Công văn số 3100/TM-PCTNA ngày 08/08/2002 của Bộ Thương mại về việc lập khu vực thương mại tự do giữa Việt nam và ấn Độ
Công văn số 3100/TM-PCTNA ngày 08/08/2002 của Bộ Thương mại về việc lập khu vực thương mại tự do giữa Việt nam và ấn Độ
Số hiệu: | 3100/TM-PCTNA | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Đỗ Như Đính |
Ngày ban hành: | 08/08/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3100/TM-PCTNA |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Đỗ Như Đính |
Ngày ban hành: | 08/08/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3100/TM-PCTNA |
Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2002 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Bộ Thương mại nhận được công văn số 1536/CV-NG-CA2 ngày 27/6/2002 của Bộ Ngoại giao yêu cầu Bộ Thương mại nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ về đề xuất thành lập khu mậu dịch tự do Việt Nam - ấn Độ (bản sao công văn kèm theo).
Về vấn đề này, Bộ Thương mại xin có ý kiến như sau:
ấn Độ là một thị trường lớn với 1 tỷ dân và cũng đang trong quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế đóng cửa sang nền kinh tế mở cửa hướng về xuất khẩu. Do chính sách bảo hộ mậu dịch và hướng nội áp dụng trong thời gian dài nên quan hệ buôn bán của ấn Độ với thế giới bên ngoài còn hạn chế. Mặc dù đã điều chỉnh cơ cấu, kim ngạch xuất khẩu của ấn Độ năm 2001 mới chỉ đạt khoảng 50 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng trên 60 tỷ USD. ấn Độ đang phấn đấu để cuối kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2007) đạt kim ngạch xuất khẩu 85 tỷ USD, tương đương 1% kim ngạch xuất khẩu của thế giới.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ấn Độ gồm: đồ trang sức, đá quý, hàng dệt may, bông vải sợi tổng hợp, hàng điện tử, máy móc, thiết bị đường sắt, sản phẩm nhựa các loại, hàng thủ công mỹ nghệ, thuốc tân dược, hóa chất các loại, hàng nông sản, gạo, chè đen, hạt tiêu và hạt điều, hải sản... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của ấn Độ gồm: dầu thô, vàng, nguyên liệu đá quý các loại, sắt thép, một số nguyên liệu thô phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của ấn Độ là Mỹ, Canada, EU, Nga, Nhật Bản, Trung Cận Đông và các nước ASEAN.
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ấn Độ trong những năm qua tuy có những bước phát triển nhưng còn nhiều hạn chế.
Quan hệ buôn bán |
1998 |
1999 |
2000 |
6 tháng 2001 (trị giá) |
Tổng kim ngạch 2 chiều |
121.075 |
154.979 |
224.250 |
148.330 |
Việt Nam xuất khẩu |
12.418 |
17.031 |
45.790 |
29.894 |
Việt Nam nhập khẩu |
108.657 |
137.948 |
178.640 |
118.436 |
Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước, xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm từ 10-15% và chủ yếu là ấn Độ xuất siêu. Nguyên nhân chủ yếu là hàng của ấn Độ cạnh tranh rất mạnh (như mặt hàng tân dược giá chỉ bằng 40-50% so với các nước khác).
Do chiến lược hướng về xuất khẩu và mở cửa từng bước nên ấn Độ hiện này đang ra sức phát triển thị trường xuất khẩu. ấn Độ rất muốn thành lập FTA Việt Nam - ấn Độ để phát huy lợi thế so sánh của họ trong quan hệ thương mại 2 nước. Hiện nay, các mặt hàng ta cần thị trường xuất khẩu và có thế mạnh trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực thì ấn Độ không nhập như dầu thô (chất lượng không phù hợp), dệt may, giày dép, gạo, thủy sản, chè đen, hạt tiêu, hạt điều vì ấn Độ là nước xuất khẩu rất mạnh các nhóm hàng này. ấn Độ chỉ nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu và hóa chất phục vụ sản xuất, một số hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản nhưng kim ngạch nhỏ và khó có khả năng phát triển mạnh.
Như vậy, khi chưa có FTA giữa hai nước ấn Độ đã xuất siêu, nếu thiết lập FTA thì chắc chắn mức xuất khẩu của ấn Độ sẽ tăng nhiều lần và hàng hóa ấn Độ tràn sang sẽ đe dọa nghiêm trọng các ngành sản xuất trong nước như dệt may, công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng... vì giá của hàng ấn Độ rất thấp. Khả năng đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang ấn Độ vẫn bị hạn chế như đã nêu trên.
ấn Độ cũng muốn như Trung Quốc tham gia ASEAN+1. ấn Độ đã đưa vấn đề này ra tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN và đang có các bước tiếp theo trong lộ trình. Vì vậy, Bộ Thương mại thấy rằng ta chưa nên tiến hành thiết lập FTA song phương với ấn Độ mà để họ tiến hành đàm phán đa phương với ASEAN thành lập AFTA+2.
Bộ Thương mại xin trình và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
|
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây