Công văn 3202/TCT-TNCN kê khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 3202/TCT-TNCN kê khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 3202/TCT-TNCN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành: | 05/08/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3202/TCT-TNCN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành: | 05/08/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3202/TCT-TNCN |
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.
Trả lời công văn số 720/CT-KTT ngày 21/7/2009 của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn về những vướng mắc khi đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc đăng ký người phụ thuộc:
1.1. Tại điểm 2.4, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân đã hướng dẫn người lao động làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc đối tượng được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch hồ sơ, được tự lựa chọn áp dụng một trong hai cách khi thực hiện đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh.
1.2. Tại điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC (nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc) trong đó có nêu:
- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.
Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.
- Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này.
Như vậy, trường hợp các đối tượng nộp thuế cùng kê khai chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng để thực hiện việc giảm trừ gia cảnh trong năm tính thuế, là vi phạm pháp luật về thuế và phải chịu xử lý vi phạm pháp luật về thuế quy định tại Điều 103 (hành vi vi phạm pháp luật của người nộp thuế) của Luật quản lý thuế.
2. Việc xác định đối tượng được tính là người phụ thuộc:
Tại điểm 1.2, khoản 1, Điều 2 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính quy định: "Đối với người phụ thuộc là ông bà nội; ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thỏa mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng".
Căn cứ quy định trên, trường hợp đối tượng nộp thuế kê khai giảm trừ cho người phụ thuộc là em (hoặc cháu ruột) đang sống chung nhưng các đối tượng này vẫn còn có bố, mẹ đang trong độ tuổi lao động và có thu nhập thì các đối tượng này không thuộc diện được tính giảm trừ là người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn được biết.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây