Công văn số 2320/TCT-KK về việc hoá đơn, chứng từ đối với trường hợp hàng đổi hàng do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn số 2320/TCT-KK về việc hoá đơn, chứng từ đối với trường hợp hàng đổi hàng do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 2320/TCT-KK | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế | Người ký: | Phạm Văn Huyến |
Ngày ban hành: | 10/06/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2320/TCT-KK |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Phạm Văn Huyến |
Ngày ban hành: | 10/06/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2320/TCT-KK |
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2009 |
Kính gửi: Công ty Cổ phần Vật tư và Xuất nhập khẩu
Trả lời công văn số 29 VT/XNK ngày 08/5/2009 của Công ty Cổ phần Vật tư và Xuất nhập khẩu về việc kê khai thuế GTGT đối với trường hợp mua bán hàng hoá theo phương thức thanh toán hàng đổi hàng, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Mục IV, Phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 và Mục IV Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ nêu: "Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật".
Do vậy, mọi trường hợp mua, bán hàng hoá kể cả đối với trường hợp mua, bán hàng hoá với phương thức thanh toán hàng đổi hàng, các bên mua, bán đều phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Các hoá đơn giá trị gia tăng do bên bán hàng lập là cơ sở để các bên mua, bán thực hiện việc kê khai thuế.
Trường hợp cụ thể của Công ty Cổ phần Vật tư và Xuất nhập khẩu (ký hợp đồng mua bán hàng hoá theo phương thức thanh toán hàng đổi hàng): khi xuất hàng hoá phải lập hoá đơn giá trị gia tăng giao cho bên mua hàng theo quy định.
Đối với quy định về chứng từ thanh toán qua ngân hàng, trường hợp thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng được thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm 1.3(b), Mục III, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên: "Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nợ; thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng mà các phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào"; Điểm 1.3(c3), Mục III, Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên: "Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng là trường hợp xuất khẩu hàng hóa (kể cả gia công hàng hóa xuất khẩu), dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là phía nước ngoài) nhưng việc thanh toán giữa doanh nghiệp Việt Nam và phía nước ngoài bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu tiền công gia công hàng hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua của phía nước ngoài". Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng phải có thêm thủ tục hồ sơ theo hướng dẫn tại Điểm 1.3(c3) này.
Đối với các vướng mắc về việc "hoàn thuế xuất khẩu dầu ăn tinh chế do Việt Nam sản xuất" nêu tại công văn số 29 VT/XNK ngày 08/5/2009 nêu trên, đề nghị Công ty Cổ phần Vật tư và Xuất nhập khẩu liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan để được hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định về thuế xuất khẩu.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty Cổ phần Vật tư và Xuất nhập khẩu biết và thực hiện./.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây