Công văn 2320/TCT-KK về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 2320/TCT-KK về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 2320/TCT-KK | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Vũ Văn Trường |
Ngày ban hành: | 07/07/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2320/TCT-KK |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Vũ Văn Trường |
Ngày ban hành: | 07/07/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2320/TCT-KK |
Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2011 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng
Trả lời công văn số 1006/CT-KTrT1 ngày 16/5/2011 của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng về việc vướng mắc về chính sách thuế khi kiểm tra tại Chi nhánh Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam tại Lâm Đồng. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ hướng dẫn tại điểm 1.3 (b) Mục III, phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
“Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT”
“Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nợ; thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng mà các phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng”
Căn cứ hướng dẫn tại điểm 4.2 công văn số 10220/BTC-TCT ngày 20/7/2009 của Bộ Tài chính về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT hướng dẫn:
“Trường hợp thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp có đơn vị hạch toán phụ thuộc có phát sinh hóa đơn GTGT nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì quan hệ thanh toán tiền hàng mang tính chất thanh toán nội bộ giữa Công ty và Chi nhánh hoặc giữa Công ty trong tập đoàn vẫn đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT”.
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, trường hợp Chi nhánh công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam tại Lâm Đồng (MST 0305617774-014, sau đây gọi tắt là Chi nhánh Lâm Đồng) là đơn vị hạch toán phụ thuộc hoạt động theo ủy quyền của Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam (MST 0305617774). Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam có chủ sở hữu là Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (MST 0101778163), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT là chủ sở hữu của FPT Telecom Tân Thuận (MST 0101778163-006). Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam và FPT Telecom Tân Thuận là một phần trong Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT. Nếu Công ty Cổ phần Viễn thông FPT có quy chế về việc thanh toán nội bộ giữa các đơn vị (không thanh toán bằng tiền) trong đó có Chi nhánh Lâm Đồng và Chi nhánh Lâm Đồng có bảng đối chiếu công nợ với các đơn vị có liên quan thì trường hợp Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam, FPT Telecom Tân Thuận, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã xuất hóa đơn GTGT bán tài sản, vật tư, hàng hóa cho chi nhánh Lâm Đồng nhưng Chi nhánh Lâm Đồng không thanh toán tiền cho các công ty nêu trên mà được theo dõi công nợ nội bộ (không có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng) thì Chi nhánh Lâm Đồng được kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn GTGT nêu trên.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan./.
Nơi nhận: |
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây