511302

Công văn 1907/BYT-DP năm 2022 về xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần do Bộ Y tế ban hành

511302
LawNet .vn

Công văn 1907/BYT-DP năm 2022 về xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 1907/BYT-DP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trần Văn Thuấn
Ngày ban hành: 15/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1907/BYT-DP
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Trần Văn Thuấn
Ngày ban hành: 15/04/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1907/BYT-DP
V/v xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2022

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngày 29 tháng 01 năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 155/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025. Để triển khai Kế hoạch, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nội dung sau:

- Giao Sở Y tế làm đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan để xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 tại địa phương, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt (Khung kế hoạch tham khảo xin gửi kèm theo).

- Bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Kiểm tra, giám sát, định kỳ báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trân trọng cảm ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Sở Y tế các
tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Thuấn

 

KHUNG

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN GIAI ĐOẠN 2022-2025 TỈNH/THÀNH PHỐ…..
(Khung tham khảo cho các địa phương để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025)

Phần 1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2015-2021

1. Thông tin chung

Thông tin tóm tắt về địa phương (dân số, hệ thống y tế, đặc điểm kinh tế, xã hội…)

2. Kết quả triển khai thực hiện Chiến lược trong giai đoạn 2015-2021

Trên cơ sở Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm, khác giai đoạn 2015 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 376/QĐ- TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch chăm sóc sức khỏe tâm thần của địa phương;

Tổ chức báo cáo đánh giá kết quả hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại địa phương giai đoạn 2015-2021 kèm theo các số liệu cụ thể, tập trung vào kết quả triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm sau:

2.1. Thực hiện các chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành:

Kết quả triển khai thực hiện Luật, các chính sách, quy định pháp luật về kiểm soát yếu tố nguy cơ và thúc đẩy các yếu tố tăng cường sức khỏe để phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại địa phương, tập trung vào các lĩnh vực: phòng, chống tác hại thuốc lá; phòng, chống tác hại của rượu bia; bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; tăng cường vận động thể lực. Kết quả chỉ đạo của Chính quyền, vai trò, nhiệm vụ, kết quả hoạt động của các Sở, ban, ngành trong phối hợp triển khai.

2.2. Truyền thông và vận động xã hội:

Kết quả triển khai các chương trình, đề án về truyền thông, vận động xã hội thực hiện phòng chống bệnh không lây nhiễm, chăm sóc sức khỏe tâm thần; triển khai Chương trình Sức khỏe Việt Nam; xây dựng cộng đồng nâng cao sức khỏe; phát động, triển khai các phong trào nâng cao sức khỏe ở cộng đồng.

2.3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật (cung cấp thông tin, số liệu cụ thể của từng hoạt động):

- Kết quả, số liệu về sàng lọc phát hiện sớm; dự phòng cho người nguy cơ cao; quản lý điều trị và chăm sóc người mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Kiện toàn, phát triển hệ thống, mạng lưới phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến.

- Triển khai các đề án, kế hoạch về dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị tại tuyến y tế cơ sở; tập huấn nâng cao năng lực các tuyến; triển khai các quy định, chính sách, hướng dẫn chuyên môn; bảo đảm thuốc, trang thiết bị thiết yếu cho các tuyến…

2.4. Về nguồn lực

- Phát triển nguồn nhân lực cho phòng, chống bệnh không lây nhiễm

- Nguồn kinh phí thực hiện qua từng năm bao gồm: nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn bảo hiểm y tế, nguồn xã hội hóa, nguồn hợp pháp khác…

- Kết quả đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; cung ứng thuốc và vật tư thiết yếu; ứng dụng công nghệ thông tin cho dự phòng, phát hiện, chẩn đoán, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại các tuyến.

2.5. Kết quả hoạt động nghiên cứu, theo dõi, giám sát, quản lý thông tin số liệu và hợp tác quốc tế trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm

2.6. Kết quả các hoạt động của các sở, ngành theo lĩnh vực phụ trách

2.7. Kết quả các hoạt động khác

3. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Chiến lược cho giai đoạn 2015-2020 (số liệu thông qua điều tra hoặc ước tính):

TT

Mục tiêu/Chỉ tiêu

Chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020

Ước thực hiện

Đánh giá: Đạt/Không đạt

Lý do (Nếu không đạt nêu rõ lý do)

 

Mục tiêu 1

 

 

 

 

1

Chỉ tiêu 1:

 

 

 

 

2

Chỉ tiêu 2:

 

 

 

 

3

Chỉ tiêu 3:

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

Mục tiêu 2

 

 

 

 

1

Chỉ tiêu 1

 

 

 

 

2

Chỉ tiêu 2

 

 

 

 

3

Chỉ tiêu 3:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Đánh giá các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Đánh giá đầy đủ các yếu kém, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra để có biện pháp khắc phục cho giai đoạn 2022-2025.

Phần 2. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM VÀ RỐI LOẠN SỨC KHỎE TÂM THẦN GIAI ĐOẠN 2022-2025

Xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 của địa phương để trình UBND tỉnh/thành phố phê duyệt.

Việc xây dựng Kế hoạch căn cứ Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 (gọi tắt là Quyết định 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022), các văn bản pháp luật liên quan và kết quả đánh giá hoạt động tại địa phương giai đoạn 2015-2021, tập trung vào một số nội dung sau:

1. Mục tiêu, chỉ tiêu

Căn cứ vào các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định 155/QĐ- TTg ngày 29/01/2022 để xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của địa phương; tập trung vào xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc phạm vi tỉnh, thành phố báo cáo, đánh giá (xem Phụ lục 1. Danh mục các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Tùy theo kết quả hoạt động đã thực hiện, các địa phương có thể điều chỉnh chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu thực tế nhưng không nên thấp hơn so với chỉ tiêu quốc gia, đồng thời rà soát để bổ sung các chỉ tiêu ưu tiên, đặc thù của địa phương nếu có.

Ngoài các chỉ tiêu về y tế, tổ chức rà soát, bổ sung đầy đủ các chỉ tiêu hoạt động của các sở, ngành khác để thực hiện kế hoạch theo chức năng và lĩnh vực phụ trách.

2. Các giải pháp và nhiệm vụ chủ yếu

Xây dựng các giải pháp, nhiệm vụ cần triển khai thực hiện cho giai đoạn 2022-2025. Với mỗi hoạt động/nhiệm vụ cần xác định cụ thể nội dung hoạt động, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện, số lượng/sản phẩm/kết quả cần đạt cho từng năm. Tập trung vào các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm sau:

2.1. Tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các chính sách:

- Hoạt động chỉ đạo, phân công đơn vị thực hiện, phối hợp của các sở, ngành, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí.

- Tổ chức triển khai các quy định, chính sách pháp luật về phòng, chống yếu tố nguy cơ, dự phòng BKLN và rối loạn sức khỏe tâm thần thuộc ngành y tế và các sở, ngành liên quan.

2.2. Truyền thông và nâng cao sức khỏe để giảm thiểu các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần:

Xác định nội dung truyền thông; xây dựng tài liệu truyền thông; tổ chức triển khai truyền thông bằng các hình thức phù hợp.

Các sở, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách để tổ chức triển khai các chương trình, đề án liên quan tại địa phương:

- Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá.

- Chương trình, kế hoạch truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Chương trình, đề án tăng cường vận động thể lực cho người dân ở cộng đồng để nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật.

- Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2018-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 2033/QĐ- BYT ngày 28/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2018-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

2.3. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, điều trị, chăm sóc người bệnh:

Xác định các dịch vụ cần cung cấp (sàng lọc phát hiện sớm bệnh; theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người nguy cơ cao và tiền bệnh; quản lý điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh).

Với mỗi dịch vụ/hoạt động: cần làm rõ nội dung hoạt động/dịch vụ, hình thức thực hiện, đối tượng hưởng thụ, đơn vị thực hiện (triển khai những hoạt động gì? đơn vị nào thực hiện ở tuyến tỉnh, huyện, xã), và dự kiến các chỉ tiêu, kết quả cho từng năm.

2.4. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần:

- Các nhiệm vụ, hoạt động để củng cố, tăng cường, mở rộng hoặc thành lập các đơn vị/bộ phận chuyên môn về cơ sở vật chất, con người, trang thiết bị, giao chức năng nhiệm vụ tại mỗi tuyến:

+ Củng cố, tăng cường Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã và đơn vị liên quan.

+ Củng cố, tăng cường mạng lưới lĩnh vực chuyên ngành tuyến tỉnh, huyện và xã (mạng lưới phòng, chống bệnh tim mạch, đái tháo đường; phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản; phòng, chống ung thư; chăm sóc sức khỏe tâm thần).

- Hoạt động tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn về công tác dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Hoạt động tổ chức tập huấn, tập huấn lại cho cho cán bộ y tế từng tuyến để nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần (nội dung đào tạo tập huấn, đối tượng đào tạo tập huấn, đơn vị thực hiện và số lượng lớp/học viên tập huấn từng năm).

- Hoạt động kiểm tra giám sát, chỉ đạo tuyến dưới (bao gồm nội dung, đơn vị thực hiện, tần suất giám sát của các đơn vị tuyến tỉnh, tuyến huyện…)

- Hoạt động bảo đảm các điều kiện thiết yếu tại Trạm Y tế xã (thực hiện đầy đủ các quy định về cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề; phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu chuyên môn làm cơ sở cho việc kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; bảo đảm danh mục chuyên môn kỹ thuật, thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm, vật tư và các quy định về tài chính, bảo hiểm y tế).

- Kế hoạch, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

2.5. Phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin, báo cáo thống kê bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và yếu tố nguy cơ gây bệnh

- Giao đơn vị đầu mối, phân công nhiệm vụ về giám sát, quản lý thông tin số liệu, báo cáo thống kê về BKLN và rối loạn sức khỏe tâm thần tại các tuyến

- Tổ chức các lớp tập huấn về giám sát, thống kê báo cáo

- Xây dựng các mô hình điểm, thực hiện các điều tra khảo sát thích hợp

- Thực hiện Điều tra, nghiên cứu chuyên ngành

- Tổ chức thống kê báo cáo về bệnh không lây nhiễm theo quy định.

2.6. Các nhiệm vụ và hoạt động trọng tâm, ưu tiên khác của địa phương

3. Kinh phí

Xác định nguồn kinh phí, dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch theo các nội dung hoạt động đã xây dựng kèm theo Bảng tổng hợp đề xuất kinh phí chi tiết cho từng năm.

Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm:

- Nguồn ngân sách nhà nước

- Nguồn do quỹ bảo hiểm y tế chi trả

- Nguồn Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá

- Nguồn xã hội hóa

- Nguồn hợp pháp khác

4. Tổ chức thực hiện

- Căn cứ nội dung trong phần Tổ chức thực hiện tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ để giao trách nhiệm cho các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách.

- Sở Y tế phối hợp hướng dẫn, tổ chức triển khai Kế hoạch tại địa phương; kiểm tra đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch; chủ trì xây dựng và triển khai Kế hoạch dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và rối loạn sức khỏe tâm thần tại địa phương và các đề án, nhiệm vụ liên quan của ngành y tế tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch

5.1.Mục đích:

Hoạt động theo dõi đánh giá để: (1) thu thập có hệ thống những thông tin về quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch của địa phương; (2) xem xét mức độ thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể trong kế hoạch theo từng giai đoạn thực hiện hoặc khi kết thúc kì kế hoạch.

5.2. Yêu cầu đối với theo dõi đánh giá kế hoạch:

- Thống nhất bộ công cụ, chỉ số để theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động trên cơ sở đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và các kết quả/sản phẩm đầu ra của từng hoạt động.

- Triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá định kỳ, hằng năm, đột xuất tại tất cả các tuyến.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch đúng tiến độ.

5.3. Tổ chức theo dõi, đánh giá:

- Phân công đơn vị làm đầu mối theo dõi và đánh giá Kế hoạch.

- Lập kế hoạch theo dõi đánh giá; xây dựng bộ công cụ, chỉ số theo dõi đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch.

(Xem hướng dẫn tại Phụ lục 2. Cách tính, nguồn số liệu, đơn vị báo cáo, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

- Triển khai theo dõi, đánh giá (thông qua thu thập, phân tích thông tin, số liệu từ các nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của các đơn vị; số liệu báo cáo thống kê của các đơn vị; các điều tra, khảo sát thích hợp; các nguồn khác.

- Tổ chức sơ kết giữa kỳ và tổng kết Kế hoạch.

6. Các bảng biểu, phụ lục kèm theo

Phụ lục 1. Danh mục các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ

 

Tên chỉ tiêu

Chỉ tiêu do trung ương báo cáo, đánh giá

Chỉ tiêu do tỉnh/TP báo cáo, đánh giá

 

Mục tiêu 1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tăng cường phối hợp liên ngành, hoàn thiện các chính sách về phòng, chống BKLN và RLSKTT

 

 

1

100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch liên ngành phòng, chống BKLN và RLSKTT giai đoạn 2022-2025

X

X

2

Ban hành đầy đủ các quy định, chính sách để kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng BKLN và RLSKTT

X

 

 

Mục tiêu 2. Giảm thiểu các hành vi nguy cơ chính để dự phòng mắc BKLN và RLSKTT

 

 

3

90% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, phát hiện sớm BKLN và RLSKTT

X

X

4

Ít nhất 80% người từ 13 tuổi trở lên được truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực phù hợp

X

X

5

Ít nhất 80% người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm BKLN và RLSKTT

X

X

6

Giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam giới từ 18 tuổi trở lên còn dưới 35%, giảm tỷ lệ hiện uống rượu, bia ở người 13 đến 17 tuổi còn dưới 20%

X

 

7

Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên còn dưới 37%

X

 

8

Giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 7 gam/người/ngày

X

 

9

Giảm tỷ lệ thiếu vận động thể lực ở người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 22%

X

 

 

Mục tiêu 3. Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc BKLN và RLSKTT

 

 

 

Quản lý dự phòng nguy cơ cao, tiền bệnh:

 

 

10

Ít nhất 70% người phát hiện bị thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì phù hợp

X

X

11

Ít nhất 70% người phát hiện nguy cơ tim mạch được thực hiện các biện pháp quản lý điều trị dự phòng theo quy định

X

X

12

Ít nhất 50% người từ 18 tuổi trở lên được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia

X

X

 

Sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp:

 

 

13

Ít nhất 50% người trưởng thành trong đó 80% người từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp 1 lần/năm để phát hiện sớm tăng huyết áp

X

X

14

Ít nhất 50% người mắc tăng huyết áp được phát hiện; 50% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

X

X

 

Sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị đái tháo đường, tiền đái tháo đường:

 

 

15

Ít nhất 70% người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm đái tháo đường

X

X

16

Ít nhất 55% người mắc đái tháo đường được phát hiện và 55% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn; 30% người tiền đái tháo đường được phát hiện và 50% số phát hiện được can thiệp dự phòng, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

X

X

 

Sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị bệnh hô hấp mạn tính:

 

 

17

Ít nhất 60% người từ 40 tuổi trở lên được khám sàng lọc định kỳ 1 lần/năm để xác định nguy cơ bệnh hô hấp mạn tính

X

X

18

Ít nhất 50% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

X

X

19

Ít nhất 50% người bệnh hen phế quản được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người phát hiện bệnh được điều trị đạt kiểm soát hen trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn

X

X

 

Sàng lọc, phát hiện bệnh ung thư:

 

 

20

Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng theo hướng dẫn sàng lọc từng loại ung thư

X

X

21

Ít nhất 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm (đối với những bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm có giá trị nâng cao hiệu quả điều trị)

X

 

 

Sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị rối loạn sức khỏe tâm thần:

 

 

22

Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh

X

X

23

Phát hiện được ít nhất 70% người mắc tâm thần phân liệt và động kinh, 50% người mắc trầm cảm, 30% người bị sa sút trí tuệ và một số rối loạn tâm thần khác

X

X

24

Quản lý điều trị ít nhất 80% người bệnh tâm thần phân liệt, 70% người bệnh động kinh và 50% người bệnh trầm cảm đã được phát hiện

X

X

 

Mục tiêu 4. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống để bảo đảm cung cấp dịch vụ phòng, chống BKLN và RLSKTT

 

 

25

85% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cơ sở phòng, chống ung thư để triển khai thực hiện dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh ung thư

X

X

26

Ít nhất 70% số huyện và tương đương (sau đây gọi chung là huyện) có cơ sở y tế triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo quy định

X

X

27

95% số Trung tâm Y tế huyện triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường theo quy định

X

X

28

95% Trạm Y tế xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh có ít nhất 3 nhóm thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, 2 nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và có thuốc thiết yếu cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo danh mục quy định

X

X

29

95% số Trạm Y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các BKLN khác theo quy định

X

X

30

100% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 60% số huyện có cơ sở y tế thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý cấp thuốc cho người bệnh trầm cảm và 50% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người mắc một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác

X

X

31

100% số Trạm Y tế xã thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 50% số Trạm Y tế xã quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm

X

X

32

100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến được đào tạo tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh theo quy định

X

X

 

Mục tiêu 5. Phát triển hệ thống giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ

 

 

33

Tổ chức điều tra khảo sát để thu thập, công bố số liệu về các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh không lây nhiễm 5 năm/1 lần

X

 

34

100% đơn vị ghi nhận ung thư thực hiện thu thập và hằng năm báo cáo số liệu chuẩn hóa về mắc mới ung thư và các thông tin liên quan

X

 

35

100% Trạm Y tế xã và các cơ sở y tế liên quan thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo đầy đủ kết quả dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và nguyên nhân tử vong do các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định

X

X

36

95% cán bộ đầu mối giám sát, thống kê báo cáo các tuyến được tập huấn về giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định

X

X

 

Phụ lục 2. Cách tính, nguồn số liệu, đơn vị báo cáo, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ

 

Tên mục tiêu/chỉ tiêu

Khái niệm, cách tính

Nguồn số liệu

Trung ương báo cáo, đánh giá

Tỉnh/TP báo cáo, đánh giá

 

Mục tiêu 1

 

 

 

 

1

100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kế hoạch liên ngành phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025

Khái niệm: Tỉnh có kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2021-2025 được UBND tỉnh phê duyệt và cấp ngân sách

Báo  cáo các địa phương

X

X

2

Ban hành đầy đủ các quy định, chính sách để kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng BKLN và rối loạn sức khỏe tâm thần

 

Báo cáo các đơn vị

X

 

 

Mục tiêu 2

 

 

 

 

3

90% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) và các cơ quan, đơn vị liên quan  thực  hiện  truyền  thông  phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Khái niệm: Tỷ lệ % trạm y tế xã và đơn vị liên quan thực hiện truyền thông phòng chống các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm BKLN và RLSKTT tính trong tổng số trạm y tế xã, phường và đơn vị liên quan trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số:  Số trạm y tế xã và đơn vị liên quan có thực hiện truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá, rượu, bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực, phát hiện sớm tại trạm y tế và tại cộng đồng (thực hiện ít nhất 3 trong số các biện pháp sau: (1) truyền thông trên loa truyền thanh, (2) thăm hộ gia đình, (3) nói chuyện/sinh hoạt cộng đồng, (4) cấp phát tờ rơi, (5) treo áp phích) trong một khu vực và thời gian xác định Mẫu số: Tổng số xã, phường tại cùng khu vực trong cùng khoảng thời gian

- Điều tra khảo sát

- Báo cáo của các đơn vị

X

X

4

Ít nhất 80% người từ 13 tuổi trở lên được truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực phù hợp

Khái niệm: Tỷ lệ % người ≥13 tuổi được truyền thông về phòng chống các yếu tố nguy cơ BKLN và RLSKTT tính trong tổng số người ≥13 tuổi trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người ≥13 tuổi được cung cấp thông tin/truyền thông về các tác hại chính của hút thuốc lá, uống rượu, bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực và các biện pháp để phòng, chống ít nhất 1 lần trong năm Mẫu số: Tổng số người ≥13 tuổi tại cùng khu vực trong cùng khoảng thời gian

Điều tra, khảo sát

X

X

5

Ít nhất 80% người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

Khái niệm: Tỷ lệ % người ≥40 tuổi được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm BKLN và RLSKTT tính trong số người ≥40 tuổi của một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người ≥ 40 tuổi được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm BKLN và RLSKTT ít nhất 1 lần/năm

Mẫu số: Tổng số người ≥40 tuổi tại cùng khu vực trong cùng thời gian

Điều tra, khảo sát

X

X

6

Giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam giới từ 18 tuổi trở lên còn dưới 35%

Khái niệm: Tỷ lệ % người từ 18 tuổi trở lên có uống rượu, bia ở mức nguy hại tính trong tổng số người ≥18 tuổi trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người từ 18 tuổi trở lên uống rượu, bia ở mức nguy hại (có ít nhất 1 lần trong 30 ngày qua uống ≥6 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương với 10 gam cồn nguyên chất)

Mẫu số: Tổng số người ≥18 tuổi tại cùng khu vực trong cùng thời gian

Điều tra khảo sát

X

 

6a

Giảm tỷ lệ hiện uống rượu, bia ở người 13 đến 17 tuổi còn dưới 20%

Khái niệm: Tỷ lệ % người 13-17 tuổi hiện có uống rượu, bia tính trong tổng số người 13-17 tuổi của một khu vực và trong thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người 13-17 tuổi có uống rượu, bia ít nhất 1 lần trong 30 ngày qua

Mẫu số: Tổng số người 13-17 tuổi trong cùng khu vực và thời gian

Điều tra khảo sát

X

 

7

Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên còn dưới 37%

Khái niệm: Tỷ lệ % người ≥15 tuổi hiện tại hút thuốc tính trong số người cùng độ tuổi trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người ≥15 tuổi hiện đang hút thuốc hàng ngày hoặc hút thuốc thỉnh thoảng trong một khu vực và thời gian xác định

Mẫu số: Tổng số người ≥15 tuổi trong cùng khu vực và thời gian

Điều tra khảo sát

X

 

8

Giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 7 gam/người/ngày

Khái niệm: Số gam muối tiêu thụ trung bình trên người trong một ngày ở những người ≥18 tuổi

Cách tính:

Tử số: Tổng lượng natri trong mẫu nước tiểu của tất cả người ≥18 tuổi tham gia điều tra

Mẫu số: Tổng số người ≥18 tuổi tham gia điều tra

Điều tra khảo sát

X

 

9

Giảm tỷ lệ thiếu vận động thể lực ở người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 22%

Khái niệm: Tỷ lệ % người ≥18 tuổi không đáp ứng được cả 3 tiêu chí sau: (1) vận động thể lực cường độ trung bình ≥150 phút/tuần; (2) vận động thể lực cường độ cao ≥75 phút/tuần; (3) mức tiêu hao năng lượng ≥600MET tính trong số người cùng độ tuổi trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: người ≥18 tuổi không đáp ứng được cả 3 tiêu chí nêu trên

Mẫu số: Tổng số người ≥18 tuổi trong cùng khu vực và thời gian

Điều tra khảo sát

X

 

 

Mục tiêu 3

 

 

 

 

 

Quản lý dự phòng nguy cơ cao, tiền bệnh:

 

 

 

 

10

Ít nhất 70% người phát hiện bị thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì phù hợp

Khái niệm: Tỷ lệ % người thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì tính trong số người được phát hiện thừa cân, béo phì của một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: người phát hiện bị thừa cân, béo phì được thực hiện ít nhất 1 biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì của một khu vực và thời gian xác định

Mẫu số: Tổng số người được phát hiện thừa cân, béo phì tại cùng khu vực trong cùng thời gian

- Điều tra khảo sát

- Báo cáo các đơn vị

X

X

11

Ít nhất 70% người phát hiện nguy cơ tim mạch được thực hiện các biện pháp quản lý điều trị dự phòng theo quy định

Khái niệm: Tỷ lệ % người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị bằng thuốc và tư vấn (bao gồm cả kiểm soát đường huyết) để ngăn chặn cơn đau tim và đột quỵ tính trong số người có nguy cơ tim mạch cao trong một khu vực và thời gian xác định.

Người nguy cơ tim mạch cao: là người 40 tuổi trở lên có nguy cơ tim mạch 10 năm tới lớn hơn 30% (đánh giá bằng Biểu đồ dự báo nguy cơ của WHO hoặc tương đương), bao gồm cả những người đang có bệnh tim mạch.

Cách tính:

Tử số: số người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị bằng thuốc và tư vấn để ngăn chặn cơn đau tim và đột quỵ

Mẫu số: số người có nguy cơ tim mạch cao phát hiện tại khu vực trong cùng thời gian.

- Điều tra khảo sát

- Báo cáo các đơn vị

X

X

12

Ít nhất 50% người từ 18 tuổi trở lên được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia

Khái niệm: Tỷ lệ % người ≥18 tuổi được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do uống rượu, bia tính trong số người ≥18 tuổi trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người người ≥18 tuổi được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do uống rượu, bia ít nhất 1 lần/năm

Mẫu số: Tổng số người ≥18 tuổi tại cùng khu vực trong cùng khoảng thời gian

(Thực hiện sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia theo hướng dẫn của Bộ Y tế)

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra, khảo sát

X

X

 

Sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp:

 

 

 

 

13

Ít nhất 50% người trưởng thành trong đó 80% người từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp 1 lần/năm để phát hiện sớm tăng huyết áp

Khái niệm: Tỷ lệ % người ≥18 tuổi và người ≥40 tuổi được đo huyết áp định kỳ để phát hiện sớm tăng huyết áp tính trong số người cùng độ tuổi trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người ≥18 tuổi (hoặc số người ≥40 tuổi) được đo huyết áp ít nhất 1 lần trong năm

Mẫu số: Tổng số người ≥18 tuổi (hoặc tổng số người ≥40 tuổi) tại cùng khu vực trong cùng khoảng thời gian

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra khảo sát

X

X

14

Ít nhất 50% người mắc tăng huyết áp được phát hiện

Khái niệm: Tỷ lệ % người mắc bệnh tăng huyết áp được phát hiện tính trong tổng số người cùng độ tuổi trong một khu vực và thời gian xác định

(Nội dung chẩn đoán phát hiện: theo hướng dẫn của Bộ Y tế)

Cách tính:

Tử số: Số người mắc tăng huyết áp được phát hiện

Mẫu số: Tổng số người hiện mắc tăng huyết áp của khu vực đó trong cùng thời gian

(Mẫu số: Tổng số người hiện mắc tăng huyết áp được ước tính dựa trên tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp qua điều tra cộng đồng gần nhất tại địa phương, trường hợp không có điều tra tương tự tại địa phương thì có thể ước tính qua điều tra quốc gia gần nhất)

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra, khảo sát

X

X

14a

Ít nhất 50% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

Khái niệm: Tỷ lệ % người mắc tăng huyết áp đang được quản lý điều trị tính trong số người được phát hiện tăng huyết áp trong một khu vực và thời gian xác định (Nội dung quản lý điều trị: theo hướng dẫn của Bộ Y tế)

Cách tính:

Tử số: Số người mắc tăng huyết áp đang được quản lý điều trị

Mẫu số: Tổng số người mắc tăng huyết áp được phát hiện/ghi nhận của khu vực đó trong cùng thời gian

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra, khảo sát

X

X

 

Sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị đái tháo đường, tiền đái tháo đường:

 

 

 

 

15

Ít nhất 70% người từ 40 tuổi trở lên được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ và/hoặc xét nghiệm đường máu 1 lần/năm để phát hiện sớm đái tháo đường

Khái niệm: Tỷ lệ % người ≥40 tuổi được sàng lọc đái tháo đường ít nhất 1 lần/năm tính trong số người cùng độ tuổi trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người ≥40 tuổi được sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ đái tháo đường và/hoặc bằng xét nghiệm đường máu ít nhất 1 lần/năm

Mẫu số: Tổng số người ≥40 tuổi tại cùng khu vực trong cùng thời gian

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra khảo sát

X

X

16

Ít nhất 55% người mắc đái tháo đường được phát hiện và ít nhất 30% người tiền đái tháo đường được phát hiện

Khái niệm Tỷ lệ % người mắc đái tháo đường/mắc tiền đái tháo đường được phát hiện tính trong số người hiện mắc đái tháo đường/tiền đái tháo đường trong một khu vực và thời gian xác định (Nội dung chẩn đoán phát hiện: theo hướng dẫn của Bộ Y tế)

Cách tính:

Tử số: Số người mắc đái tháo đường/tiền đái tháo đường được phát hiện

Mẫu số: Tổng số người hiện mắc đái tháo đường/mắc tiền đái tháo đường của khu vực đó trong cùng thời gian

(Mẫu số: Tổng số người hiện mắc đái tháo đường/mắc tiền đái tháo đường được ước tính dựa trên tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường/tiền đái tháo đường qua điều tra cộng đồng gần nhất tại địa phương, trường hợp không có điều tra tương tự tại địa phương thì có thể ước tính qua điều tra quốc gia gần nhất)

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra, khảo sát

X

X

16a

Ít nhất 55% số người phát hiện đái tháo đường được quản lý điều trị và 50% người tiền đái tháo đường phát hiện được can thiệp dự phòng, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

Khái niệm: Tỷ lệ % người mắc đái tháo đường/tiền đái tháo đường đang được quản lý điều trị tính trong số người đái tháo đường/tiền đái tháo đường được phát hiện trong một khu vực và thời gian xác định (Nội dung quản lý điều trị: theo hướng dẫn của Bộ Y tế)

Cách tính:

Tử số: Số người phát hiện mắc đái tháo đường/tiền đái tháo đường đang được quản lý điều trị

Mẫu số: Tổng số người mắc đái tháo đường/tiền đái tháo đường được phát hiện/ghi nhận của khu vực đó trong cùng thời gian

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra, khảo sát

X

X

 

Sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị bệnh hô hấp mạn tính:

 

 

 

 

17

Ít nhất 60% người từ 40 tuổi trở lên được khám sàng lọc định kỳ 1 lần/năm để xác định nguy cơ bệnh hô hấp mạn tính

Khái niệm: Tỷ lệ % người ≥40 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm bệnh hô hấp mạn tính ít nhất 1 lần/năm tính trong số người cùng độ tuổi trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người ≥40 tuổi được khám sàng lọc và/hoặc đo lưu lượng đỉnh để phát hiện sớm bệnh hô hấp mạn tính ít nhất 1 lần/năm

Mẫu số: Tổng số người ≥40 tuổi tại cùng khu vực trong cùng thời gian

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra khảo sát

X

X

18

Ít nhất 50% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng

Khái niệm: Tỷ lệ % người mắc BPTNMT được phát hiện ở giai đoạn trước khi có tâm phế mạn và/hoặc suy hô hấp mạn tính tính trong số người được phát hiện mắc BPTNMT

Cách tính:

Tử số: Số ca bệnh được phát hiện mắc BPTNMT trước khi có biến chứng tại các Phòng Quản lý

Mẫu số: Tổng số ca mắc BPTNMT phát hiện tại các Phòng quản lý trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

18a

Ít nhất 50% số người phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được quản lý điều trị theo hướng dẫn chuyên môn

Khái niệm: Tỷ lệ % người mắc BPTNMT được quản lý điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế tính trong số người được phát hiện mắc BPTNMT

Cách tính:

Tử số: Số bệnh nhân phát hiện mắc BPTNMT được điều trị theo đúng hướng dẫn chuyên môn tại các phòng quản lý

Mẫu số: Tổng số ca mắc BPTNMT phát hiện tại các Phòng quản lý trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

19

Ít nhất 50% người bệnh hen phế quản được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng

Khái niệm: Tỷ lệ % người mắc HPQ được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng (kiểm soát hen không để xuất hiện các cơn hen nặng kịch phát gây tổn thương đường dẫn khí, suy hô hấp và tử vong liên quan đến hen) tính trong số người được phát hiện mắc HPQ

Cách tính:

Tử số: Số ca bệnh được phát hiện mắc HPQ trước khi có biến chứng tại các Phòng quản lý

Mẫu số: Tổng số ca mắc HPQ phát hiện tại các Phòng quản lý trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

19a

Ít nhất 50% số người phát hiện hen phế quản được điều trị đạt kiểm soát hen trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn

Khái niệm: Tỷ lệ % người mắc HPQ được quản lý điều trị đạt kiểm soát hen/đạt kiểm soát hen hoàn toàn tính trong số người HPQ được phát hiện

(đánh giá đạt kiểm soát hen/ đạt kiểm soát hen hoàn toàn: theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế)

Cách tính:

Tử số: Số bệnh nhân mắc HPQ được điều trị đạt kiểm soát hen/đạt kiểm soát hen hoàn toàn tại các Phòng quản lý

Mẫu số: Tổng số ca mắc HPQ phát hiện tại các Phòng quản lý trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

 

Sàng lọc, phát hiện bệnh ung thư:

 

 

 

 

20

Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng theo hướng dẫn sàng lọc từng loại ung thư

Khái niệm: Tỷ lệ % người được sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm ung thư ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng tính trong số những người thuộc diện sàng lọc ung thư trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người được định kỳ sàng lọc để phát hiện sớm ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng)

Mẫu số: Tổng số người thuộc diện sàng lọc tại cùng khu vực trong cùng khoảng thời gian

(Người thuộc diện sàng lọc, tần suất sàng lọc và biện pháp sàng lọc: được xác định tùy theo từng loại sàng lọc ung thư theo hướng dẫn của Bộ Y tế)

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra khảo sát

X

X

21

Ít nhất 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm (đối với những bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm có giá trị nâng cao hiệu quả điều trị)

Khái niệm: Tỷ lệ % người được chẩn đoán mắc ung thư ở giai đoạn sớm tính trong số những người được chẩn đoán mắc ung thư trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn sớm

Mẫu số: Tổng số người được chẩn đoán mắc ung thư trong cùng khu vực và thời gian

(Tiêu chuẩn phát hiện/chẩn đoán sớm: được xác định theo từng loại ung thư theo hướng dẫn của Bộ Y tế)

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra khảo sát/ghi nhận

X

 

 

Sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị rối loạn sức khỏe tâm thần:

 

 

 

 

22

Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh

Khái niệm: Tỷ lệ % người được sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm một số rối loạn tâm thần và sa sút trí tuệ tính trong số những người thuộc diện sàng lọc trong một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số người được định kỳ thực hiện trắc nghiệm và/hoặc khám sàng lọc để phát hiện rối loạn sức khỏe tâm thần và sa sút trí tuệ

Mẫu số: Tổng số người thuộc diện sàng lọc tại cùng khu vực trong cùng khoảng thời gian

(Đối tượng thuộc diện sàng lọc được xác định tùy theo từng thể bệnh)

- Báo cáo của các đơn vị

- Điều tra, khảo sát

X

X

23

Phát hiện được ít nhất 70% người mắc tâm thần phân liệt và động kinh, 50% người mắc trầm cảm, 30% người bị sa sút trí tuệ và một số rối loạn tâm thần khác

Khái niệm: Tỷ lệ % người mắc tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ được phát hiện tính trong tổng số người hiện mắc bệnh tương ứng trong một khu vực và thời gian xác định

Nội dung chẩn đoán phát hiện từng bệnh: theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Cách tính:

Tử số: Số người mắc bệnh được phát hiện phân theo từng thể bệnh: tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ

Mẫu số: Tổng số người hiện mắc bệnh phân theo từng thể bệnh tương ứng: tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ của khu vực đó trong cùng thời gian

(Mẫu số: Tổng số người hiện mắc từng loại rối loạn tâm thần được ước tính dựa trên tỷ lệ hiện mắc qua điều tra cộng đồng gần nhất tại địa phương, trường hợp không có điều tra tương tự tại địa phương thì có thể ước tính qua điều tra quốc gia gần nhất)

Báo cáo của các đơn vị

X

X

24

Quản lý điều trị ít nhất 80% người bệnh tâm thần phân liệt, 70% người bệnh động kinh và 50% người bệnh trầm cảm đã được phát hiện

Khái niệm: Tỷ lệ % người mắc tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm được quản lý điều trị tính trong số người mắc tâm thần phân liệt, động kinh, trầm

cảm được phát hiện chia theo từng bệnh trong một khu vực và thời gian xác định. (Nội dung quản lý điều trị từng bệnh: theo hướng dẫn của Bộ Y tế).

Cách tính:

Tử số: Số người mắc chia theo từng bệnh (tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm) được quản lý điều trị

Mẫu số: Tổng số người mắc chia theo từng bệnh (tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm) được phát hiện của khu vực đó trong cùng thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

 

Mục tiêu 4

 

 

 

 

25

85% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cơ sở phòng, chống ung thư để triển khai thực hiện dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh ung thư

Khái niệm: Tỷ lệ % tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cơ sở phòng, chống ung thư triển khai hoạt động dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh ung thư tính trong tổng số tỉnh, thành phố

Cách tính:

Tử số: Số tỉnh, thành phố có ít nhất 1 cơ sở phòng, chống ung thư triển khai hoạt động dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh ung thư

Mẫu số: Tổng số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Báo cáo của các đơn vị

X

 

26

Ít nhất 70% số huyện và tương đương (gọi chung là huyện) có cơ sở y tế triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo quy định

Khái niệm: Tỷ lệ % huyện có cơ sở y tế khám, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo quy định tính trong tổng số huyện của một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số huyện có ít nhất 1 cơ sở y tế triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản

Mẫu số: Tổng số huyện và tương đương trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

27

95% số Trung tâm Y tế huyện triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường theo quy định.

Khái niệm: Tỷ lệ % Trung tâm Y tế huyện triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường theo quy định tính trong tổng số trung tâm y tế huyện của một khu vực

Cách tính:

Tử số: Số Trung tâm Y tế huyện triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường theo quy định

Mẫu số: Tổng số trung tâm y tế huyện có chức năng dự phòng và khám, chữa bệnh trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

28

95% Trạm Y tế xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh có ít nhất 3 nhóm thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, 2 nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và có thuốc thiết yếu cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo danh mục quy định

Khái niệm: Tỷ lệ % Trạm Y tế xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh có sẵn ít nhất 3 nhóm thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, có ít nhất 2 nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, có thuốc thiết yếu cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo danh mục quy định tính trong tổng số Trạm Y tế thực hiện khám chữa bệnh của một khu vực và thời gian xác định.

Cách tính:

Tử số: Số Trạm Y tế xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh chia theo từng loại: có 3 nhóm thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp; có 2 nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường; có thuốc thiết yếu điều trị BPTNMT và HPQ theo danh mục quy định

Mẫu số: Tổng số Trạm Y tế xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

29

95% số Trạm Y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác theo quy định

Khái niệm: Tỷ lệ % Trạm Y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị ít nhất hai trong số các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản tính trong tổng số Trạm Y tế của một khu vực và thời gian xác định.

Cách tính:

Tử số: Số Trạm Y tế xã thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác theo quy định

Mẫu số: Tổng số Trạm Y tế xã có thực hiện khám chữa bệnh trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

30

100% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 60% số huyện có cơ sở y tế thực hiện chẩn đoán, điều trị, quản lý cấp thuốc cho người bệnh trầm cảm và 50% số huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người mắc một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác

Khái niệm: Tỷ lệ % huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần chia theo từng loại (quản lý điều trị tâm thần phân liệt và động kinh; chẩn đoán, điều trị, quản lý cấp thuốc cho người bệnh trầm cảm; quản lý cấp thuốc điều trị cho người mắc một số rối loạn tâm thần khác) tính trong tổng số huyện của một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Số huyện có ít nhất 1 cơ sở y tế triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh chia theo các loại: bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; bệnh trầm cảm; rối loạn tâm thần khác

Mẫu số: Tổng số huyện trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

31

100% số Trạm Y tế xã thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 50% số Trạm Y tế xã quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm

Khái niệm: Tỷ lệ % Trạm Y tế xã thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm tính trong tổng số Trạm Y tế xã của một khu vực và thời gian xác định.

Cách tính:

Tử số: Số Trạm Y tế xã thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; số trạm cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm

Mẫu số: Tổng số Trạm y tế xã trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

32

100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến được đào tạo tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh theo quy định

Khái niệm: Tỷ lệ % cán bộ y tế các tuyến được đào tạo tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh theo quy định tính trong tổng số cán bộ cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến của một khu vực và thời gian xác định.

Cách tính:

Tử số: Số cán bộ y tế các tuyến được đào tạo tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh theo quy định trong một khu vực và thời gian

Mẫu số: Tổng số cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

 

Mục tiêu 5

 

 

 

 

33

Tổ chức điều tra khảo sát để thu thập, công bố số liệu về các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh không lây nhiễm 5 năm/1 lần

 

Điều tra khảo sát

X

 

34

100% đơn vị ghi nhận ung thư thực hiện thu thập và hằng năm báo cáo số liệu chuẩn hóa về mắc mới ung thư và các thông tin liên quan

Tỷ lệ % đơn vị ghi nhận ung thư thực hiện thu thập và hằng năm báo cáo số liệu chuẩn hóa về mắc mới ung thư và các thông tin liên quan tính trong tổng số đơn vị ghi nhận ung thư có trong khu vực

Báo cáo của đơn vị

X

 

35

100% Trạm Y tế xã và các cơ sở y tế liên quan thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo đầy đủ kết quả dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và nguyên nhân tử vong do các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định

Khái niệm: Tỷ lệ % Trạm Y tế xã và cơ sở y tế liên quan ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo đầy đủ số liệu về bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định tính trong tổng số Trạm Y tế xã và cơ sở y tế liên quan của một khu vực và thời gian xác định

Cách tính:

Tử số: Trạm Y tế xã và cơ sở y tế liên quan ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo đầy đủ số liệu về bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định

Mẫu số: Tổng số Trạm y tế xã và cơ sở y tế liên quan trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

36

95% cán bộ đầu mối giám sát, thống kê báo cáo các tuyến được tập huấn về giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định

Khái niệm: Tỷ lệ % cán bộ được tập huấn về giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định tính trong tổng số cán bộ đầu mối giám sát, thống kê báo cáo các tuyến của một khu vực và thời gian xác định.

Cách tính:

Tử số: Số cán bộ được tập huấn về giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định trong một khu vực và thời gian

Mẫu số: Tổng số cán bộ đầu mối giám sát, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến trong cùng khu vực và thời gian

Báo cáo của các đơn vị

X

X

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác