Công văn 3325/TCĐBVN-QLBTĐB năm 2015 về kiểm soát chặt chẽ công tác phê duyệt hồ sơ, dự toán các công trình sửa chữa định kỳ theo ủy quyền do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
Công văn 3325/TCĐBVN-QLBTĐB năm 2015 về kiểm soát chặt chẽ công tác phê duyệt hồ sơ, dự toán các công trình sửa chữa định kỳ theo ủy quyền do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 3325/TCĐBVN-QLBTĐB | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục đường bộ Việt Nam | Người ký: | Nguyễn Văn Huyện |
Ngày ban hành: | 29/06/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3325/TCĐBVN-QLBTĐB |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục đường bộ Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Văn Huyện |
Ngày ban hành: | 29/06/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3325/TCĐBVN-QLBTĐB |
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2015 |
Kính gửi: |
- Các Cục Quản lý đường bộ (QLĐB); |
Thời gian qua, trong quá trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu các công trình sửa chữa định kỳ do các đơn vị duyệt theo ủy quyền của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), Tổng cục ĐBVN phát hiện một số hồ sơ duyệt có tồn tại về việc áp dụng các định mức có hao phí cao, không sát với công việc, áp dụng định mức thi công thủ công, trong khi đã có định mức thi công bằng máy dẫn đến tăng chi phí không hợp lý; tỷ lệ dự phòng trong dự án cao trong khi theo Luật Đấu thầu 2013 các gói thầu có giá trị nhỏ hơn 20 tỷ đồng sẽ phải thực hiện theo hợp đồng trọn gói; Việc lựa chọn các giải pháp sửa chữa có dự án chưa hợp lý, rất ít các dự án có ứng dụng khoa học, công nghệ vật liệu tiên tiến. Mặt khác kết quả thanh tra cũng cho thấy có hiện tượng sai sót, sơ suất khi áp dụng định mức, đơn giá, chế độ chính sách, giá vật liệu đầu vào, thuế suất v.v... tại một số dự án sửa chữa.
Những tồn tại trên làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực trong công tác bảo trì đường bộ, chưa phù hợp với Đề án đổi mới toàn diện công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ đã được Bộ GTVT phê duyệt.
Để chấn chỉnh khắc phục các tồn tại nêu trên, Tổng cục ĐBVN yêu cầu các Cục QLĐB, các Sở GTVT ủy thác quản lý quốc lộ:
1. Nâng cao chất lượng lựa chọn tư vấn thiết kế có năng lực và kinh nghiệm tốt, có uy tín để lập dự án, thiết kế, lập dự toán, thẩm tra đối với các dự án bảo trì và phải đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định; kiểm tra, rà soát kỹ các giải pháp thiết kế, phương án sửa chữa, bảo đảm các giải pháp sửa chữa, dự toán hợp lý.
3. Tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ và vật liệu mới trong các dự án sửa chữa đường bộ theo quy định tại Điều 10. Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng của Luật Xây dựng 2014 trên cơ sở tuân thủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 5 Điều 6 Luật Xây dựng.
4. Áp dụng định mức, đơn giá theo hướng tiết kiệm về khối lượng hao phí và chi phí. Không áp dụng các định mức thi công thủ công khi đã có các định mức thi công bằng máy (trừ các công việc nhỏ, lẻ không thể đưa máy móc thực hiện).
5. Dự án sửa chữa đường bộ có thời gian thực hiện ngắn, trong khi chỉ số giá CPI gần đây ổn định và thấp, hình thức hợp đồng chủ yếu là trọn gói. Do đó kinh phí dự phòng trong các dự án không nên để quá 5% dự toán xây dựng (sửa chữa) công trình.
6. Giao các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, rà soát lại các dự án ủy quyền cho đơn vị duyệt. Trường hợp phát hiện tồn tại về thiết kế, dự toán ở các dự án ủy quyền kiến nghị hình thức xử lý.
Căn cứ các nội dung trên các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện./.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây