Công văn 1796/BCT-XNK về thuế xuất khẩu dăm gỗ do Bộ Công thương ban hành
Công văn 1796/BCT-XNK về thuế xuất khẩu dăm gỗ do Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 1796/BCT-XNK | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Hồ Thị Kim Thoa |
Ngày ban hành: | 04/03/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1796/BCT-XNK |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Hồ Thị Kim Thoa |
Ngày ban hành: | 04/03/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
1796/BCT-XNK |
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2013 |
Kính gửi: |
-
Bộ Tài chính; |
Bộ Công Thương nhận được công văn số 835/GELEXIMCO-VP ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (cổ đông chính của Công ty cổ phần Giấy An Hòa) đề nghị có biện pháp hạn chế xuất khẩu dăm gỗ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu để sản xuất bột giấy. Về việc này, Bộ Công Thương xin trao đổi với quý Bộ như sau:
Năm 2012, ngành giấy cần khoảng 822.000 tấn bột giấy nguyên liệu để sản xuất, trong đó có trên 50 nhà máy sản xuất bột giấy với lượng sản xuất khoảng 480.000 tấn bột giấy/năm còn lại là phải nhập khẩu. Năm 2013 dự kiến sản xuất trong nước khoảng 500.000 tấn bột giấy/năm (tương đương với 2 triệu tấn gỗ nguyên liệu).
Theo phản ánh của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, hiện nay các nhà máy giấy phía Bắc gặp rất nhiều khó khăn trong thu mua nguyên liệu gỗ, dăm gỗ để sản xuất bột giấy do hoạt động xuất khẩu dăm gỗ của nước ta phát triển mạnh (ví dụ Công ty cổ phần giấy An Hòa, dự kiến sang năm 2013 nhà máy đạt công suất thiết kế là 130 ngàn tấn bột/năm, tương đương với 53.900 tấn gỗ nguyên liệu trong 1 tháng, tuy nhiên trong tháng 1 năm 2013 (tính đến ngày 21/1/2013) nhà máy mới chỉ thu mua được 25.600 tấn, tỷ lệ đạt 48%).
Tuy việc xuất khẩu dăm gỗ giúp người trồng rừng bán được giá cao hơn nhưng vẫn là xuất khẩu nguyên liệu thô nên hiệu quả kinh tế không cao, các doanh nghiệp trong nước thiếu nguyên liệu để sản xuất dẫn đến tình trạng cạnh tranh thu gom nguyên liệu, khai thác rừng non để băm dăm, chu kỳ trồng rừng bị rút ngắn, sản lượng dăm xuất khẩu lớn trong khi vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu cho sản xuất bột giấy và ván nhân tạo.
Để hạn chế việc nhập khẩu bột giấy, đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất cho bột giấy trong nước nhằm hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô và tạo công ăn việc làm cho người lao động trong ngành sản xuất bột giấy đồng thời đảm bảo lợi ích cho người trồng rừng, Bộ Công Thương đề nghị:
1. Bộ Tài chính chủ trì tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Hiệp hội ngành hàng liên quan xem xét chi tiết cụ thể mặt hàng dăm gỗ trong Biểu thuế xuất khẩu và tăng thuế xuất khẩu theo lộ trình, trước mắt đề nghị tăng thuế xuất khẩu lên 5%.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chính sách để phát triển rừng trồng đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước trong đó có ngành sản xuất giấy và bột giấy, đồng thời có biện pháp quản lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cây non, phá rừng.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của quý Bộ./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây