Công văn 2994/BTNMT-TCMT năm 2011 thông tin liên quan đến Danh mục loài ngoại lai xâm hại ban hành kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Công văn 2994/BTNMT-TCMT năm 2011 thông tin liên quan đến Danh mục loài ngoại lai xâm hại ban hành kèm theo Thông tư 22/2011/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 2994/BTNMT-TCMT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Bùi Cách Tuyến |
Ngày ban hành: | 15/08/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2994/BTNMT-TCMT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Bùi Cách Tuyến |
Ngày ban hành: | 15/08/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2994/BTNMT-TCMT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2011 |
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phúc đáp Công văn số 2258/BNN-TCTS ngày 09 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị sửa đổi danh mục các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau;
1. Quá trình xây dựng và quyết định ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT nêu trên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.
2. Trong quá trình xem xét, quyết định đưa loài vào hoặc ra khỏi Danh mục loài ngoại lai xâm hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã áp dụng các quan điểm cơ bản sau:
- Đáp ứng các tiêu chí theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan;
- Bảo đảm nguyên tắc phòng ngừa là chủ yếu;
- Có tham khảo kết quả nghiên cứu, khuyến cáo của các tổ chức trong nước và quốc tế liên quan đến quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại;
- Có cơ sở khoa học và phải được Hội đồng tư vấn khoa học nhất trí thông qua.
3. Một số thông tin liên quan đến nguy cơ xâm hại của tôm thẻ chân trắng và hầu Thái Bình Dương
3.1. Về nguy cơ xâm hại của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei):
- Tại một số nước trên thế giới, loài tôm thẻ chân trắng được ghi nhận là đã thoát ra khỏi khu vực nuôi trồng có kiểm soát và sau đó tồn tại ngoài tự nhiên. Tổ chức nông lương quốc tế (FAO) cũng đã cảnh báo về việc nếu loài tôm này thiết lập được quần thể trong tự nhiên sẽ cạnh tranh với các loài bản địa và gây ra những tác động lâu dài đối với đa dạng sinh học, do vậy, cần phải hết sức thận trọng đối với loài này. Loài tôm thẻ chân trắng còn là vật chủ chính mang virút gây hội chứng Taura (Taura syndrome virus) hay còn gọi là bệnh đỏ đuôi. Thực tế tại châu Á, nhiều nước nuôi loài tôm này trên diện rộng đã phải chịu thiệt hại do những đợt bùng phát virút như ở Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador. Một số nước như Inđônêxia, Srilanca, Ôxtrâylia khoanh nuôi hạn chế; Philippin, Malaixia cũng đã thông báo cấm nuôi loài này; Thái Lan đã từng phát triển nuôi đạt đến sản lượng cao nhưng đến nay cũng đã cấm nhập. Bên cạnh virút gây bệnh đỏ đuôi, tôm thẻ chân trắng còn mang nhiều loại virut khác như WSSV, BP, IHNV, REO, LOW và TSV là những bệnh có thể và đã lan truyền sang các loài tôm bản địa (trong đó, có loài tôm sú là loài tôm bản địa của Việt Nam). Chính vì vậy, trên thế giới đã khuyến cáo cần có những biện pháp cẩn trọng trong nuôi trồng loài tôm thẻ chân trắng và đưa loài này vào danh mục tiềm năng ưu tiên quản lý đối với các loài ngoại lai xâm hại.
- Tại Việt Nam từ năm 2001, một số ao tôm nuôi tại Hải Phòng, Nam Định đã xuất hiện bệnh "đỏ đuôi” (TSV) và các dấu hiệu mô học đặc thù của bệnh TSV, kiểm tra bằng kỹ thuật RT-PCR cho kết quả dương tính với TSV. Theo kết quả nghiên cứu của Đề tài "Thực trạng động vật thuỷ sinh lạ xâm nhập thuỷ vực Việt Nam và các giải pháp quản lý" từ năm 2004 - 2005 do Bộ Thủy sản giao cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản thực hiện, loài Tôm thẻ chân trắng được xếp vào danh mục “xám” nghĩa là loài ngoại lai chưa rõ có hay không tác động xấu đến đa dạng sinh học ở nước ta, cần được theo dõi và quản lý ở các cơ sở nuôi. Đến nay, chưa có kết luận chính thức nào về việc nuôi tôm thẻ chân trắng không gây ảnh hưởng tới loài bản địa cũng như đa dạng sinh học tại Việt Nam.
3.2. Về nguy cơ xâm hại của hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas):
- Trên thế giới, loài hầu Thái Bình Dương đã được nhập khẩu và nuôi trồng tại Mỹ, châu Âu từ những năm đầu thế kỷ 20 nhằm thay thế việc phát triển các loài bản địa đã bị suy giảm sản lượng khai thác, tuy nhiên, hiện nay loài này đã trở thành loài xâm hại tại nhiều nơi, Tại Hà Lan, sự tăng trưởng của loài này đã gây ra sự suy giảm của loài trai xanh, các loài động vật nổi và động vật lớn. Về những tác động kinh tế, ước tính hàng năm, ngành nuôi trồng trai xanh Đức (German Blue mussel) phải chịu thiệt hại 25 triệu euro do sự cạnh tranh của loài hầu Thái Bình Dương. Loài hầu Thái Bình Dương có trong Danh mục của Chương trình về loài xâm hại toàn cầu (Global invasive species program - GISP) và cũng được ghi nhận là loài ngoại lai xâm hại tại Nam Mỹ và Nam Phi.
- Tại Việt Nam, loài hầu Thái Bình Dương mới được nhập khẩu từ năm 2007 và hiện đã được nuôi phổ biến tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế.
4. Trong quá trình xây dựng và thẩm định (thông qua Hội đồng tư vấn khoa học) Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được ý kiến bằng văn bản của nhiều tổ chức, cá nhân, Trong đó, có 02 luồng ý kiến còn khác nhau của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Tại Công văn số 972/BNN-TCTS ngày 14 tháng 4 năm 2011 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đề nghị đưa loài tôm thẻ chân trắng: ra khỏi Danh mục các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại với lý do: Loài này hiện đang được nuôi rất nhiều tại các tỉnh ven biển Việt Nam và là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam nhưng các thông tin, tài liệu khoa học về kết quả khảo nghiệm, đánh giá về mức độ lây lan bệnh Taura và các nguy cơ xâm hại khác của tôm thẻ chân trắng đối với các loài tôm bản địa không được cung cấp kèm theo.
- Tại Công văn số 809/BKHCN-XHTN ngày 14 tháng 4 năm 2011 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến đề nghị đưa loài tôm thẻ chân trắng và hầu Thái Bình Dương vào Danh mục các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
Hội đồng tư vấn khoa học do Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập theo Quyết định số 838/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 5 năm 2011 (xin gửi kèm theo bản sao của Quyết định này) đã tiến hành họp vào ngày 20 tháng 05 năm 2011. Hội đồng đã thống nhất đi đến kết luận thông qua Danh mục loài ngoại lai xâm hại (trong đó loài tôm thẻ chân trắng và hầu Thái Bình Dương được xếp vào Phần II. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại”) và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định.
5. Để có đủ căn cứ xem xét, quyết định đưa các loài tôm thẻ chân trắng và hầu Thái Bình Dương ra khỏi “Phần II. Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại” thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến quá trình và kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm đánh giá về các khả năng xâm hại của các loài ngoại lai này đối với các loài bản địa, trong đó, có đánh giá về khả năng của tôm thẻ chân trắng trong việc truyền bệnh virút gây hội chứng Taura - bệnh đỏ đuôi.
Trên đây là ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, xin gửi Quý Bộ để biết và phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây