Công văn 2656/BCT-CNNg về việc xuất khẩu khoáng sản do Bộ Công thương ban hành
Công văn 2656/BCT-CNNg về việc xuất khẩu khoáng sản do Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 2656/BCT-CNNg | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Lê Dương Quang |
Ngày ban hành: | 30/03/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2656/BCT-CNNg |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Lê Dương Quang |
Ngày ban hành: | 30/03/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2656/BTC-CNNg |
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2009 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Nhằm điều chỉnh lại hoạt động xuất khẩu khoáng sản theo hướng ưu tiên phục vụ chế biến sâu trong nước, nâng cao tính minh bạch và khắc phục những tồn tại, hạn chế của những quy định cũ, ngày 18 tháng 6 năng 2008 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 08/2008/TT-BCT hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản. Qua quá trình thực hiện, Thông tư nhận được sự ủng hộ cao của các Bộ, ngành, địa phương và bước đầu đã có tác dụng chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu khoáng sản, khuyến khích đầu tư chế biến sâu.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 đến nay, do tác động của suy thoái kinh tế thế giới cũng như những khó khăn của kinh tế trong nước, giá nguyên liệu, vật tư trong đó có nguyên liệu khoáng và kim loại sụt giảm mạnh (có loại giảm đến trên 60% như kẽm, thiếc...); cộng với khó khăn trong việc vay vốn đầu tư (thiếu nguồn, lãi suất cao...) nên nhiều doanh nghiệp chế biến khoáng sản buộc phải hoạt động cầm chừng do sợ lỗ (như nhà máy kẽm điện phân Thái Nguyên, nhà máy luyện đồng Lào Cai...), không thể tiêu thụ tinh quặng do, các doanh nghiệp khai thác - tuyển quặng sản xuất ra. Hầu hết các dự án chế biến sâu đang đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư (như luyện gang - thép, luyện quặng sắt cầu viên, sản xuất xỉ ti tan, ilmenit hoàn nguyên, pigment, luyện chì, điện phân kẽm...) của các doanh nghiệp chế biến bị chậm hoặc phải lùi tiến độ, rà soát tính toán lại hiệu quả.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có những quyết sách hết sức kịp thời trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm như: cho phép Tập đoàn công nghiệp Than-khoáng sản Việt Nam xuất khẩu than chất lượng thấp qua khu chuyển tải Vạn Gia và xuất khẩu tinh quặng đồng Lào Cai, cho phép Công ty Apatit Lào Cai xuất khẩu quặng apatit; cho phép tiếp tục xuất khẩu quặng tinh ilmenit, cho phép Công ty liên doanh thép Việt - Trung xuất khẩu quặng sắt v.v... Tuy nhiên, thời gian gần đây, Bộ Công Thương tiếp tục nhận được nhiều công văn của các địa phương và doanh nghiệp xin được xuất khẩu khoáng sản (tinh quặng sắt, tinh quặng chì - kẽm và bột oxyt kẽm, bột barit, mangan...). Lý do chủ yếu của việc xin xuất khẩu là do trong nước chưa có các cơ sở chế biến sâu nên sản phẩm không có đầu ra, doanh nghiệp cần thu hồi vốn để trang trải nợ và duy trì sản xuất, duy trì việc làm cho công nhân.
Qua theo dõi, nắm bắt tình hình, Bộ Công Thương thấy rằng những khó khăn của các doanh nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản là thực tế. Phần lớn các doanh nghiệp này lại nằm ở những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa (nhiều tỉnh trong số đó công nghiệp khoáng sản chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu công nghiệp và nguồn thu) nên khó khăn có phần gay gắt hơn; lao động mất việc làm công khó tìm việc khác hơn. Bản thân các địa phương, doanh nghiệp cũng nhận thức được rằng việc xuất khẩu khoáng sản dưới dạng tinh quặng, với giá thấp và thuế suất xuất khẩu đã điều chỉnh tăng như hiện nay chỉ là giải pháp bất đắc dĩ. Tuy nhiên, nếu cho phép xuất khẩu thì sẽ vướng những quy định của Thông tư số 08/2008/TT-BCT nêu trên.
Cho đến nay, Bộ Công Thương vẫn khẳng định nội dung Thông tư 08/2008/TT-BCT là phù hợp yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu khoảng sản và về lâu dài vẫn cần thiết hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản sơ chế. Thông tư 08/2008/TT-BCT còn có tác dụng buộc các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu, doanh nghiệp sẽ phải quan tâm hơn đến việc liên kết - hợp tác và tính toán kỹ khi quyết định bỏ vốn vào khai thác. Tuy nhiên, với tình hình đặc biệt hiện nay, cần phải có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp nhằm hạn chế suy thoái, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, Bộ Công Thương kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép về nguyên tắc việc tiếp tục xuất khẩu một số loại khoáng sản mà theo Thông tư 08/2008/TT-BCT phải ngừng xuất khẩu từ năm 2009, cụ thể bao gồm: tinh quặng sắt, magnetit, mangan, đồng, chì - kẽm; bột oxyt kẽm, barit, coi đó là giải pháp tình thế và trước mắt chỉ áp dụng cho năm 2009.
Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Công Thương sẽ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương hữu quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện; phối hợp rà soát kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp theo hướng hạn chế sản lượng khai thác, chỉ duy trì ở mức đủ để đảm bảo việc làm và thu nhập tối thiểu người lao động, không đầu tư mở rộng hoặc khai thác mỏ mới nếu chưa có đầu ra, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trong nước; tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác và mua bán quặng trái phép, ngăn chặn gian lận thương mại v.v...
Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây