Công văn số 29/BHXH-TN về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành
Công văn số 29/BHXH-TN về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 29/BHXH-TN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 11/01/2008 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 29/BHXH-TN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 11/01/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BẢO
HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/BHXH-TN |
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2008 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Để thống nhất thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2007 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện và Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2007 của liên Bộ Y tế - Tài chính sửa đổi, bổ sung một số kiểm của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC, công văn số 182/BYT- BH, ngày 09/01/2008 của Bộ Y tế về triển khai một số nội dung BHYT tự nguyện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện như sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN.
1. Phạm vi:
Bảo hiểm y tế tự nguyện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 của liên bộ Y tế - Tài chính và Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2007 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư. liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC là loại hình bảo hiểm khám, chữa bệnh (KCB) nội trú và ngoại trú.
2. Đối tượng áp dụng:
Mọi công dân Việt Nam (trừ những người đã tham gia BHYT bắt buộc quy định tại Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ và trẻ em dưới 6 tuổi) đều được tham gia BHYT tự nguyện.
II. MỨC ĐÓNG VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BHYT TỰ NGUYỆN.
1 Mức đóng BHYT tự nguyện được xác định theo khu vực thành thị và nông thôn:
- Khu vực thành thị : gồm các phường thuộc thành phố, thị xã và các thị trấn;
- Khu vực nông thôn: gồm các vùng còn lại.
2. Mức đóng cụ thể như sau:
2.1. Đối với đối tượng học sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại hệ thống giáo dục quốc dân( gọi chung là trường học), có tên trong danh sách HSSV và tham gia BHYT tại trường học:
- Khu vực thành thị: 120.000 đồng/người/năm;
- Khu vực nông thôn: 100.000 đồng/người/năm.
Địa bàn nơi trường học đóng trụ sở tại thành thị hoặc nông thôn, là căn cứ để xác định mức đóng BHYT của HSSV đang theo học tại trường đó.
2.2. Mức đóng tự nguyện của cán bộ DSG Đ&TE xã, phường, thị trấn ( gọi chung là xã ) được thực hiện theo quyết định số 240/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của thủ tướng chính phủ về việc thực hiện chế độ BHYT đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường và thị trấn.
2.3. Đối tượng còn lại tham gia BHYT tự nguyện ( ngoài hai loại đối tượng quy định tại điểm 2.1, 2.2 khoản 2 mục II) gọi chung là đối tượng nhân dân, mức đóng như sau.
- Khu vực thành thị: 320.000 đồng/người/năm;
- Khu vực nông thôn: 240.000 đồng/người/năm.
Đối tượng nhân dân tham gia BHYT tự nguyện cư trú tại địa bàn khu vực thành thị áp dụng mức đóng phí BHYT tự nguyện khu vực thành thị; tại địa bàn khu vực nông thôn áp dụng mức đóng phí BHYT tự nguyện của khu vực nông thôn.
Đối tượng nhân dân tham gia BHYT theo hộ gia đình và áp dụng mức đóng của nhân dân, nếu có đông thành viên trong hộ gia đình cùng tham gia BHYT tự nguyện, thì thành viên thứ 3 sẽ được giảm 10% mức đóng của cá nhân; từ thành viên thứ 4 trở đi, mỗi thành viên được giảm 20% mức đóng của cá nhân theo cách tính dưới đây:
Mức đóng của cá nhân đối tượng nhân dân trong một năm là M thì:
Mức đóng của thành viên thứ 1 trong hộ = M
Mức đóng của thành viên thứ 2 trong hộ = M
Mức đóng của thành viên thứ 3 trong hộ = M x 90% ;
Mức đóng của thành viên từ thứ 4 trong hộ = M x 80%;
Nếu hộ có nhiều thành viên hơn, từ thành vien thứ 5 trở đi cách tính giảm mức đóng như đối với thành viên thứ 4.
Việc giảm mức đóng chỉ thực hiện với những đối tượng nhân dân tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình khi có tên trong cùng một hộ khẩu.
3. Phương thức đóng
Việc thu phí đóng BHYT tự nguyện được thực hiện thông qua Đại lý thu BHYT tự nguyện, cụ thể:
3.1. Đối tượng HSSV :
Nếu tham gia BHYT tự nguyện theo trường học, thì đóng BHYT tự nguyện một lần hoặc hai lần trong một năm học hoặc đóng cả khoá học cho Đại lý thu BHYT tự nguyện tại trường.
Nếu HSSV không tham gia BHYT theo trường học mà tham gia tại nơi cư trú theo hộ gia đình hoặc theo cá nhân thì áp dụng mức đóng của đối tượng nhân dân.
3.2. Đối tượng Cán bộ DSGD&TE đương nhiệm cấp xã: do ủy ban DSGD&TE cấp huyện đóng BHYT một năm một lần cho cơ quan BHXH huyện.
3.3. Đối tượng nhân dân (bao gồm cả HSSV tham gia BHYT tự nguyện theo cá nhân hoặc theo hộ gia đình tại nơi cư trú): đóng BHYT tự nguyện theo thời hạn một năm một lần, tương ứng với thẻ BHYT có giá trị sử dụng 12 tháng cho Đại lý thu BHYT tự nguyện tại xã, nơi người tham gia BHYT tự nguyện cư trú. Trường hợp xã nào chưa tổ chức được Đại lý thu BHYT tự nguyện, thì cơ quan BHXH trực tiếp quản lý đối tượng cử cán bộ xuống tại xã để tiếp nhận yêu cầu tham gia BHYT tự nguyện, thu tiền và cấp thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tự nguyện.
Cơ quan BHXH tổ chức thu phí BHYT tự nguyện của đối tượng nhân dân chủ yếu vào cuối mỗi năm dương lịch và thực hiện việc thu phí tham gia BHYT tự nguyện bổ sung mỗi tháng 01 lần (một năm thu tối đa 12 lần), thời gian Đại lý thu tiền của đối tượng nhân dân từ ngày 25 cho đến ngày làm việc cuối cùng của tháng.
Cơ quan BHXH có trách nhiệm thông báo rộng rãi việc tổ chức thu phí tham gia BHYT tự nguyện đến nhân dân trên địa bàn được giao quản lý, cụ thể: thời gian đăng ký và thu phí, mức phí theo các khu vực, thời gian trả thẻ BHYT và thời gian thẻ BHYT bắt đầu có giá trị sử dụng theo đúng các hướng dẫn của liên Bộ và của BHXH Việt Nam.
4. Hỗ trợ mức đóng BHYT tự nguyện:
BHXH tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương đề xuất phương án, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối trong nguồn ngân sách địa phương và huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức cá nhân để hỗ trợ mức đóng BHYT tự nguyện cho nhân dân địa phương, đặc biệt bổ sung thêm cho các hộ gia đình diện cận nghèo.
III. PHẠM VI QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THAM GIA BHYT TỰ NGUYỆN.
1. Quyền lợi của người tham gia BHYT tự nguyện.
1.1. Người tham gia BHYT tự nguyện được cấp thẻ BHYT, để khi ốm đau đi KCB được hưởng các quyền lợi theo quy định, cụ thể như sau:
- Thẻ BHYT có giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 của mỗi tháng và sau ít nhất 30 ngày, kể từ ngày Đại lý thu hoặc người tham gia BHYT tự nguyện nộp phí BHYT cho cơ quan BHXH đối với các trường hợp tham gia BHYT tự nguyện lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.
- Kể từ ngày thẻ BHYT có giá trị sử dụng, người tham gia BHYT tự nguyện được hưởng các quyền lợi theo quy định, trừ các trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, chăm sóc thai sản, sinh đẻ, sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế, những trường hợp này được quy định như sau:
+ Trường hợp tham gia BHYT tự nguyện lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì thì sau 180 ngày kể từ ngày nộp phí BHYT cho cơ quan BHXH, người có thẻ BHYT được hưởng các quyền lợi khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
+ Trường hợp tham gia BHYT tự nguyện lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì thì sau 270 ngày, kể từ ngày nộp phí BHYT cho cơ quan BHXH, người có thẻ BHYT được hưởng các quyền lợi về chăm sóc thai sản, sinh đẻ theo quy định.
+ Người tham gia BHYT tự nguyện liên tục đủ 36 tháng, thì từ tháng thứ 37 trở đi, khi sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam, thì được Quỹ BHYT tự nguyện thanh toán 50% chi phí của các thuốc này.
- Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT tương ứng với phí BHYT tự nguyện đã đóng cho cơ quan BHXH. Thẻ BHYT sẽ có giá trị sử dụng liên tục khi người tham gia BHYT đóng phí BHYT theo đúng quy định. Để thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục, người có thẻ phải đóng tiền cho Đại lý thu hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH trước khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng ít nhất là 10 ngày.
1.2. Người tham gia BHYT tự nguyện khi KCB ngoại trú, nội trú tại các cơ sở KCB công lập và ngoài công lập có hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH (sau đây viết tắt là cơ sở KCB BHYT), được hưởng quyền lợi KCB khi sử dụng các dịch vụ sau:
- Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị tại cơ sở KCB (theo danh mục phục hồi chức năng do Bộ Y tế quy định);
- Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng;
- Thuốc dịch truyền theo danh mục do Bộ Y tế quy định;
- Máu và các chế phẩm của máu;
- Các phẫu thuật, thủ thuật;
- Chăm sóc thai sản và sinh đẻ;
- Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.
1.3. Người tham gia BHYT tự nguyện khi KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu ở cơ sở KCB khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và trong trường hợp cấp cứu tại các cơ sở KCB BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán chi phí sử dụng các dịch vụ quy định tại điểm 1 .2, khoản 1 mục III theo giá viện phí hiện hành của nhà nước, với mức như sau:
- Khám, chữa bệnh ngoại trú:
+ Được thanh toán 100% chi phí KCB ngoại trú khi có chi phí dưới 100 000 đồng cho một lần KCB ngoại trú.
+ Được thanh toán 80% chi phí KCB ngoại trú khi có chi phí từ 100.000 đồng trở lên cho một lần KCB ngoại trú; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.
- Khám, chữa bệnh nội trú:
Được thanh toán 80% chi phí KCB nội trú; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.
1 4. Trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí tổn (theo danh mục do Bộ Y tế ban hành), được cơ quan BHXH thanh toán 80% chi phí nhưng không quá 20.000.000 đồng cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.
1.5. Người tham gia BHYT tự nguyện khi KCB theo yêu cầu riêng, KCB tại cơ sở y tế không có hợp đồng KCB BHYT, KCB ở nước ngoài, được cơ quan BHXH thanh toán như sau:
-Trường hợp KCB ngoại trú: được thanh toán 100% chi phí nếu chi phí thực tế dưới 100.000 đồng; nếu chi phí từ 100.000 đồng trở lên được thanh toán 80% chi phí thực tế, nhưng cả hai trường hợp này chi phí được thanh toán đều không vượt quá mức thanh toán quy định tại Phụ lục của Thông tư liên tịch số 06/2007/TrLT- BYT- BTC.
- Trường hợp KCB nội trú: được thanh toán 80% chi phí thực tế, nhưng không vượt quá mức thanh toán quy định tại Phụ lục của Thông tư liên tịch số 06/2007 TTLT- BYT- BTC.
1.6. Đối với HSSV: khi tham gia BHYT tự nguyện theo trường học, ngoài các quyền lợi được hưởng theo quy định nêu trên, còn được hưởng quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế trường học theo quy định hiện hành. Trường hợp tử vong được trợ cấp 1 .000.000 đồng.
2. Các trường hợp không được cơ quan BHXH thanh toán.
2. 1 . Điều trị bệnh phong;
2.2. Thuốc đặc hiệu điều trị các bệnh: lao, sốt rét, tâm thần phân liệt, động kinh, HIV/AIDS và các bệnh khác nếu đã được ngân sách nhà nước chi trả thông qua các chương trình y tế quốc gia, các dự án hay các nguồn kinh phí khác;
2.3. Chẩn đoán, điều trị các bệnh lậu, giang mai; '
2.4. Tiêm chủng phòng bệnh; điều dưỡng, an dưỡng; xét nghiệm và chẩn đoán thai sớm; khám sức khoẻ kể cả khám sức khoẻ định kỳ (trừ khám sức khoẻ tại trường học đối với HSSV); khám tuyển lao động, tuyển sinh, tuyển nghĩa vụ quân sự; thực hiện các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và điều trị vô sinh;
2.5. Các dịch vụ: phẫu thuật thẩm mỹ, chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính;
2.6. Điều trị các bệnh đã được xác định là bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn chiến tranh, thảm hoạ;
2.7. Điều trị các trường hợp: tự tử; cố ý gây thương tích; nghiện chất ma tuý các chất gây nghiện khác và các tồn thương do hành vi vi phạm pháp luật gây ra;
2.8. Các chi phí trong giám định y khoa; giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần.
2.9. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và sinh đẻ tại nhà;
2.10. Sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục quy định (trừ trường hợp khi sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế, nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam), thuốc theo yêu cầu riêng của người bệnh; sử dụng các phương pháp chữa bệnh chưa được phép của Bộ Y tế; các trường hợp tham gia nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng.
IV. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BHYT TỰ NGUYỆN.
Quỹ BHYT tự nguyện được hình thành từ các nguồn sau:
1.1. Phí BHYT tự nguyện do người tham gia đóng;
1.2. Hỗ trợ của ngân sách nhà nước ở TW và địa phương để mua thẻ BHYT cho một số đối tượng;
Các nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
1.4. Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHYT tự nguyện;
1.5. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
2. Quỹ BHYT tự nguyện được quản lý tập trung, thống nhất dân chủ và công khai theo quy chế quản lý tài chính hiện hành của BHXH Việt Nam. Tiền tạm thời chưa sử dụng (nếu có) của Quỹ BHYT tự nguyện được huy động để thực hiện các biện pháp nhằm bảo toàn và tăng trưởng Quỹ theo quy định.
3. Phân bổ, quản lý Quỹ BHYT tự nguyện.
3.1. Số thu BHYT tự nguyện quy định tại điểm 1.1, 1.2 và 1.3 khoản 1, mục IV, trong năm kế hoạch được phân bổ và sử dụng như sau:
- 90% lập Quỹ KCB BHYT tự nguyện. Riêng Quỹ KCB BHYT của HSSV được trích 20% từ Quỹ KCB (20% của 90% tổng số thu) chuyển cho các trường có HSSV tham gia BHYT tự nguyện để chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- 2% tập Quỹ dự phòng KCB BHYT tự nguyện.
- 5% dành chi cho các hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện việc thu đóng, phát hành thẻ BHYT tự nguyện và hỗ trợ cho các cơ sở KCB BHYT để tổ chức thu viện phí và thanh quyết toán chi phí KCB của người bệnh BHYT tự nguyện, trong đó:
+ 4% chi cho hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện việc thu phí, phát hành thẻ BHYT, khoản kinh phí này được phân bổ như sau: ít nhất 3% chi cho Đại lý trực tiếp thu phí BHYT; nhiều nhất 1% chi cho công tác phối hợp thu BHYT tự nguyện.
+ 1 % chi hỗ trợ các cơ sở KCB trên địa bàn có hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH.
Việc hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở KCB được xác định trên nguyên tắc: số lượng bệnh nhân BHYT tự nguyện được cơ sở KCB tiếp nhận khám và điều trị; phần viện phí (20% người bệnh tự nộp) và tổng chi phí KCB BHYT cơ quan BHXH đã thanh toán cho cơ sở KCB.
- 3% dành chi cho công tác đào tạo đại lý, bổ sung kinh phí tuyên truyền, vận động, khen thưởng và nâng cao năng lực cán bộ. Trong đó, 2% chi tại BHXH tỉnh, thành phố; 1% chi tại BHXH Việt Nam.
3.2. Số thu quy định tại điểm 1.4, 1.5 khoản 1 mục IV được hạch toán vào quỹ dự phòng KCB BHYT tự nguyện.
4. Quỹ KCB BHYT tự nguyện được sử dụng để thanh toán chi phí KCB ngoại trú, nội trú; KCB theo yêu cầu riêng; chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại trường học và chi trả trợ cấp tử vong đối với HSSV theo quy định.
5. Điều tiết Quỹ KCB BHYT.
5.1 . BHXH Việt Nam thực hiện việc phân bổ, điều tiết số thu được sử dụng trong năm cho BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm thanh toán chi phí KCB BHYT tự nguyện.
5.2. Quỹ KCB BHYT tự nguyện hàng năm không chi hết được chuyển vào Quỹ dự phòng KCB BHYT tự nguyện.
5.3. Nếu số chi KCB BHYT tự nguyện vượt quá quỹ KCB BHYT được sử dụng trong năm, BHXH Việt Nam sử dụng kinh phí của Quỹ dự phòng KCB BHYT tự nguyện hoặc Quỹ dự phòng KCB BHYT bắt buộc theo quy định, để bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ cho đối tượng tham gia BHYT tự nguyện.
6. Cơ quan BHXH tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm loại bỏ các chi phí bất hợp lý trong việc sử dụng dịch vụ, kỹ thuật y tế, thuốc, vật tư, hoá chất,... tại cơ sở KCB BHYT theo đúng các quy định của pháp luật.
7. Quỹ BHYT tự nguyện được ghi chép, thống kê, báo cáo, hạch toán kế toán theo chế độ quy định hiện hành.
V. TỔ CHỨC KCB VÀ THANH TOÁN CHI PHÍ KCB BHYT TỰ NGUYỆN.
1. Tổ chức KCB cho người tham gia BHYT tự nguyện được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế- Tài chính, Quy định về tổ chức thực hiện chế độ KCB BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 2559/QĐ-BHXH ngày 27/9/2005 và Quyết định số 1005/QĐ- BHXH ngày 27/7/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điểm Quy định về tổ chức thực hiện chế độ KCB BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 2559/QĐ-BHXH ngày 27/9/2005 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam .
Ngoài ra, đối với đối tượng HSSV, cơ quan BHXH có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với nhà trường và cơ sở KCB để thực hiện việc KCB và thanh toán chi phí KCB cho HSSV có thẻ BHYT trong thời gian được nghỉ học theo quy định, bảo đảm đầy đủ quyền lợi và thuận tiện cho đối tượng.
2. Thanh toán chi phí KCB BHYT tự nguyện giữa cơ quan BHXH với cơ sở KCB.
2.1. Nguyên tắc:
- Cơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB với cơ sở KCB, trên cơ sở hợp đồng KCB BHYT đối với trường hợp KCB đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật và trong trường hợp cấp cứu.
- Cơ sở KCB lựa chọn hình thức thanh toán theo hướng dẫn của liên Bộ Y tế Tài chính.
- Cơ quan BHXH và cơ sở KCB chỉ thực hiện một hợp đồng KCB BHYT chung cho cả đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện.
2.2. Cách xác định quỹ KCB BHYT tự nguyện tạm thời để hợp đồng với cơ sở KCB BHYT.
- Với nhóm đối tượng là HSSV tham gia theo trường học: quỹ KCB BHYT tự nguyện được tính trên số thẻ đăng ký theo mức phí bình quân của HSSV tham gia BHYT tự nguyện tại địa phương. Quỹ KCB BHYT tự nguyện của HSSV (90% tổng số thu, coi là 100% quỹ KCB) được dành 20% để chi cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho HSSV tại nhà trường; 80% quỹ KCB BHYT tự nguyện còn lại là căn cứ để xác định quỹ KCB tạm thời khi ký hợp đồng với cơ sở KCB và trợ cấp tử vong.
- Với các đối tượng còn lại: quỹ KCB BHYT tự nguyện được tính trên số thẻ đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB đó và theo mức phí bình quân của người tham gia BHYT tự nguyện tại địa phương.
2.3. Thanh toán giữa cơ quan BHXH với nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho HSSV.
Kinh phí dành cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nhà trường (bằng 20% quỹ KCB BHYT). Số kinh phí này được chuyển cho nhà trường để quản lý, sử dụng. Nhà trường thực hiện việc quyết toán theo quy định hiện hành, đồng thời báo cáo kết quả sử dụng với cơ quan BHXH.
3. Thanh toán trực tiếp giữa cơ quan BHXH với người bệnh tham gia BHYT tự nguyện.
3.1. Cơ quan BHXH chỉ thanh toán trực tiếp với người tham gia BHYT tự nguyện trong các trường hợp sau:
- Tự đi KCB vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.
- KCB tại cơ sở không ký hợp đồng KCB với cơ quan BHXH.
- KCB ở nước ngoài.
Các trường hợp đi KCB không trình thẻ, hoặc trình thẻ muộn.
- Các trường hợp được xác định không thuộc lỗi của người bệnh BHYT tự nguyện.
3.2. Các trường hợp ở điểm 3.1 khoản 3 mục V, người bệnh tự thanh toán các chi phí KCB với cơ sở KCB, đồng thời lưu giữ toàn bộ chứng từ hợp lệ (đơn thuốc sổ khám bệnh, hoá đơn mua thuốc, giấy ra viện, biên lai thu viện phí theo quy định của Bộ Tài chính và các chứng từ liên quan khác) làm cơ sở để cơ quan BHXH thanh toán lại một phần chi phí KCB theo quy định.
3.3. Trường hợp HSSV tham gia BHYT tự nguyện theo trường học (thẻ BHYT có mã đối tượng HSSV) bị tử vong, cơ quan BHXH thanh toán trợ cấp tử vong cho thân nhân HSSV.
VI. CÔNG TÁC THU VÀ PHÁT HÀNH THẺ BHYT TỰ NGUYỆN.
1. Phân cấp công tác thu BHYT tự nguyện.
Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) phân cấp nhiệm vụ thu, quản lý đối tượng tham gia BHYT tự nguyện cho BHXH quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh và Phòng Bảo hiểm tự nguyện hoặc Phòng Thu đối với BHXH tỉnh không có Phòng Bảo hiểm tự nguyện (sau đây gọi chung là Phòng BHTN).
Riêng đối tượng nhân dân, phân cấp toàn bộ công tác thu và quản lý đối tượng theo địa giới hành chính cho BHXH huyện, Phòng BHTN không trực tiếp thu đối tượng tham gia BHYT tự nguyện nhân dân.
2. Tổ chức và quản lý mạng lưới Đại lý thu BHYT tự nguyện.
Việc tổ chức và quản lý hoạt động của Đại lý thu BHYT tự nguyện thực hiện theo Quyết định số 509/QĐ-BHXH ngày 09/3/2006 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động của Đại lý thu BHYT tự nguyện.
Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, Giám đốc BHXH tỉnh chỉ đạo các phòng chức năng và BHXH các huyện:
- Rà soát lại đội ngũ Đại lý thu BHYT tự nguyện đã được đào tạo và ký hợp đồng làm Đại lý thời gian qua. Lựa chọn những người có trách nhiệm, nhiệt tình và năng lực thực hiện nhiệm vụ để tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ mới. Tuỳ theo quy mô dân số của mỗi xã và số lượng đối tượng vận động tiềm năng để bố trí người làm Đại lý thu BHYT tự nguyện cho phù hợp, tối đa tại mỗi xã có thể bố trí 03 người làm Đại lý, riêng đối với trường học chỉ cần 01 người làm Đại lý thu BHYT tự nguyện;
- Trao đổi, thống nhất với lãnh đạo xã và trường học, cử người thuộc phạm vi quản lý của chính quyền xã và của nhà trường, giới thiệu mới hoặc giới thiệu bổ sung với cơ quan BHXH để làm Đại lý thu BHYT tự nguyện.
- Tiến hành tập huấn, phổ biến những thay đổi về chính sách; cung cấp tài liệu biểu mẫu cần thiết cho Đại lý.
3. Trình tự, thủ tục thu và cấp thẻ BHYT tự nguyện.
3.1. Trình tự, thủ tục thu BHYT tự nguyện.
3.1.1. Đối với đối tượng HSSV :
- Học sinh, sinh viên đóng phí BHYT tự nguyện theo đơn vị lớp tại trường học. Sau khi nhận tiền, cùng danh sách của từng lớp, Đại lý thu BHYT tự nguyện của trường học viết biên lai thu tiền theo mẫu C38-BB tại Chế độ kế toán BHXH ban hành kèn theo Quyết định số 51/20071QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính và trả cho mỗi lớp có HSSV tham gia 01 trên biên lai.
- Sau khi thu tiền của các lớp, Đại lý thu BHYT tự nguyện của trường lập Danh sách tham gia BHYT tự nguyện của từng lớp trong trường theo mẫu số 02/BHYTTN, nộp tiền và danh sách tham gia BHYT tự nguyện cho cơ quan BHXH.
- Cơ quan BHXH sau khi kiểm tra, đối chiếu và đã nhận đủ tiền, ký xác nhận vào danh sách tham gia BHYT tự nguyện theo quy định; viết phiếu thu tiền và trả cho đại lý 01 liên phiếu thu.
3.1.2. Đối với cán bộ Dân số Gia đình và trẻ em:
- Ủy ban DSGD&TE cấp huyện thu tiền đóng BHYT của cán bộ, lập Danh sách tham gia BHYT theo mẫu số 02/BHYTTN, kèm theo danh sách trả lương của tháng trước thời điểm nộp tiền để nộp cho cơ quan BHXH.
- Cơ quan BHXH nhận tiền và danh sách tham gia BHYT tự nguyện từ cán bộ ủy ban DSGD&TE cấp huyện, kiểm tra danh sách tham gia BHYT tự nguyện và ký xác nhận trên danh sách tham gia BHYT tự nguyện theo quy định.
3.1.3. Đối với đối tượng nhân dân: người tham gia BHYT tự nguyện cư trú tại địa bàn xã và huyện nào, thì đăng ký và nộp tiền tham gia BHYT tự nguyện theo xã và huyện đó.
- Trường hợp tham gia theo cá nhân:
+ Người tham gia ghi đủ các thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn của Đại lý thu BHYT tự nguyện hoặc của cơ quan BHXH; xuất trình sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan Công an sở tại cấp (đối với đối tượng tạm trú) và CMTND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh, nộp Tờ khai cho Đại lý hoặc cơ quan BHXH để kiểm tra, đối chiếu.
+ Sau khi nhận tờ khai, sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú, đối chiếu với CMTND hoặc giấy tờ tuỳ thân có ảnh, Đại lý thu hoặc đại diện cơ quan BHXH ký xác nhận trên tờ khai. Sau đó thu tiền và viết biên lai thu tiền theo mẫu C38-BB, trả cho người tham gia 01 liên biên lai thu tiền.
+ Căn cứ tờ khai và biên lai thu tiền, Đại lý hoặc cơ quan BHXH lập danh sách đối tượng tham gia BHYT tự nguyện theo cá nhân trên địa bàn xã, huyện theo mẫu số 02/BHYTTN, sau đó Đại lý thu nộp danh sách cùng số tiền thu được về cơ quan BHXH chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng.
+ Cơ quan BHXH nhận tiền, tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân và danh sách tham gia BHYT tự nguyện từ Đại lý thu BHYT tự nguyện; kiểm tra tờ khai tham gia BHYT tự nguyện, danh sách tham gia BHYT và đối chiếu với số tiền đã nộp, ký xác nhận trên danh sách tham gia BHYT tự nguyện theo quy định; viết phiếu thu, trả cho đại lý 01 liên phiếu thu.
-Trường hợp tham gia theo hộ gia đình:
+ Đại diện hộ gia đình ghi đủ các thông tin vào Tờ khai tham gia BHYT tự nguyện theo đối tượng nhân dân (mẫu số 01/BHYTTN) theo hướng dẫn của
Đại lý hoặc cơ quan BHXH; photocopy sổ hộ khẩu, nộp tờ khai cùng bản copy sổ hổ, khẩu và sổ hộ khẩu gốc để Đại lý hoặc cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu,
+ Đại lý thu hoặc đại diện cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện, thực hiện việc đối đối chiếu giữa tờ khai với sổ hộ khẩu, giữa sổ hộ khẩu gốc với bản copy, nếu đảm bảo xác thực, thì Đại lý hoặc đại diện cơ quan BHXH ký vào tờ khai vị bản copy sổ hộ khẩu để xác định trách nhiệm của mình, đồng thời tính toán mức đóng của từng thành viên hộ gia đình tham gia BHYT, chết số tiền phải đóng của cả hộ; thực hiện việc thu tiền và viết biên lai thu tiền theo mẫu C38-BB, trả cho hộ gia đình 01 bên biên lai thu tiền.
+ Căn cứ tờ khai và biên lai thu tiền, Đại lý lập danh sách đối tượng tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình (lần lượt từng hộ gia đình) theo mẫu số 02/BHYTTN, sau đó nộp danh sách, bản copy sổ hộ khẩu cùng số tiền thu được về cơ quan BHXH chậm nhất vào ngày làm việc cuối cùng của tháng.
+ Cơ quan BHXH nhận tiền, tờ khai tham gia BHYT theo hộ gia đình, danh sách tham gia BHYT tự nguyện và bản copy sổ hộ khẩu từ ' đại lý thu BHYT tự nguyện; kiểm tra tờ khai, danh sách tham gia BHYT tự nguyện, bản copy sổ hộ khẩu, đối chiếu với số tiền phải nộp; ký xác nhận trên danh sách tham gia BHYT tự nguyện theo quy định, viết phiếu thu; trả cho Đại lý 01 liên phiếu thu tiền.
Đại lý thu BHYT tự nguyện hoặc cơ quan BHXH có trách nhiệm hướng dẫn người tham gia kê khai đúng, đủ và rõ ràng các thông tin theo biểu mẫu, kiểm tra hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trong hồ sơ đó.
3.2. Quy trình in và cấp thẻ BHYT tự nguyện.
BHXH tỉnh thực hiện việc phân cấp công tác in, cấp thẻ BHYT tự nguyện tại BHXH huyện. Nếu BHXH huyện chưa đủ năng lực và điều kiện để thực hiện việc in, cấp thẻ BHYT tự nguyện, thì tạm thời vẫn thực hiện việc in thẻ BHYT tự nguyện tại BHXH tỉnh. BHXH tỉnh cần khẩn trương thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho BHXH huyện để sớm thực hiện việc phân cấp in thẻ BHYT cho tuyến huyện.
3.2.1. Trường hợp in, cấp thẻ BHYT tự nguyện tại BHXH huyện:
3.2.1.1. Khi hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện đã đầy đủ các yêu cầu để có thể phát hành thẻ BHYT, cán bộ nghiệp vụ viết giấy nhận hồ sơ và hẹn ngày trả thẻ BHYT cho Đại lý hoặc cho người tham gia BHYT tự nguyện; nhập dữ liệu vào máy hoặc vào sổ theo dõi thu BHYT tự nguyện, chuyển danh sách để lãnh đạo BHXH huyện ký duyệt làm thẻ.
3.2.1.2. Sau khi hồ sơ được ký duyệt làm thẻ, chuyển bộ phận làm thẻ kiểm tra dữ liệu với danh sách gốc. Cán bộ in thẻ BHYT của BHXH huyện liên hệ với Phòng CNrIT hoặc Phòng quản lý sổ thẻ của BHXH tỉnh để nhận mã số thẻ của đối tượng. Căn cứ mã thẻ đã được BHXH tỉnh hướng dẫn, BHXH huyện in thẻ BHYT để đảm bảo thời gian trả thẻ cho đại lý và người tham gia BHYT tự nguyện như đã hẹn.
3.2.1.3. Sau khi in xong thẻ BHYT, cán bộ thực hiện việc in thẻ đồng thời in bản danh sách cấp thẻ BHYT cho từng Đại lý theo mẫu (C45/THE), sau đó chuyển thẻ cùng danh sách cấp thẻ cho cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ để đối chiếu, kiểm tra số thẻ đã in với danh sách gốc, ký và chuyển danh sách cấp thẻ cho lãnh đạo duyệt phát hành.
3.2.1.4. Chuyển danh sách cấp thẻ đã được duyệt phát hành cùng thẻ BHYT cho văn thư để nhân làm 03 bản và đóng dấu, sau đó: chuyển trả đại lý 01 bản cùng số thẻ; 02 bản chuyển cho cán bộ thu BHYT tự nguyện để lưu 01 bản cùng hồ sơ và 01 bản gửi Phòng BHTN BHXH tỉnh.
3.2.2. Trường hợp in, cấp thẻ tại BHXH tỉnh.
Việc in thẻ BHYT tại BHXH tỉnh được thực hiện như sau: cán bộ phòng
BHTN tiếp nhận, kiểm tra, xem xét hồ sơ, nếu đầy đủ, chính xác, chuyển lãnh đạo Phòng ký ninh Giám đốc BHXH tỉnh duyệt làm thẻ, sau đó chuyển cơ sở dữ liệu đến Phòng công nghệ thông tin hoặc Phòng quản lý sổ thẻ để in thẻ BHYT.
Với các đối tượng do phòng BHTN thu, danh sách cấp thẻ chỉ cần nhân 02 bản, 01 bản chuyển trả đại lý và 01 bản lưu cùng hồ sơ tại Phòng BHTN.
3.3. Việc bàn giao Danh sách tham gia BHYT, danh sách cấp thẻ và Thẻ BHYT giữa các bộ phận công tác phải được ghi chép vào sổ bàn giao và được ký nhận giữa các bên.
3.4. Hàng tháng, Phòng BHTN có trách nhiệm đối chiếu số thu BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh với Phòng KHTC.
3.5. Việc ghi, cấp mã thẻ, quản lý, sử dụng phôi thẻ BHYT được thực hiện theo quy định hiện hành của BHXH Việt Nam đối với thẻ BHYT nói chung.
3.6. Trường hợp người tham gia BHYT tự nguyện thay đổi chỗ ở, nơi học tập và nơi công tác từ tỉnh này sang tỉnh khác có nhu cầu chuyển đổi thẻ BHYT để đăng ký KCB ban đầu tại tỉnh mới chuyển đến, thì thực hiện như sau: Người có thẻ BHYT làm đơn đề nghị chuyển đổi thẻ BHYT, lấy xác nhận của chính quyền xã hoặc cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng; photocopy các giấy tờ liên quan đến việc chuyển đổi nơi ở, học tập hoặc công tác để nộp cho cơ quan BHXH tỉnh cùng với thẻ BHYT. Cơ quan BHXH tỉnh nơi quản lý đối tượng, thu và lưu giữ toàn bộ giấy tờ do đối tượng nộp; sau khi kiểm tra, đối chiếu, làm công văn gìn BHXH tỉnh nơi đối tượng chuyển đến, kèm theo bản Copy thẻ BHYT, đề nghị cấp thẻ BHYT mới cho đối tượng. Cơ quan BHXH tỉnh (nơi đối tượng chuyển đến) căn cứ công vãn đề nghị của BHXH tỉnh (nơi đối tượng chuyển đi) cấp thẻ BHYT mới cho đối tượng; thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng kể từ ngày cấp thẻ BHYT mới đến ngày thẻ BHYT cũ hết giá trị sử dựng.
4. Về thực hiện thoái thu BHYT tự nguyện:
4.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân cấp việc giải quyết các trường hợp thoái thu BHYT tự nguyện cho BHXH tỉnh. BHXH tỉnh không thực hiện việc phân cấp thoái thu cho BHXH huyện.
4.2. Các trường hợp được thoái thu BHYT tự nguyện:
4.2.1 . Người tham gia BHYT tự nguyện đã đóng tiền tham gia BHYT tự nguyện nhưng bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.
4.2.2. Người tham gia BHYT tự nguyện đã đóng tiền tham gia BHYT tự nguyện nhưng sau đó được cấp thẻ BHYT bắt buộc, có yêu cầu thoái thu trước khi thẻ BHYT tự nguyện có giá trị sử dụng.
4.2.3. Đại lý thu và phát hành thẻ BHYT tự nguyện đã nộp cho cơ quan BHXH số tiền lớn hơn số phải nộp theo .danh sách đối tượng tham gia BHYT tự nguyện.
4.2.4. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản của cơ quan BHXH được xác định không phải là tiền thu BHYT tự nguyện.
4.3. Xử lý thoái thu:
- BHXH huyện, Phòng BHTN lập danh sách đề nghị thoái thu BHYT tự nguyện theo đề nghị của đơn vị quản lý đối tượng hoặc người tham gia BHYT tự nguyện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình gửi BHXH cấp tỉnh.
- BHXH cấp tỉnh kiểm tra, xem xét và ra thông báo bằng văn bản cho BHXH cấp huyện, Phòng Kế hoạch tài chính để thực hiện thoái thu cho từng trường hợp cụ thể.
-Khi trả lại tiền cho đại lý thu BHYT tự nguyện, các đơn vị được sử dụng tiền mặt tại đơn vị để thực hiện thoái thu theo hình thức sử dụng tiền mặt thu của người nộp sau thoái thu cho người nộp trước. Trường hợp đờn vị không còn tiền thu BHYT tự nguyện tại quỹ để thoái thu BHYT tự nguyện theo hình thức trên, BHXH cấp tỉnh có văn bản báo cáo BHXH Việt Nam cho phép rút tiền từ tài khoản thu BHXH mở tại các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để thoái thu.4.4. Hạch toán thoái thu:
- Số tiền trả cho đại lý thu BHYT tự nguyện để trả lại đối tượng trong các trường hợp quy định lại điểm 4.2.1, 4.2.2, 4.2.3 nêu trên được xác định bằng 96% của số tiền đã thu (sau khi trừ đi 4% số tiền đã chi cho các hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện việc thu đóng, phát hành thẻ BHYT tự nguyện). 'Nguyên tắc theo dõi, hạch toán là: số tiền trả cho đại lý thu (96%) cộng số tiền đã chi cho các hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện việc thu đóng, phát hành thẻ BHYT tự nguyện (4%) bằng số thu BHYT tự nguyện được phép thoái thu (100% hạch toán trên tài khoản 574).
- Hạch toán kế toán thoái thu BHYT tự nguyện theo quy định của Chế độ kế toán BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính.
VII. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MỘT SỐ KHOẢN KINH PHÍ BHYTTN:
1 . Chi cho các hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện việc thu đóng, phát hành thẻ BHYT tự nguyện:
Khoản 4% trên số tiền thực thu BHYT tự nguyện chi cho các hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện thu phí, phát hành thẻ BHYT tự nguyện được sử dụng như sau:
- Ít nhất 3% chi cho Đại lý trực tiếp thu phí BHYT: Sau khi Đại lý thu nộp tiền kèm danh sách tham gia cho ' cơ quan BHXH, BHXH huyện hoặc Phòng BHTN hướng dẫn Đại lý thu làm thủ tục theo mẫu C84-HD tại Chế độ kế toán BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính, để thanh toán tiền công cho Đại lý trực tiếp thu BHYT tự nguyện. Phòng Kế hoạch tài chính hoặc Kế toán của BHXH huyện đối chiếu, kiểm tra trình Giám đốc BHXH để thanh toán tiền công cho Đại lý thu BHYT tự nguyện.
- Nhiều nhất 1% chi cho công tác phối hợp thu BHYT tự nguyện: sử dụng để chi hỗ trợ cho đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp trong công tác thu BHYT tự nguyện. Kết thúc việc thu BHYT tự nguyện của các nhóm đối tượng trên địa bàn, phòng BHTN hoặc BHXH huyện tổng hợp toàn bộ số thu, lập Danh sách đề nghị chi hỗ trợ cho đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý các cấp do những đóng góp trong triển khai BHYT tự nguyện tại địa phương, chuyển Phòng Kế hoạch - Tài chính hoặc Kế toán của BHXH huyện đối chiếu, kiểm tra trình giám đốc BHXH tỉnh quyết định để thanh toán cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân được hưởng.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, Phòng BHTN trao đổi với Phòng Kế hoạch- Tài chính để đề xuất với Giám đốc BHXH tỉnh tỷ lệ trích cho Đại lý thu và cho đơn vị tổ chức, cá nhân phối hợp triển khai BHYT tự nguyện trong phạm vi khung: chi cho Đại lý từ 3 - 3,5% số thực thu; chi cho đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp từ 0,5- 1% số thực thu.
- Cuối năm tài chính, nếu khoản kinh phí 4% chưa chi hết, thì BHXH tỉnh được phép trích trước để chuyển chi vào năm sau.
2. Khoản 1% trên số tiền thực thu BHYT tự nguyện chi hỗ trợ các cơ sở KCB đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hàng năm, Phòng BHTN phối hợp với Phòng KH-TC và Phòng Giám định chi đề xuất việc chi khoản kinh phí này cho các cơ sở KCB có hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH (bao gồm cả cơ sở KCB của địa phương và trung ương) trên địa bàn, trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Cuối năm tài chính, nếu khoản kinh phí 1 % nói trên chưa chi hết, thì cơ quan BHXH được phép trích trước để chuyển chi vào năm sau.
3. Khoản 3% chi bổ sung đào tạo đại lý thu BHYT tự nguyện, tuyên tuyền, khen thưởng và nâng cao năng lực cán bộ làm BHYT tự nguyện.
- Tại BHXH tỉnh: sử dụng 2% tổng số tiền thực thu BHYT tự nguyện trong năm của đơn vị để chi đào tạo đại lý thu BHYT tự nguyện, bổ sung inh phí tuyên tuyền, khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành phục vụ công tác phát triển, mở rộng BHYT tự nguyện và nâng cao năng lực cán bộ.
Hàng năm, Phòng BHTN phối hợp với Phòng KH-TC xây dựng kế hoạch, nội dung sử dụng khoản kinh phí này trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tại BHXH Việt Nam: sử dụng 1% tổng số tiền thực thu BHYT tự nguyện trong năm của toàn hệ thống để chi hỗ trợ đào tạo, tuyên tuyền, khen thưởng các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành phục vụ công tác phát triển mở rộng BHYT tự nguyện và nâng cao năng lực cán bộ.
Hàng năm, Ban BHXH tự nguyện phối hợp với Ban Kế hoạch - Tài chính xây dựng kế hoạch, nội dung sử dụng, mức chi khoản kinh phí này trình Tổng giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt và thực hiện.
Trường hợp trong năm tài chính, nếu chưa chi hết khoản kinh phí này thì được trích trước để chuyển chi vào năm sau.
4. Khoản chi 20% Quỹ KCB tự nguyện (18% số thu BHYT tự nguyện) cho các nhà trường có học sinh tham gia BHYT tự nguyện:
- Sau khi trường học nộp tiền thu đóng BHYT của HSSV, cơ quan BHXH các cấp chuyển ngay cho nhà trường 20% quỹ KCB BHYT tự nguyện (bằng 1 8% tổng số thu BHYT HSSV của trường) để nhà trường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho HSSV; đồng thời thực hiện quyết toán luôn vào chi KCB BHYT tự nguyện tại các kỳ quyết toán (quý, năm) khi xác định số thu và phân bổ quỹ BHYT tự nguyện theo mẫu số C83-HD tại Chế độ kế toán BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính.
- Nhà trường có trách nhiệm quản lý, sử dụng số kinh phí này để chi theo các quy định hiện hành. Kết thúc năm học lập bảng quyết toán theo mẫu và gửi cơ quan BHXH.
- Phòng Giám định chi, BHXH huyện (theo phân cấp thu BHYT tự nguyện) có trách nhiệm theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng kinh phí chi cho y tế trường học tại các trường có học sinh, sinh viên tham gia BHYT tự nguyện.
VIII. CHẾ ĐỘ THỐNG KÊ BÁO CÁO, HỒ SƠ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT TỰ NGUYỆN.
1. Chế độ thống kê báo cáo:
BHXH các cấp thực hiện việc thống kê, báo cáo tình hình thu, phát hành thẻ BHYT và chi BHYT tự nguyện theo quy định sau:
1 1 . Đối với BHXH huyện :
- Lập Sổ chi tiết thu BHYT tự nguyện theo mẫu số 03/BHYTTN.
- Báo cáo thu BHYT tự nguyện theo tháng theo mẫu số 05/BHYTTN. Đối với báo cáo tháng, BHXH huyện phải hoàn thành và gửi BHXH tỉnh trước ngày . 05 tháng sau.
- Báo cáo. chi KCB BHYT tự nguyện theo tháng theo mẫu số 06/BHYTTN. Đối với báo cáo tháng, BHXH huyện phải hoàn thành và gọi BHXH tỉnh trước ngày 10 tháng sau.
- Báo cáo tình hình thu BHYT tự nguyện định kỳ hàng năm theo mẫu số 07/BHYTTN. Đối với báo cáo năm gửi BHXH tỉnh trước ngày 10 tháng 01 năm Báo cáo tình hình chi BHYT tự nguyện định kỳ hàng năm theo mẫu số 08/BHYTTN. Đối với báo cáo năm gửi BHXH tỉnh trước ngày 20 tháng 01 năm Sau
1.2. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Lập Sổ chi tiết thu BHYT tự nguyện theo mẫu số 03/BHYTTN (đối Với đối tượng do Phòng BHTN trực tiếp quản lý).
- Lập Sổ tổng hợp thu BHYT tự nguyện theo mẫu số 04/BHYTTN.
- Báo cáo thu BHYT tự nguyện theo tháng theo mẫu số 05/BHYTTN. Đối với báo cáo tháng, BHXH tỉnh phải hoàn thành và gửi BHXH Việt Nam trước ngày 10 tháng sau.
- Báo cáo chi KCB BHYT tự nguyện theo tháng theo mẫu số 06/BHYTTN. Đối với báo cáo tháng, BHXH tỉnh phải hoàn thành và gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15 tháng sau.
- Báo cáo thu BHYT tự nguyện định kỳ hàng năm theo mẫu số 07/BHYTTN. Đối với báo cáo năm gửi BHXH Việt Nam trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
- Báo cáo tình hình chi BHYT tự nguyện định kỳ hàng năm theo mẫu số 08/BHYTTN. Đối với báo cáo năm trời BHXH Việt Nam trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
2. Hồ sơ quản lý đối tượng tham gia BHYT tự nguyện:
Theo phân cáp quản lý thu BHYT tự nguyện, BHXH các cấp có trách nhiệm quản lý, lưu giữ hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện theo các nhóm đối tượng đảm bảo đầy đủ các giấy tờ cần thiết sau:
2.1. Học sinh, sinh viên (nếu tham gia theo nhà trường):
- Danh sách HSSV tham gia BHYT tự nguyện của từng trường thuộc từng cấp học;
- Danh sách cấp thẻ;
- Giấy thanh toán hoa hồng đại lý;
- Theo dõi dịch chuyển kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu (20%) cho từng trường;
-Các giấy tờ liên quan đến: cấp lại thẻ; chuyển nơi KCB ban đầu; chuyển thẻ đến nơi khác,. . . của HSSV trường đó.
2.2. Cán bộ Dân số - Gia đình và Trẻ em cấp xã:
- Bản Photocopy danh sách chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ DSGD&TE cấp xã tháng gần nhất do Uỷ ban DSGĐ&TE cấp huyện chuyển;
- Danh sách tham gia BHYT do Uỷ ban DSGĐ&TE cấp huyện lập;
- Danh sách cấp thẻ;
- Giấy thanh toán hoa hồng đại lý;
- Các giấy tờ liên quan đến: cấp lại thẻ; chuyển nơi KCB ban đầu; chuyển thẻ đến nơi khác.
2.3. Nhóm đối tượng nhân dân:
- Tham gia theo cá nhân:
+ Tờ khai tham gia BHYT của cá nhân;
+ Danh sách tham gia của các đối tượng tham gia theo hình thức cá nhân;
+ Danh sách cấp thẻ cho các đối tượng tham gia cá nhân;
+ Giấy thanh toán hoa hồng đại lý;
+ Các giấy tờ liên quan đến: cấp lại thẻ; chuyển nơi KCB ban đầu; chuyển thẻ đến nơi khác.
- Tham gia theo hộ gia đình:
+ Tờ khai tham gia BHYT theo hộ gia đình;
+ Danh sách tham gia của các hộ gia đình;
+ Danh sách cấp thẻ cho các đối tượng tham gia theo hộ gia đình;
+ Giấy thanh toán hoa hồng đại lý;
+ Các giấy tờ liên quan đến: cấp lại thẻ; chuyển nơi KCB ban đầu; chuyển thẻ đến nơi khác .
IX TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/12/2007 sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC được đăng trên Công báo số 849 - 850 ngày 30/12/2007 và có hiệu lực thực hiện từ ngày 14/01/2008 .
2. Những trường hợp đã đóng tiền vào tài khoản của cơ quan BHXH trước ngày Thông tư liên tịch số 14/2007 ITLT-BYT-BTC ngày 10/12/2007 có hiệu lực thi hành mà chưa phát hành thẻ BHYT tự nguyện thì việc phát hành thẻ BHYT tự nguyện vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1302/BHXH-TN ngày 20/4/2007 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện.
3. Văn bản này thay thế các văn bản dưới đây:
- Văn bản số 1302/BHXH-TN ngày 20/4/2007 của BHXH Việt Nam hướng dẫn tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện theo Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC;
- Văn bản số 2053/BHXH-TN ngày 14/6/2007 của BHXH Việt Nam hướng dẫn bổ sung một số điểm trong thực hiện BHYT tự nguyện;
- Văn bản số 3349/BHXH-TN ngày 10/9/2007 của BHXH Việt Nam về việc mức đóng BHYT áp dụng với địa bàn thị trấn.
4. Giám đốc BHXH tỉnh chỉ đạo các Phòng chức năng, BHXH huyện thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của Liên bộ Y tế - Tài chính về BHYT tự nguyện và các quy định tại văn bản này.
Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện BHYT tự nguyện được khen thưởng theo pháp luật hiện hành;
5. Các Ban thuộc BHXH Việt Nam có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo BHXH Việt Nam trong chỉ đạo BHXH tỉnh tổ chức triển khai thực hiện BHYT tự nguyện; thực hiện việc hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát để BHXH tỉnh tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện theo đúng các quy định của Thông tư liên bộ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hỗ trợ và tạo điều kiện để BHXH tỉnh phát triển BHYT tự nguyện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kịp thời phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết ./.
Nơi nhận: |
TỔNG GIÁM ĐỐC |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây