Công văn 3520/BNN-TCLN năm 2011 về hướng dẫn xây dựng phương án khai thác rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 3520/BNN-TCLN năm 2011 về hướng dẫn xây dựng phương án khai thác rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 3520/BNN-TCLN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn | Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 30/11/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3520/BNN-TCLN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn |
Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 30/11/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3520/BNN-TCLN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2011 |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để triển khai quy định tại khoản 1 và 2, Điều 6 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo văn bản này Hướng dẫn xây dựng phương án khai thác rừng.
Căn cứ hướng dẫn và điều kiện thực tế của địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, có những vấn đề gì vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, xử lý kịp thời.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC RỪNG
(Kèm theo văn bản số 3520/BNN-TCLN ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Phạm vi điều chỉnh: Văn bản này hướng dẫn trình tự các bước xây dựng phương án khai thác rừng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
2. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho các chủ rừng quy định tại khoản 1 và 2, Điều 6 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cụ thể:
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (gọi tắt là hộ gia đình) có khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, hoặc khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm.
b) Chủ rừng là tổ chức nhưng không đủ điều kiện khai thác chính theo phương án điều chế rừng, có nhu cầu khai thác gỗ rừng tự nhiên không vì mục đích thương mại.
3. Loại rừng đưa vào xây dựng phương án khai thác: Rừng đưa vào xây dựng phương án khai thác là rừng gỗ hoặc rừng hỗn giao gỗ với tre nứa là rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất, rừng phòng hộ.
4. Thời gian của phương án khai thác rừng: Phương án khai thác rừng được xây dựng cho giai đoạn 5 năm và cho từng chủ rừng hoặc nhóm hộ trong cùng một thôn, buôn.
II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC CHÍNH KHI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC RỪNG
1. Thu thập tài liệu và xác định các số liệu cơ bản
a) Quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc văn bản pháp lý tương đương bản đồ và số liệu hiện trạng của khu rừng.
b) Diện tích rừng và các loại đất.
Căn cứ quyết định giao rừng, cho thuê rừng và bản đồ hiện trạng rừng, xác định các số liệu sau:
- Diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp chưa có rừng.
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, các loại đất khác (nếu có).
(Thống kê theo biểu 1)
c) Điều tra, thu thập số liệu về tài nguyên rừng.
Trường hợp khu rừng được giao, cho thuê đã có điều tra, đánh giá tài nguyên rừng trong thời hạn 2 năm trở lại và đảm bảo đầy đủ các các số liệu thì được sử dụng số liệu đã có, không phải điều tra lại. Nếu chưa có hoặc không đảm bảo yêu cầu thì phải điều tra lại để thu thập các số liệu: tổng trữ lượng gỗ, trữ lượng gỗ bình quân; số cây đạt cấp kính khai thác (không kể cây thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm) và lâm sản ngoài gỗ (nếu có).
(Thống kê theo biểu 2)
2. Xác định số liệu để xây dựng kế hoạch khai thác
Chủ rừng tự lựa chọn phương thức khai thác chính, hoặc khai thác phục vụ nhu cầu hàng năm theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Việc xây dựng kế hoạch khai thác thực hiện như sau:
a) Đối với phương thức khai thác chính.
- Đối tượng rừng khai thác
Thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 4, Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tính toán khối lượng gỗ khai thác
Khối lượng gỗ khai thác được tính theo công thức sau:
L= (Tổng Mi x Pi) x T% x R%
Trong đó:
L là lượng khai thác hàng năm tính bằng m3 gỗ tròn.
Mi là trữ lượng gỗ của từng loại rừng được phép khai thác.
Pi: là suất tăng trưởng thể tích của lâm phần theo từng loại rừng (rừng gỗ rất giầu và rừng giầu từ 2,2- 2,6%; rừng trung bình từ 2,6- 2,9%; rừng nghèo từ 3,1- 3,7%. Riêng đối với rừng khộp suất tăng trưởng từ 1,5- 1,7%).
R% là tỷ lệ lợi dụng gỗ thân.
T% là tỷ lệ sau khi đã trừ 25% tích lũy lại cho rừng, bằng 75% so với tổng lượng tăng trưởng của rừng (không khai thác 100% mà chỉ khai thác 75% lượng tăng trưởng của rừng, cần để lại 25% để tích lũy thêm cho rừng giàu lên).
- Tính toán diện tích khai thác
Tính trữ lượng bình quân/ha của đối tượng rừng đưa vào khai thác ký hiệu là (m). Từ m, xác định được cường độ khai thác (C). Cường độ khai thác thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên.
Từ cường độ và trữ lượng bình quân tính được sản lượng gỗ lớn lấy ra trên 1ha theo công thức sau:
l = m x C x R%
Diện tích khai thác hàng năm S sẽ là:
S (ha)= |
L |
l |
b) Đối với phương thức khai thác phục vụ nhu cầu hàng năm.
Đối tượng rừng khai thác phải có trữ lượng từ 70m3/ha trở lên và có ít nhất 5 cây/ha đạt đường kính D1,3m từ 30cm trở lên. Lượng khai thác tối đa hàng năm không được lớn hơn 2% so với tổng trữ lượng rừng và được tính theo 2 công thức sau:
- Theo khối lượng
Ln= M x 2% (m3). Trong đó:
Ln là lượng khai thác tối đa hàng năm (m3)
M là tổng trữ lượng rừng.
- Theo số cây
L= N.n (cây). Trong đó:
L là số cây được khai thác tối đa trong một lần;
N là số cây được phép khai thác bình quân hàng năm;
n là thời gian cách nhau giữa 2 lần khai thác liền kề nhau (n tính bằng số năm) do chủ rừng tự quyết định.
(Thống kê theo biểu 3)
3. Thuyết minh phương án khai thác rừng
Thuyết minh phương án khai thác rừng được lập theo phụ lục I và II kèm theo nếu sản lượng khai thác trong 5 năm từ 25m3 gỗ lớn trở lên. Các trường hợp khác phương án khai thác rừng được thể hiện trên các biểu tại phụ lục II kèm theo các bản phôtô quyết định về giao đất, giao rừng hay các căn cứ pháp lý khác.
4. Thành quả phương án khai thác rừng
- Hệ thống biểu và thuyết minh phương án khai thác rừng (nếu có);
- Bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ bố trí khai thác rừng tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN KHAI
THÁC RỪNG
(Kèm theo văn bản số 3520/BNN-TCLN ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT)
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Cơ sở pháp lý
Thống kê quyết định giao rừng, hoặc văn bản tương đương (gọi tắt là quyết định giao rừng) và những văn bản pháp lý khác có liên quan đến khu rừng được giao (nếu có); trong đó nêu tên, số, ngày, tháng, năm, cấp ban hành văn bản.
2. Sơ lược thông tin về chủ rừng
- Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ rừng hoặc người đại diện (thôn, xã, huyện).
- Giới thiệu tóm tắt về quyền lợi, trách nhiệm của chủ rừng đã được quy định tại quyết định giao rừng.
II. MÔ TẢ HIỆN TRẠNG RỪNG
1. Vị trí khu rừng
- Khu rừng nằm trong địa phận của thôn, xã, huyện, tỉnh.
- Giới cận (tiếp giáp) theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
- Tổng diện tích của khu rừng, nếu khu rừng khi giao được phân chia lô, khoảnh, tiểu khu thì phải nêu tổng số lô, khoảnh, tiểu khu.
Đánh giá những khó khăn, thuận lợi về vị trí của khu rừng.
2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
Tổng diện tích tự nhiên khu rừng, trong đó:
a) Diện tích có rừng: Các loại rừng (rừng giàu, trung bình, nghèo; rừng hỗn giao, rừng tre nứa; rừng trồng...); diện tích không có rừng: Đất lâm nghiệp không có rừng, đất nông nghiệp, đất khác... (Biểu 1).
b) Tổng trữ lượng gỗ, trữ lượng gỗ bình quân, số cây đạt cấp kính khai thác, lâm sản ngoài gỗ... (Biểu 2).
Đánh giá về hiện trạng rừng có những vấn đề gì nổi bật có ảnh hưởng đến hoạt động khai thác.
III. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
1. Xác định kế hoạch khai thác gỗ
a) Xác định phương thức khai thác: Chọn phương thức khai thác chính hoặc khai thác phục vụ nhu cầu hàng năm. Căn cứ phương thức khai thác đã lựa chọn để xây dựng kế hoạch cho phù hợp, cụ thể:
- Khai thác chính: xác định theo từng năm và 5 năm, trong đó xác định được địa danh, diện tích, khối lượng gỗ khai thác;
- Khai thác hàng năm: xác định số lần khai thác trong 5 năm, trong đó xác định được số cây, khối lượng khai thác của từng lần và cả 5 năm.
b) Kế hoạch khai thác: Xác định khối lượng gỗ khai thác (m3) hoặc số cây gỗ dự kiến khai thác hàng năm và giai đoạn 5 năm (Biểu 3).
2. Xây dựng kế hoạch các hoạt động khác (nếu có)
Căn cứ vào tình hình thực tế của khu rừng, nếu tiến hành các hoạt động khác như: khai thác lâm sản ngoài gỗ, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, trồng rừng... thì xác định hạng mục, quy mô diện tích, năm thực hiện, nhu cầu kinh phí tương ứng.
3. Xác định các biện pháp và cam kết thực hiện phương án
- Nêu những biện pháp, cách làm trong việc theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện phương án.
- Nêu những cam kết của chủ rừng trong việc tuân thủ các quy định về khai thác rừng.
4. Kiến nghị
Cần nêu được những vấn đề chính sau:
a) Đề nghị các cấp chính quyền (xã, huyện) và các cơ quan quản lý chuyên ngành lâm nghiệp hỗ trợ những nội dung gì, ví dụ:
- Hỗ trợ trong việc quản lý khu rừng được tốt hơn.
- Hỗ trợ trong việc khai thác, vận chuyển và tiêu thụ lâm sản.
b) Những kiến nghị khác (nếu có)./.
HỆ THỐNG BIỂU PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC RỪNG
(Kèm theo văn bản số 3520/BNN-TCLN ngày 30 tháng 11
năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Biểu 1
Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng theo địa danh hoặc chủ rừng
Tên địa danh (lô, khoảnh, tiểu khu) hoặc tên chủ rừng |
Tổng cộng (ha) |
Diện tích có rừng (ha) |
Diện tích đất lâm nghiêp chưa có rừng (ha) |
Diện tích đất nông nghiệp (ha) |
Diện tích đất khác (ha) |
||||||||||
Cộng |
Rừng gỗ tự nhiên |
Rừng tự nhiên hỗn giao, rừng tre nứa |
Rừng trồng |
||||||||||||
Cộng |
Rất giàu |
Giàu |
Trung bình |
Nghèo |
Cộng |
Hỗn giao tre nứa, gỗ |
Hỗn giao gỗ, Tre nứa |
Tre nứa |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
1. Ph. hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. S.xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 2
Thống kê diện tích, trữ lượng rừng
Tên địa danh (lô, khoảnh, tiểu khu) hoặc tên chủ rừng |
Diện tích (ha) |
Tổng trữ lượng gỗ (m3) |
Trữ lượng gỗ bình quân (m3/ha) |
Số cây gỗ đạt cấp kính khai thác |
Lâm sản ngoài gỗ (loại lâm sản) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
I. Rừng phòng hộ |
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
II. Rừng sản xuất |
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Biểu 03
Kế hoạch khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ
Năm khai thác |
Khai thác gỗ |
Khai thác lâm sản ngoài gỗ (loại lâm sản) |
||||
Tên địa danh (lô, khoảnh, tiểu khu) hoặc tên chủ rừng |
Diện tích khai thác |
Số cây khai thác (cây), hoặc khối lượng khai thác (m3) |
Tre nứa |
Song mây |
... |
|
2011 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2012 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2013 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2014 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2015 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây