Công văn 2989/TCHQ-QHQT báo cáo kết quả tham dự hội nghị thường niên lần thứ 97/98 của tổ chức hải quan thế giới do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 2989/TCHQ-QHQT báo cáo kết quả tham dự hội nghị thường niên lần thứ 97/98 của tổ chức hải quan thế giới do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu: | 2989/TCHQ-QHQT | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan | Người ký: | Nguyễn Ngọc Túc |
Ngày ban hành: | 18/07/2001 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2989/TCHQ-QHQT |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Túc |
Ngày ban hành: | 18/07/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2989/TCHQ-QHQT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2001 |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 97/98 CỦA TỔ CHỨC HẢI QUAN THẾ GIỚI
Kính gửi: Đồng chí Tổng Cục trưởng
Theo quyết định số: 537 ngày 15/6/2001 của đ/c Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, đoàn đại biểu Hải quan Việt Nam do đ/c Nguyễn Ngọc Túc - Phó tổng cục trưởng dẫn đầu đã dự họp Hội nghị thường niên lần thứ 97/98 của Tổ chức Hải quan Thế giới tại trụ sở Brussel - Vương Quốc Bỉ ngày 28-30/6/2001. Tham dự hội nghị có lãnh đạo của trên 120 nước thành viên WCO và trên 20 tổ chức quốc tế có liên quan.
Dưới đây đoàn xin báo cáo đ/c Tổng cục trưởng những nội dung chính của Hội nghị.
A. Báo cáo của tổng thư ký WCO:
Báo cáo của Tổng thư ký về các hoạt động diễn ra năm 2001/2002 nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược của WCO. Báo cáo khái quát về tiến độ công việc nghiệp vụ khác nhau của Hải quan với các điểm chính như sau:
- Hoàn chỉnh việc xây dựng các quy tắc xuất xứ điều hoà không ưu đãi phù hợp với Hiệp định WTO;
- Triển khai thực hiện các quy tắc xuất xứ điều hoà không ưu đãi;
- Đảm trách vai trò thường trực của Tiểu ban kỹ thuật về các quy tắc xuất xứ;
- Đáp ứng, theo yêu cầu, nhu cầu của các nước thành viên về việc xây dựng, hiện đại hoá và thực hiện các công cụ xác định xuất xứ khác;
- Đảm bảo việc hiểu và áp dụng thống nhất HS;
- Cập nhật và nâng cấp HS để theo kịp những thay đổi trong công nghệ và phương thức thương mại;
- Cổ động hải quan, các cơ quan chính phủ khác, các tổ chức quốc tế và giới tư nhân sử dụng HS;
- Hỗ trợ các nước kém phát triển và đang phát triển áp dụng đầy đủ Hiệp định trị giá WTO;
- Khuyến khích các nước hiểu và áp dụng Hiệp định trị giá một cách thống nhất rõ ràng và chủ động;
- Đảm bảo để các thành viên tuân thủ các nguyên tắc chủ đạo của Hiệp định Trị giá GATT thông qua việc áp dụng các thao tác công việc thích hợp;
- Chấp nhận, thực hiện và duy trì Công ước Kyoto sửa đổi, tuyên truyền cho cộng đồng thương mại quốc tế;
- Duy trì và thúc đẩy thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi;
- Tăng cường năng lực cho các thành viên để đáp ứng các đòi hỏi về thương mại điện tử và thương mại toàn cầu;
- Đảm bảo hỗ trợ các thành viên ở cấp độ quốc tế trong các thông lệ và thủ tục hải quan khác;
- Khuyến khích và hỗ trợ các thành viên trong việc sử dụng các tin tình báo hỗ trợ cho việc tuân thủ và xác định vi phạm;
- Tăng cường hợp tác về các vấn đề kiểm soát và giám sát giữa các cơ quan hải quan, các cơ quan thực thi pháp luật khác và các tổ chức khác, kể cả giới tư nhân;
- Hỗ trợ các nước thành viên tăng cường tính tuân thủ thông qua việc xác định và quản lý rủi ro;
- Tăng cường vai trò của WCO và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế khác;
- Thúc đẩy trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến hải quan;
- Cung cấp cho các nước thành viên các công cụ giúp họ thực hiện các công ước hải quan, áp dụng có hiệu quả các thủ tục và thông lệ quản lý thông qua chương trình cải cách và hiện đại hoá hải quan;
- Thúc đẩy chương trình cải cách và hiện đại hoá hải quan, đảm bảo sự ủng hộ của các thành viên và các tổ chức khác;
- Tăng cường sự hiện đại của WCO như là yếu tố sử sự đúng về nghề nghiệp, về đạo đức của các cơ quan hải quan;
- Tương trợ cho các thành viên một loạt công cụ để nuôi dưỡng, duy trì và tuyên truyền liêm chính trong hải quan;
- Cung cấp các trọng điểm phối hợp giữa các tổ chức quốc tế và khu vực và các thành viên;
- Vận hành hoạt động của Ban thư ký có hiệu quả và hiệu lực;
- Vận hành trung tâm quốc tế về chuyên môn hải quan;
- Tối đa hiệu quả của việc hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo đối với các nước thành viên về các vấn đề hải quan.
B. Báo cáo của Uỷ ban chính sách
Báo cáo của Uỷ ban chính sách tập trung vào các vấn đề sau:
- Các vấn đề hoạt động nội bộ của Tổ chức Hải quan thế giới như: cho đến nay có 156 thành viên trong đó có 5 thành viên mới (Bahrain, Campuchia, Oman, Liên ban cộng hoà Yugoslavia và Seychelle), hiện có 17 thành viên bị treo (các thành viên không đóng niên liễm). Ban thư ký hiện có 116 cán bộ và có 16 tuỳ viên hải quan (Pháp (2), Đức (3), Hồng kông (1), Hung (1), ý (1), Nhật (4), Hàn Quốc (4) và Anh (2)) làm việc cho Ban thư ký. Một số sáng kiến mới đã được đưa ra áp dụng như xây dựng website, bao gồm cả diễn thảo luận trên mạng, đưa lên mạng website phần chú giải HS và cơ sở dữ liệu hàng hoá, phát triển trung tâm CEN làm công cụ trao đổi thông tin cho các Văn phòng liên lạc tình báo khu vực (RILO), thiết lập hệ thống hội nghị qua màn hình giữa chủ tịch và các phó chủ tịch Hội đồng, vi tính hoá quy trình xử lý tài liệu cũng như tạo ra một trung tâm tư liệu.
Những ưu tiên công việc sắp tới của Hội đồng như tập trung đối phó xử lý các vấn đề nghiệp vụ và chính sách do lãnh đạo hải quan các nước thành viên nêu ra thông qua các cuộc thảo luận tại các kỳ họp của Hội đồng, sắp xếp chương trình nghị sự, phân tích và chuẩn bị các vấn đề trên bằng các phương tiện khác nhau... Cùng với các vấn đề khác mối quan hệ giữa hải quan và thương mại, bảo vệ thương mại chân chính, xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình, vai trò hải quan trong quản lý các vấn đề liên quan đến y tế và an ninh..., Ban thư ký đã đề xuất thực hiện vi tính hoá hoạt động hải quan, vấn đề quá cảnh và áp dụng kỹ thuật phân tích và quản lý rủ ro.
Về quan hệ giữa Tổ chức Hải quan thế giới với các tổ chức quốc tế có liên quan, đã có những tiến triển với các tổ chức như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hội nghị Thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD), Tổ chức hải quan Châu Đại dương (OCO),.. trong đó đặc biệt nhấn mạnh quan hệ với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) qua sáng kiến trao đổi cán bộ giữa 2 Ban thư ký. Ngoài những vấn đề nêu trên, báo cáo còn tập trung đi sâu vào một số vấn đề như:
+ Mối quan hệ với WTO:
Về sáng kiến trao đổi cán bộ giữa 2 Ban thư ký, hiện nay WTO chưa có điều kiện cử người sang làm việc tại WCO nhưng sẵn sàng nhận người biệt phái của WCO. Các đại biểu đã hoan nghênh sáng kiến này coi đây là công cụ chiến lược để tăng cường hơn nữa mối quan hệ làm việc giữa 2 tổ chức. Ngoài ra còn đề cập đến tình hình liên quan đến các hiệp định của WTO như các quy tắc xuất xứ không ưu đãi, Hiệp định trị giá WTO hiện có 140 nước tham gia trong đó có 56 nước đang phát triển xin lùi thời gian thực hiện Hiệp định.
+ Sáng kiến của các nước G7:
Đề nghị WCO đảm nhận trách nhiệm quản lý duy trì và xúc tiến kết quả của Hội nghị G7 về việc tiêu chuẩn hoá bộ máy dữ liệu Hải quan và các định dạng điện tử đã được tiêu chuẩn hoá. Sẽ phát hành thành một đĩa CD-ROM về vấn đề này dưới tên gọi “ Các nguyên tắc Dữ liệu hải quan Kyoto”.
+ Vấn đề buôn lậu:
Đây là vấn đề tối quan trọng với các cơ quan hải quan vì phạm vi của vấn đề ở một số khu vực đã đe doạ sự ổn định kinh tế của một số nước. Thực tế đã có một chính phủ đề nghị Tổ chức Y tế thế giới dự thảo 1 công ước về thuốc lá, văn kiện này sẽ gồm một Nghị định thư về đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá. Vấn đề là WCO sẽ lồng ghép hoạt động với WHO thế nào vì hoạt động chống buôn lậu thuộc thẩm quyền hải quan và WCO hiện có kế hoạch hành động 80 điểm về chủ đề này.
+ Vấn đề liêm chính:
Mọi người nhiệt liệt ủng hộ đề xuất của Tổng thư ký về việc lấy năm 2002, kỷ niệm ngày thành lập WCO, là năm liêm chính hải quan. Đây chính là một hoạt động cụ thể hưởng ứng Diễn đàn toàn cầu gần đây về đấu tranh chống tham nhũng và đề cao vấn đề liêm chính.
+ Về công ước Kyoto sửa đổi:
Hiện vẫn chỉ có 15 thành viên chấp nhận Công ước Kyoto sửa đổi, trong đó có 8 thành viên phải chờ phê chuẩn trong khi phải cần đến 40 bên ký kết thì Công ước này mới có hiệu lực. Uỷ ban chính sách cho biết Nhật Bản hy vọng sẽ nộp văn kiện chấp nhận Công ước trong thời kỳ họp Hội đồng tới, Mỹ và Botswana hy vọng sẽ nộp văn kiện về việc này vào 12/2001. Cộng đồng Châu Âu dự định sẽ chấp nhận Công ước trong khoảng 7/2002-6/2003. Nếu với sự tham gia của EU và 15 nước thành viên của nó sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp sớm đạt con số 40 nước chấp nhận để Công ước sửa đổi có hiệu lực.
+ Vấn đề sửa đổi Công ước Nairobi:
Để đối phó với tình hình tội phạm xuyên quốc gia ngày một biến hoá - như các hoạt động qua biên giới, phối hợp điều tra và tiến hành nghiệp vụ giao hàng có kiểm soát - và các vấn đề liên quan đến trao đổi thông tin về trị giá hải quan đã dẫn đến nhu cầu sửa đổi Công ước Nairobi.
Như vậy Công ước sửa đổi cần có điều khoản cho phép các Bên ký kết bảo lưu một số lĩnh vực nhất định cũng như vì quyền lợi quốc gia chính đáng, cho phép các bên từ chỗi hỗ trợ hoặc hỗ trợ có điều kiện. Một vấn đề đáng được xem xét là nếu Công ước sửa đổi cho phép trao đổi thông tin về trị giá hải quan thì sẽ khuyến khích các nước đang có ý định yên tâm hơn khi thực hiện Hiệp định Trị giá WTO, trong khi có ý kiến cho rằng nội dung trao đổi này nên thông qua hiệp định song phương.
Để kết luận Hội đồng đã thừa nhận nhu cầu sửa đổi Công ước, giao cho Tiểu ban Kiểm soát thực hiện và kết thúc vào năm 2003. Còn việc sửa đổi sẽ tạo ra văn bản hay điều chỉnh Công ước cũ sẽ xem xét trong thời gian tới.
+ Báo cáo của nhóm làm việc cấp cao về đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật:
Một số đề xuất chủ đề này như việc thực hiện dự án tiêu chuẩn hoá dụng cụ giảng dạy để giáo dục từ xa, cần sự hỗ trợ của các nước về chuyên gia cho một số chương trình đào tạo nghiệp vụ nhất định, thiết lập các tiêu chí đánh giá việc hình thành các trung tâm đào tạo khu vực.
Sẽ tổ chức định kỳ 2 năm họp cán bộ đào tạo để trao đổi kinh nghiệm về các kỹ thuật giảng dạy mới, kỹ thuật này sẽ thu hút được số học viên đông hơn. Nên xây dựng kế hoạch nhiều năm để dự báo được cho các nhà tài trợ chương trình đào tạo của WCO, và tránh được trùng lắp.
+ Thiết lập cơ sở dữ liệu tài liệu WCO để công chúng tiếp cận được:
Về vấn đề này Hội đồng đã nhất trí:
- Thông qua nguyên tắc xây dựng các tài liệu WCO để công chúng tiếp cận thông qua mạng website của WCO
- Đồng ý nguyên tắc về các tiêu chí và thủ tục triển khai thực hiện nội dung này
- Các Tiểu ban kỹ thuật về xác định trị giá hải quan , về quy tắc xuất xứ và Tiểu ban Kỹ thuật thường trực xem xét chuẩn bị tài liệu, báo cáo quá trình về họ để công chúng tiếp cận.
- Đang xem xét vấn đề có nên thu phí truy cập dịch vụ này trên cơ sở thu hồi vốn, có tính đến yêu cầu trong sáng của văn bản và chỉ là chi phí tối thiểu cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu WCO mà công chúng có thể tiếp cận phần nào.
+ Thường xuyên sửa đổi Hệ thống điều hoà:
Một vấn đề khó hiện nay là cần phải rút ngắn chu kỳ rà soát Hệ thống điều hoà để nó có thể theo kịp với những thay đổi trong công nghệ và các phương thức thương mại quốc tế, trong khi một yêu cầu khác đặt ra cần có một độ ổn định nhất định đối với HS để việc thực hiện nó được thống nhất. Về vấn đề được kết luận như sau:
- Không nên thay đổi chu kỳ rà soát HS hiện hành
- Độ dài của chu kỳ rà soát tiếp theo sẽ được quy định linh hoạt trước mỗi chu kỳ rà soát trên cơ sở đánh giá phạm vi cần rà soát
- Không cần thiết sửa đổi Công ước HS để rút ngắn giai đoạn triển khai của các Bên ký kết.
+ Xây dựng tiêu chí chấp nhận đưa ngôn ngữ mới vào HS:
Từ đề nghị đưa tiếng Nga và Tây Ban Nha vào HS đã đặt ra vấn đề xây dựng các tiêu chí xem xét các đề nghị này. Yêu cầu đầu tiên đặt ra là việc áp dụng ngôn ngữ mới không đụng đến kinh phí của WCO mà do nước hoặc nhóm nước có yêu cầu phải chịu. Ngoài ra còn tiêu chí phải có hoặc sẽ phải có một số lượng nhất định các thành viên WCO sử dụng ngôn ngữ đóm cũng như ngôn ngữ đó, cũng như ngôn ngữ đó liên quan đến một lưu động thương mại quốc tế đáng kể. Từ cơ sở nêu trên, đã đi đến kết luận: để giải quyết sử dụng một ngôn ngữ, ít nhất phải có 8% thành viên WCO sẽ sử dụng ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ đó phải liên quan đến thương mại quốc tế ít nhất cũng bằng tiếng Nga.
+ Các vấn đề khác:
* Vấn đề Cộng đồng Châu Âu xin tham gia làm 1 thành viên WCO: đề nghị trên xuất phát từ các lập luận sau:
- Môi trường làm việc của hải quan có nhiều thay đổi có tính lịch sử từ 1950 chủ yếu qua quá trình toàn cầu hoá việc tái hình thành nhóm các lãnh thổ hải quan để hình thành 1 cộng đồng thương mại và hải quan là 1 điểm độc đáo cũng như vị trí của nó trên thế giới.
- Theo khoản quy định của Cộng đồng Châu Âu, các vấn đề liên quan đến các quy định của hải quan đều được xử lý ở cấp Cộng đồng Châu Âu. Như vậy đặt ra nhu cầu gắn kết nhất định về xử lý của Cộng đồng về các vấn đề chính sách thương mại và chính sách hải quan đặt ra yêu cầu tham gia vào WCO của EU (EU đã là thành viên sáng lập của WTO).
- Nếu EU gia nhập WCO thì sẽ làm rõ và đơn giản hoá công việc của WCO vì sẽ tăng cường vai trò và tầm quan trọng của WCO cũng tăng độ tín nhiệm của Tổ chức Hải quan thế giới khi việc tham gia này không ảnh hưởng đến số phiếu bầu cử của Hội đồng.
- Tuy nhiên việc tham gia này dẫn đến yêu cầu sửa đổi Công ước thành lập Hội đồng - điều này không đơn giản vì phải có sự chấp thuận của tất cả các Bên tham gia Công ước mà hiện đã có một vài chính phủ cương quyết phản đối.
* Chấp nhận đơn xin gia nhập WCO của nhóm đảo Angsile (thuộc Hà Lan) là lãnh thổ hải quan độc lập là thành viên WCO.
* Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập WCO:
Năm 2002 sẽ tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập WCO. Ước tính chi phí tối thiểu 5 triệu FB lấy từ 2 năm tài chính của WCO. Ngoài ra đã gửi thư đề nghị hải quan các nước ủng hộ cho các chi phí này. Có nhiều nước đã trả lời hưởng ứng qua việc đóng góp tài chính hoặc các dịch vụ, quà tặng hoặc các hoạt động giải trí. Cao điểm của lễ kỷ niệm diễn ra tại kỳ họp Hội đồng nhưng cũng cần tổ chức rải ra trong cả năm 2002 với các hoạt động tổ chức ở cấp khu vực. Với hải quan các nước, lễ hội là dịp ghi nhận các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp của cán bộ cũng như của tổ chức các hoạt động văn hoá của hải quan về văn học, thi ca... qua đó tuyên truyền sâu rộng về vai trò của hải quan ở quy mô thế giới.
* Về vấn đề ngân sách tài chính, Hội đồng thông báo tổng số góp của các thành viên là 482.500.000FB (giữ nguyên số tiền chín năm qua). Tuy nhiên về đóng góp của các thành viên, Uỷ ban Tài chính cho biết tại Liên hợp quốc, mức đóng góp tối đa đã giảm (25% xuống còn 22%: Mỹ) cho nên trong tương lai sẽ diễn ra với WCO và khi đó vấn đề mức đóng góp của các thành viên sẽ phải xem xét lại.
* Về tình hình tham gia các công ước quốc tế về hải quan tính đến 15/5/2001
+ 156 nước tham gia Công ước thành lập Hội đồng
+ 103 nước tham gia Công ước HS và hiện có 179 quốc gia sử dụng HS để phục vụ thống kê thương mại và hải quan
+ 37 nước tham gia Công ước quốc tế về Bao bì
+ 54 nước tham gia Công ước quốc tế về các thiết bị chuyên dùng
+ 60 nước tham gia Công ước quốc tế về Hội chợ triển lãm
+ 62 nước tham gia Công ước ATA
+ 56 nước tham gia Công ước quốc tế về các thiết bị khoa học
+ 38 nước tham gia Công ước quốc tế về các thực hiện sư phạm
+ 61 nước tham gia Công ước Kyoto (cũ)
+ 7 nước tham gia Công ước Kyoto (sửa đổi)
+ 40 nước tham gia Công ước Nairobi
+ 38 nước tham gia Công ước Istanbul
+ 140 nước tham gia Hiệp định Trị giá GATT 1994
+ 26 nước tham gia Công ước về Container
+ 41 nước tham gia Công ước các đồ dùng đi biển
C. Báo cáo về các chủ đề kỹ thuật nghiệp vụ:
+ Vấn đề các quy tắc xuất xứ:
Uỷ ban kỹ thuật về các quy tắc xuất xứ đã hoàn thành công việc được giao vào tháng 5/99 và bàn giao toàn bộ kết quả cho Uỷ ban về quy tắc xuất xứ (WTO) để hoàn tất những phần việc còn lại.
Uỷ ban kỹ thuật về các quy tắc xuất xứ chỉ ra một số việc cần làm như việc xem xét lại các tài liệu tiền đề cho việc thực hiện các quy tắc xuất xứ điều hoà, làm cơ sở xây dựng các chương trình hỗ trợ nghiệp vụ; việc tiến hành nghiên cứu so sánh các hệ thống hiện hành của các nước thành viên về việc chứng nhận và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy tắc xuất xứ không ưu đãi, cũng như các tài liệu cần thiết để thông quan; dự thảo cơ chế xem xét của Uỷ ban Kỹ thuật một cách hệ thống để có những bổ sung sửa đổi cần thiết đối với các quy tắc xuất xứ điều hoà, kể cả việc sửa đổi theo những sửa đổi định kỳ của HS.
Cần tích cực hỗ trợ kỹ thuật và theo sát công việc Uỷ ban các quy tắc xuất xứ (WTO) để sẵn sàng đảm nhận triển khai các nghiệp vụ. Các nước thành viên cần hiểu rõ các quy tắc xuất xứ được đề xuất cũng như tác động của chúng tới nền kinh tế của mình để tạo thuận lợi cho việc kết thúc chương trình làm việc phối hợp giữa 2 Uỷ ban.
+ Về đề trị giá hải quan:
Về chủ đề này trong năm qua đã tiến hành 25 chương trình hỗ trợ kỹ thuật (trong đó Nhật Bản tham gia 16 cùng với WCO) cho các nước thành viên. Một đề tài được tập trung nhiều trong năm qua là “Kiểm tra sau thông quan từ góc độ công tác xác định trị giá” và đang được chuẩn bị cho năm tới là đề tài” Nhận xét từ góc độ quản lý về việc thực hiện và triển khai Hiệp định trị giá WTO”.
Đã thông qua tài liệu về “Các tiêu chí hỗ trợ trong việc dự thảo luật pháp quốc gia về xác định trị giá để thực hiện Hiệp định trị giá WTO.
Giới thiệu Diễn đàn thảo luận xác định trị giá và khuyến khích các nước thành viên sử dụng dịch vụ này để tăng cường trao đổi ý kiến và thông tin liên quan.
+ Vấn đề Hệ thống điều hoà:
- Đã cập nhật Bộ chú giải và tập các ý kiến phân loại trên cơ sở Danh mục HS năm 2002; lập bảng so sánh HS năm 2002 và HS năm 1996; chuẩn bị các kiến nghị mới và sửa đổi của Hội đồng và các vấn đề chính sách chung liên quan đến việc quản lý hệ thống HS.
- Về việc thực hiện các quy định của Uỷ ban HS, Hội đồng có một kiến nghị trong đó yêu cầu các nước thành viên phải thông báo cho Ban Thư ký nếu họ không thể áp dụng quy định của Uỷ ban HS trong phạm vi 12 tháng sau khi quy định này được Hội đồng thông qua và phải nêu rõ lý do chưa áp dụng. Mục đích này nhằm tạo ra sự trong sáng và thống nhất hơn trong việc thực hiện các quy định này.
+ Vấn đề kiêm soát chông buôn lậu:
- Sẽ tiến hành xây dựng Chiến lược Tình báo toàn cầu của WCO và cho chuẩn bị kiến nghị của WCO về chính sách RILO toàn cầu và kế hoạch chiến lược RILO, cho thành lập một văn phòng RILO tại Maixcơva (Nga) để phục vụ cho các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập.
- Khuyến khích áp dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro, lập hồ sơ và lựa chọn đối tượng vào công tác kiểm soát, cả ở trước, trong và sau thông quan.
- Nghiên cứu tác động của Công ước Kyoto (10 Điều khoản) tới công tác kiểm soát hải quan, bao gồm cả nghiên cứu áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro.
- Thông qua khuyến nghị về chống nạn rửa tiền và tài sản có giá trị, nhằm tăng cường vai trò quan trọng của hải quan trong vấn đề này và nêu ra các biện pháp khác nhau có thể vận dụng.
+ Các vấn đề nghiệp vụ thuộc quản lý của Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực:
- Về Công ước Kyoto, đã chuẩn bị được bản hướng dẫn cho 4 chương thuộc Phụ lục F, trong khi vấn đề quyền và vị thế của các quan sát viên trong Uỷ ban Quản lý Công ước Kyoto vẫn còn phải xem xét.
- Sáng kiến của Nhóm G-7 về hài hoà các dữ liệu hải quan sẽ hoàn tất việc chuẩn bị trong năm 2001. Đối với lĩnh vực tạo thuận lợi cho thương mại thì việc đơn giản hoá và hài hoà các yêu cầu về dữ liệu hải quan có vai trò rất quan trọng.
- Vấn đề thương mại điện tử, để phối hợp những thách thức nãy sinh trong lĩnh vực này, đã chuẩn bị dự thảo một kế hoạch hành động và chính sách có tính chất chiến lược của WCO mà ý tưởng của nó được thể hiện trong “Tuyên bố Baku”.
- Về thời gian giải phóng hàng: đã thông qua lần cuối cuốn tài liệu Hướng dẫn về thời gian cần thiết để giải phóng hàng.
- Vấn đề giải phóng hàng ngay: đang xem xét các tiêu chí về hàng hoá và việc thể hiện các yếu tố dữ liệu để đưa vào tài liệu hướng dẫn về vấn đề này.
- Để triển khai kế hoạch hành động liêm chính đã tổ chức nhiều hội thảo liêm chính, ngay từ đầu đã cung cấp các công cụ quan trọng giúp hải quan các nước giảm thiểu các cơ hội tiêu cực (như tài liệu mẫu quy định về đạo đức và ứng xử của cán bộ hải quan, Hướng dẫn tự đánh giá về liêm chính hải quan của WCO và các tài liệu khác liên quan đến liêm chính...)
D. Vấn đề chống buôn lậu thuốc lá và liêm chính:
+ Vấn đề chống buôn lậu thuốc lá:
Hiện nay WCO đã xây dựng “Kế hoạch Chiến lược của WCO để đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá” vì vấn đề này thuần tuý là nhiệm vụ của Hải quan và thuộc trách nhiệm truyền thống của hải quan. Vấn đề là cần hợp tác hơn nữa giữa các khu vực và các tổ chức quốc tế. Vấn đề thuốc lá giả liên quan đến trách nhiệm của các nước thành viên WTO xung quanh Hiệp định TRIPs.
Một số nước thông báo về việc lập các đội đặc nhiệm chống tội phạm có tổ chức hoặc có các dự án nhỏ về hàng hoá có thuế suất thuế cao. Có nước đã chuẩn bị cuốn sổ tay về thuốc lá để tạo thuận lợi cho việc hợp tác giữa các cơ quan kiểm soát trong khu vực, cũng như tránh việc làm chồng chéo trong vấn đề này. Một điều đáng lưu ý khác là vấn đề hợp tác với ngành sản xuất thuốc lá vì nó còn giúp ta xác định được đâu là thuốc lá giả. Chính sách thuế của nhà nước cũng rất quan trọng, một khi giảm thiểu đáng kể được thuế suất thì mới có thể kiểm soát buôn lậu thuốc lá một cách có hiệu quả.
+ Vấn đề liêm chính:
Hội đồng đã thông báo kết quả của Diễn đàn Toàn cầu về Chống tham nhũng và đề cao liêm chính tổ chức cuối tháng 5/2001 tại Hà Lan, trong đó đi sâu vào các nội dung liên quan đến Hải quan diễn ra tại Hội thảo chuyên đề về hải quan. Hội thảo đã thảo luận xoay quanh 5 chủ đề lớn. Hải quan như một xã hội thu nhỏ với đầy đủ các ưu, nhược điểm của nó nên việc nhìn nhận tiêu cực gắn với hải quan là không thoả đáng; rằng liêm chính là vấn đề chung của cả cơ quan nhà nước và tư nhân; Hải quan công nhận vấn đề này và đang tiến hành các bước đê giải quyết ở cấp độ quốc gia và quốc tế; cần đảm bảo rằng các giải pháp thúc đẩy liêm chính trong hải quan phải phù hợp với môi trường chính trị, kinh tế xã hội, văn hoá và bản thân ngành hải quan cũng có thể đưa ra một số bài học tích cực cho các lĩnh vực quản lý khác.
Hải quan Hồng Kông cho biết kinh nghiệm về việc xây dựng mối quan hệ đối tác với Uỷ ban Chống tham nhũng độc lập, trong khi Hải quan Hoa Kỳ chú trọng tăng cường năng lực thanh tra nội bộ cả về các biện pháp giáo dục, phòng ngừa và điều tra, xử lý. Hải quan New Zealand đã xây dựng một dự án đặc biệt về liêm chính trên cơ sở Tuyên bố về các nguyên tắc Liêm chính, bộ quy tắc ứng xử và khuyến khích các giá trị liêm chính cốt lõi ở mỗi cán bộ hải quan. Hải quan Hà Lan đã xây dựng và thực hiện một loạt các giá trị cơ bản và quy tắc ứng xử, coi liêm chính là trách nhiệm chung giữa cấp quản lý và cán bộ cũng như tạo ra quan hệ đối tác giữa hải quan và giới tư nhân. Hải quan Trung Quốc chú trọng giáo dục cán bộ trung cấp và cho một cán bộ cùng với các biện pháp giám sát trong ngành, ngoài ngành, các chế độ đãi ngộ cho những cán bộ tích cực chống tham nhũng. Hải quan Phipipines đã đặt vấn đề liêm chính là yếu tố trọng tâm của dự án Cải cách và Hiện đại hoá hải quan. Hải quan Thái Lan đã kết hợp các nội dung của Tuyên bố Arusha với các giá trị tôn giáo, xã hội sẵn có, ngoài ra Hải quan Thái Lan còn nêu ra 20 đầu việc phải thực hiện vừa để thúc đẩy tốc độ thông quan, vừa góp phần phòng ngừa chống tiêu cực trong cán bộ.
E. Bầu cử một số chức danh của hội đồng:
- Chức danh Chủ tịch Hội đồng: có hai ứng cử viên: Tổng cục trưởng Hải quan Nam Phi và Tổng cục trưởng Hải quan Iceland.
Bầu Tổng cục trưởng Hải quan Nam Phi làm Chủ tịch.
- Chức danh Phó Tổng Thư ký: có 4 ứng cử viên: Phó Tổng cục trưởng Hải quan Trung Quốc Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Hải quan Nhật Bản, Quan chức Algrêri, quan chức Hải quan Ma Rốc.
Bầu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Hải quan Nhật Bản làm Phó Tổng thư ký.
- Chủ tịch Uỷ ban Tài chính: Quan chức của Hải quan Thuỵ Sỹ.
- Phó Chủ tịch Uỷ ban Tài chính: Quan chức của Hải quan Chi Lê.
F. Hoạt động của đoàn trong thời gian hội nghị:
- Đoàn đã gặp và làm việc với Ông Danet - Tổng Thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới và thông báo một số thông tin mới đây của Hải quan Việt Nam như Luật Hải quan Việt Nam vừa được thông qua, đưa lên mạng trang WEB của Hải quan Việt Nam, việc hoàn thành giai đoạn I của Dự án cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam và việc chuẩn bị bước sang giai đoạn II. Đoàn đã trân trọng đề nghị WCO và cá nhân ông Tổng thư ký tiếp tục quan tâm giúp đỡ trong giai đoạn mới này. Ông Tổng thư ký khẳng định việc giúp đỡ hải quan các nước trong đó có Việt Nam là trách nhiệm của WCO đối với các nước thành viên.
- Đoàn đã gặp Tổng cục trưởng Hải quan Thái Lan, cám ơn sự giúp đỡ tích cực trong thời gian quan và chuyển thư mời của Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam. Ông Tổng cục trưởng Hải quan Thái Lan cảm ơn và cho biết chuyến đi chỉ có thể thực hiện vào sau tháng 9/2001 vì tháng 9 là kết thúc năm tài chính ở Thái Lan.
- Trong lúc tiếp xúc với Hải quan Mỹ, phí Mỹ cho biết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sắp được Quốc hội Mỹ thông qua nên Hải quan 2 nước cần nhanh chóng chuẩn bị đàm phán, ký kết Hiệp định Hợp tác Hải quan Việt - Mỹ.
- Tổng cục trưởng Hải quan úc thông báo cho biết họ đang chuẩn bị triển khai thực hiện hệ thống thủ tục mới (thay đổi cơ bản cả về pháp lý, quy trình thủ tục... trong đó tự động hoá chỉ là một mảng việc trong dự án này).
- Đoàn đã gặp trao thư của Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam cho đoàn đại biểu Hải quan Liên bang Nga và chuyển lời cảm ơn của Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam tới Tổng cục trưởng Hải quan Singapore về sự giúp đỡ nhiệt tình các đoàn công tác của Hải quan Việt Nam tại Singapore.
- Về vấn đề bầu Phó Tổng thư ký WCO, đoàn đã thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo.
G. Kiến nghị:
- Cần tích cực chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc chuẩn bị tham gia Công ước Kyoto sửa đổi để Hải quan Việt Nam có thể tham gia Công ước vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập WCO.
- Thúc đẩy việc chuẩn bị và hoàn thiện Hiệp định Hải quan Việt - Mỹ để có thể ký kết, sẵn sàng triển khai khi Hiệp định Hải quan Việt - Mỹ để có thể ký kết, sẵn sáng triển khai khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ được thông qua.
- Để chuẩn bị cho Lễ hội 50 năm thành lập Tổ chức Hải quan Thế giới, Hải quan Việt Nam nên làm vật lưu niệm có ý nghĩa tặng Tổ chức Hải quan cho Hải quan Thế giới để trưng bày tại Trụ sở WCO và một số tặng phẩm để tuyên truyền cho Hải quan Việt Nam, coi đây là phần đóng góp của Hải quan Việt Nam vào lễ hội này.
- Mở rộng diễn đàn tuyên truyền trên Báo Hải quan, truyền hình về hoạt động chào mừng 50 năm ngày thành lập WCO, qua đó giúp đỡ nâng cao nhận thức của công chúng về hoạt động của Hải quan Việt Nam nói riêng và hải quan thế giới nói chung.
- Phát động phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, thi sáng tác các loại hình thơ ca, văn học về chủ đề hải quan, coi đây là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng lễ kỷ niệm 50 năm cả ở cấp độ Hải quan thế giới và Hải quan Khu vực Châu á Thái Bình Dương.
Trên đây là những nội dung chính của Hội nghị Thường niên lần thứ nhất 97/98 của Tổ chức Hải quan Thế giới, Đoàn công tác xin báo cáo đồng chí Tổng cục trưởng để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
|
TRƯỞNG
ĐOÀN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây