Công văn 242/CN-GVN năm 2020 về biện pháp cấp bách duy trì phát triển chăn nuôi do Cục Chăn nuôi ban hành
Công văn 242/CN-GVN năm 2020 về biện pháp cấp bách duy trì phát triển chăn nuôi do Cục Chăn nuôi ban hành
Số hiệu: | 242/CN-GVN | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Chăn nuôi | Người ký: | Nguyễn Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 242/CN-GVN |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Chăn nuôi |
Người ký: | Nguyễn Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 08/04/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 242/CN-GVN |
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Năm 2019, mức tăng trưởng chăn nuôi gia cầm so với năm 2018 là rất cao: sản lượng thịt gia cầm tăng 16,5%, trứng gia cầm tăng 14%. Với mức tăng trưởng cao đã bù đắp lại một phần thiếu hụt thịt lợn do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, góp phần chủ động nguồn cung thịt và trứng cho nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều cơ sở chăn nuôi lợn sau khi bị dịch đã chuyển sang chăn nuôi gà, nên năm 2019 và quý I/2020 sản lượng thịt gà tăng cao, đặc biệt là gà công nghiệp lông trắng chỉ sau 35-45 ngày nuôi đã có sản phẩm, dẫn đến có thời điểm giá thịt gà công nghiệp lông trắng xuống dưới 20 nghìn đồng/kg.
Định hướng năm 2020 tổng sản lượng thịt hơi các loại là 5,78 triệu tấn. So với năm 2019: sản lượng thịt gia cầm tăng 11,3%; sản lượng trứng tăng 9,6%; sản lượng thịt trâu, bò tăng 4,6%; sữa tươi tăng 11,4%. Trong khi đó, theo số liệu thống kê, tổng đàn gia cầm Quý I/2020 tăng 17% so với cùng kỳ năm 2019.
Thực hiện Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội về "Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020", trong đó có các giải pháp nhằm kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 4%; theo Thông báo số 132/TB- VPCP ngày 29/3/2020 của Văn phòng Chính phủ về "Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 20 tháng 3 năm 2020 về giải pháp bình ổn giá thịt lợn, thúc đẩy sản xuất và chế biến nông sản". Để giữ vững mục tiêu sản xuất, đảm bảo chủ động nguồn cung thực phẩm, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và chính quyền các cấp triển khai một số biện pháp để phát triển chăn nuôi như sau:
1. Song song với phòng chống dịch bệnh là duy trì phát triển chăn nuôi an toàn sinh học đảm bảo tính bền vững, chủ động nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu;
2. Những địa phương đã hết dịch, khi đủ điều kiện phải kịp thời công bố hết dịch để người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn và duy trì phát triển sản xuất;
3. Rà soát cơ cấu đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh, nắm bắt hiện trạng đàn gà công nghiệp để cân đối cung - cầu cho phù hợp;
4. Tăng cường phát triển chăn nuôi các giống gà nội, gà đặc sản và con lai có chất lượng cao, phát huy lợi thế, tạo sản phẩm cạnh tranh;
5. Thông tin, tuyên truyền để người tiêu dùng tăng sử dụng nguồn thực phẩm từ gia cầm và các thực phẩm khác thay thế một phần thịt lợn;
6. Có chính sách hỗ trợ về đất đai, tín dụng, các chính sách khác để người chăn nuôi duy trì và ổn định sản xuất.
Cục Chăn nuôi đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo kịp thời thực hiện các nội dung nêu trên và thông báo về Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các vấn đề phát sinh để phối hợp, xử lý./.
|
KT. CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây