
- Việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng phải chú trọng đến cộng đồng, không chỉ chọn những hộ nghèo mới được giao rừng hoặc khoán bảo vệ rừng sẽ gây mâu thuẫn trong cộng đồng.
- Phải ưu tiên giao, khoán bảo vệ rừng cho người dân những khu rừng có chất lượng tốt, gần dân thì mới có hiệu quả.
- Vai trò của các cấp chính quyền ở địa phương đặc biệt là cấp xã và thôn, bản là rất quan trọng, ở đâu các cấp chính quyền thực sự quan tâm vào cuộc thì việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho người dân mới mang lại hiệu quả.
Trên cơ sở kết quả đánh giá và những bài học rút ra trong cuộc họp sơ kết, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục triển khai Quyết định số 304; trong đó có lồng ghép với đề án “Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007 - 2010” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 2740/QĐ-BNN-KL ngày 20/9/2007.
Mặt khác, ngày 05/2/2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010, trong đó xác định tiếp tục thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã dự kiến sau năm 2010 mới tiến hành tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 304 và đề án “Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007 - 2010” để rút kinh nghiệm làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng.
Khó khăn của tỉnh Kon Tum tập trung vào công tác giải ngân. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Kon Tum được sử dụng kinh phí còn tồn đọng như đề xuất của tỉnh.
3. Về định hướng bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới.
Nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, sau khi kết thúc Chương trình 661, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các Bộ, ngành chức năng xây dựng “Chương trình bảo vệ và phát triển rừng” với mục tiêu “Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng từ 39,5% vào năm 2010, lên 42% vào năm 2015; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng”. Để thực hiện được mục tiêu trên các nhiệm vụ chủ yếu sẽ tập trung vào các lĩnh vực như: quy hoạch đất lâm nghiệp; kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; giao đất, giao rừng; tổ chức quản lý rừng; đổi mới Lâm trường Quốc doanh và các hoạt động nhằm bảo vệ rừng, bảo tồn rừng và phát triển rừng.
Xin cảm ơn Đại biểu đã quan tâm đến các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn và hỗ trợ cho Bộ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây