92689

Công văn số 3283/BNV-CCVC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 27/2003/QĐ-TTg do Bộ Nội vụ ban hành

92689
LawNet .vn

Công văn số 3283/BNV-CCVC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 27/2003/QĐ-TTg do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 3283/BNV-CCVC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 29/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3283/BNV-CCVC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 29/08/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 3283/BNV-CCVC
V/v sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 27/2003/QĐ-TTg.

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2006

 

Kính gửi: Ban Tổ chức Trung ương  

Ngày 19 tháng 02 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 27/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, các Bộ, ngành, địa phương đã tiến hành sơ kết việc thực hiện quy chế bổ nhiệm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở báo cáo sơ kết, kiến nghị của các Bộ, ngành, địa phương và qua kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện tại một số Bộ, ngành, địa phương về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo, Bộ Nội vụ đã nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 27/2003/QĐ-TTg.

Bộ Nội vụ đề nghị Ban Tổ chức Trung ương xem xét, cho ý kiến về các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung trong dự thảo quyết định nêu trên.

Mong sớm nhận được ý kiến của các đồng chí.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP, Vụ CCVC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tuấn

 

BẢNG SO SÁNH SỬA QUYẾT ĐỊNH 27/2003/QĐ-TTG

Quyết định 27

Dự kiến sửa

Lý do

Điều 5. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm; đối với một số cơ quan, đơn vị đặc thù có thể quy định thời hạn mỗi lần bổ nhiệm ngắn hơn.

Phương án 1:

“Điều 5. Thời hạn bổ nhiệm.

Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm; đối với một số cơ quan, đơn vị đặc thù có thể quy định thời hạn mỗi lần bổ nhiệm ngắn hơn hoặc bổ nhiệm không quá hai lần đối với mỗi vị trí, chức vụ lãnh đạo.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể về danh mục các chức vụ, vị trí công tác thuộc các cơ quan, đơn vị không được bổ nhiệm quá hai lần hoặc thời hạn mỗi lần bổ nhiệm ngắn hơn 5 năm sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ”.

Phương án 2:

“Điều 5. Thời hạn bổ nhiệm

1. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo diện do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là 5 năm;

2. Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo khác diện do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm trở xuống là 3 năm;

3. Đối với một số chức vụ, vị trí công tác, cán bộ, công chức lãnh đạo không được giữ quá hai nhiệm kỳ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể danh mục các chức vụ, vị trí công tác thuộc các cơ quan, đơn vị không được bổ nhiệm quá hai lần sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ”

Phương án 3:

“Điều 5. Thời hạn bổ nhiệm

Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 3 năm. Đối với một số chức vụ, vị trí công tác cán bộ, công chức lãnh đạo không được giữ quá hai nhiệm kỳ.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể danh mục các chức vụ, vị trí công tác thuộc các cơ quan, đơn vị không được bổ nhiệm quá hai lần sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ”.

- Rút ngắn thời hạn bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo là 3 năm nhằm mục đích đánh giá thường xuyên hơn đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Mặt khác để triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng cũng như tạo ra sự năng động, đổi mới trong công tác cán bộ, nên có quy định giới hạn số lần được bổ nhiệm lại đối với một số chức vụ, vị trí công tác, ngành nghề để tránh việc cán bộ, công chức lãnh đạo giữ một vị trí công tác quá lâu; mặt khác cán bộ, công chức lãnh đạo đã giữ một chức vụ nhất định được 2 nhiệm kỳ mà không phát triển được thì cũng nên luân chuyển sang đơn vị, vị trí khác.

Điều 6. Điều kiện bổ nhiệm

3. Tuổi bổ nhiệm

a) Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;

Điều 6. Điều kiện bổ nhiệm

3. Tuổi bổ nhiệm

a) Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 57 tuổi đối với nam và không quá 52 tuổi đối với nữ;

 

 

- Sửa tuổi bổ nhiệm lần đầu cho phù hợp với thời hạn bổ nhiệm là 3 năm (nếu không sửa về thời hạn bổ nhiệm thì vẫn giữ nguyên tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ)

b) Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng các quận, huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ);

b) Riêng đối với trưởng phòng, ban và tương đương ở các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi; đối với phó trưởng phòng, ban và tương đương không quá 45 tuổi;

- Nâng độ tuổi bổ nhiệm cấp Trưởng phòng quận, huyện lên 50 tuổi (không phân biệt đối với nam và nữ). Còn độ tuổi bổ nhiệm đối với cấp Phó phòng quận, huyện vẫn là 45 tuổi.

c) Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu.

c) Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, trong vòng 5 năm nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo tương đương chức vụ lãnh đạo đã giữ thì không tính điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm.

- Thực tế có nhiều trường hợp cán bộ, công chức lãnh đạo được luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, sau đó được xem xét bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo tương đương với vị trí trước đây thì không nhất thiết phải xem xét đến điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm.

Điều 7. Trình tự bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo:

Điều 7. Trình tự bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo:

- Sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quy trình bổ nhiệm (khâu để xuất nhân sự và khâu quyết định bổ nhiệm) cán bộ, công chức lãnh đạo thuộc cơ quan, đơn vị mình.

2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:

2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:

a) Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

- Thủ trưởng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị;

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn;

- Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức bổ nhiệm; thông báo danh sách cán bộ, công chức được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan;

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);

- Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy cơ quan có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.

a) Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đánh giá lại cán bộ trong quy hoạch để đề xuất phương án nhân sự. Trường hợp sau khi đánh giá, nguồn cán bộ trong quy hoạch không đáp ứng yêu cầu thì có thể tham khảo ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. Nếu cơ quan, đơn vị có số lượng từ 100 người trở lên thì lấy phiếu cán bộ chủ chốt, bao gồm: tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; cấp trưởng, cấp phó các tổ chức chuyên môn, cấp trưởng các đơn vị trực thuộc; Bí thư, phó bí thư các đơn vị trực thuộc; đại diện công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội phụ nữ, cựu chiến binh.

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn;

- Tổ chức họp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ, công chức bổ nhiệm; thông báo danh sách cán bộ, công chức được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; cán bộ, công chức được giới thiệu có thể trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan;

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);

- Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm. Đối với một số cơ quan, tổ chức được thành lập Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng thì Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng là cơ quan có thẩm quyền xem xét ra nghị quyết về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.”

- Quy định rõ hơn về thành phần cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị tham dự họp lấy ý kiến giới thiệu hoặc lấy ý kiến tín nhiệm cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm.

b) Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu;

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau: đại diện lãnh đạo cơ quan gặp cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp ủy và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đổi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác; lấy ý kiến của cấp ủy cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp trên xem xét bổ nhiệm.

b) Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu;

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau: Đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị gặp cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đổi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức công tác; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;

- Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm. Đối với một số cơ quan, tổ chức được thành lập Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng thì Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng là cơ quan có thẩm quyền xem xét ra nghị quyết về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.

 

 

Điều 7a. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo:

Thành phần hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo bao gồm:

- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C/TCTW) tự khai có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức; bản tự kê khai tài sản theo quy định.

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ…

- Bản tự nhận xét, đánh giá

- Nhận xét của ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

- Nhật xét của thường vụ đảng ủy cơ quan, đơn vị.

- Bản nhận xét của đại diện cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi cán bộ, công chức cư trú thường xuyên về tư cách công dân của cán bộ, công chức và gia đình mình.

- Bản đề xuất nhân sự và nhận xét của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

- Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ đề nghị bổ nhiệm gồm những nội dung gì để thống nhất thực hiện.

Điều 8. Cán bộ, công chức lãnh đạo khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm phải được xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Điều 8. Cán bộ, công chức lãnh đạo khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm phải được xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Trước 3 tháng khi hết thời hạn bổ nhiệm của cán bộ, công chức lãnh đạo, cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, lại phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo và quyết định bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo phải được thực hiện trước khi hết thời hạn bổ nhiệm.

- Trong quy chế chưa có quy định trường hợp cán bộ, công chức lãnh đạo đến thời hạn bổ nhiệm lại mà chưa bổ nhiệm lại thì có được tiếp tục điều hành tại vị trí lãnh đạo nữa không? Do vậy, để đảm bảo tính pháp lý và thực hiện công tác bổ nhiệm lại đi vào nề nếp, đề nghị bổ sung thêm quy định về thời hạn cấp có thẩm quyền phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại trước khi hết hạn bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức lãnh đạo. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó xác định địa vị pháp lý của cán bộ, công chức lãnh đạo.

Điều 11. Trình tự bổ nhiệm lại:

1. Cán bộ, công chức lãnh đạo làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn tại Quy chế đánh giá cán bộ, công chức gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;

Điều 11. trình tự bổ nhiệm lại:

1. Cán bộ, công chức lãnh đạo làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn tại Quy chế đánh giá cán bộ, công chức gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;

- Về quy trình xem xét bổ nhiệm lại đề nghị cần phải thực hiện chặt chẽ, đầy đủ như quy trình bổ nhiệm lần đầu.

2. Tập thể cán bộ, công chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến. Sau đó gửi biên bản lên Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;

2. Tập thể cán bộ, công chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến. Sau đó gửi biên bản lên Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;

 

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại;

 

4. Sau khi trao đổi trong tập thể lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định

4. Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại. Đối với một số cơ quan, tổ chức được thành lập Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng thì Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng là cơ quan có thẩm quyền xem xét ra Nghị quyết về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

5. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

 

 

Điều 11a. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo:

Thành phần hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo bao gồm:

- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu 2C/TCTW) tự khai có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức; bản tự kê khai tài sản theo quy định.

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ …

- Bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ

- Nhật xét của ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

- Nhận xét của thường vụ đảng ủy cơ quan, đơn vị

- Bản nhận xét của đại diện cấp ủy hoặc chính quyền cơ sở nơi cán bộ, công chức cư trú thường xuyên về tư cách công dân của cán bộ, công chức và gia đình mình.

- Bản đề xuất bổ nhiệm lại của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

- Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại gồm những nội dung gì để thống nhất thực hiện.

 

Điều 19. Công bố các quyết định nhân sự:

1. Cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức lãnh đạo công tác có trách nhiệm tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo.

2. Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, nghỉ hưu thì cấp đó công bố quyết định đối với cán bộ, công chức lãnh đạo.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ công bố các quyết định về nhân sự diện Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

3. Thành phần tham dự buổi công bố quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo bao gồm: đại diện cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, đại diện lãnh đạo và cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị và đại diện một số cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo”.

- Bổ sung quy định về việc tổ chức thực hiện công bố các quyết định nhân sự liên quan đến cán bộ, công chức lãnh đạo để thực hiện thống nhất.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác