137303

Công văn 1129/TCT-HTQT hướng dẫn Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hồng Kông do Tổng cục Thuế ban hành

137303
LawNet .vn

Công văn 1129/TCT-HTQT hướng dẫn Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hồng Kông do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 1129/TCT-HTQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
Ngày ban hành: 30/03/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1129/TCT-HTQT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
Ngày ban hành: 30/03/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1129/TCT-HTQT
V/v hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hồng Kông

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2012

 

Kính gửi: Công ty TNNH Oriental Ford Holding Limited.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2302/OF của Công ty TNNH Oriental Ford Holding Limited (sau đây gọi là Công ty Oriental Ford) ngày 23/2/2012 về việc hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hồng Kông (sau đây gọi là Hiệp định) đối với việc chuyển nhượng vổn cổ phần của Công ty Oriental Ford (đối tượng cư trú thuế tại Hồng Kông) tại Công ty Greenfeed Việt Nam (đối tượng cư trú thuế của Việt Nam) cho Công ty PCA International Funds SPC Việt Nam Segregated Porfolio (sau đây gọi là Công ty PCA VSP). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về việc áp dụng nội luật

Khoản 2, Phần E, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 25%.

2. Về việc áp dụng Hiệp định

Điều 13 (Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản) của Hiệp định quy định:

“1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận được từ chuyển nhượng bất động sản được nêu tại Điều 6 và có tại Bên ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng động sản là một phần của tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một doanh nghiệp của một Bên ký kết có tại Bên ký kết kia, hoặc động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của một Bên ký kết có ở Bên ký kết kia để tiến hành hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập, kể cả thu nhập từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó (chuyển nhượng riêng cơ sở thường trú đó hoặc cùng với toàn bộ doanh nghiệp) hoặc cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

3. Thu nhập do một doanh nghiệp của một Bên ký kết nhận được từ việc chuyển nhượng tàu thủy hoặc máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế hoặc từ chuyển nhượng bất động sản gắn liền với việc hoạt động của các tàu thủy hoặc máy bay đó sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên đó.

4. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Bên ký kết nhận được từ việc chuyển nhượng các cổ phần hoặc sự tham gia có thể so sánh được trong một công ty, có tài sản bao gồm, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ yếu là bất động sản nằm tại Bên ký kết kia, có thể bị đánh thuế tại Bên kia.

5. Thu nhập thu được từ việc chuyển nhượng các cổ phần không phải là các cổ phần được đề cập tới tại khoản 4, không ít hơn 15 phần trăm (%) toàn bộ vốn cổ phần trong một công ty là đối tượng cư trú của một Bên ký kết có thể bị đánh thuế tại Bên ký kết đó.

6. Thu nhập từ chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với tài sản nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 sẽ chỉ bị đánh thuế tại Bên ký kết  nơi đối tượng chuyển nhượng là đối tượng cư trú.”.

Do đây là trường hợp Công ty Oriental Ford chuyển nhượng cổ phần tại một Công ty Việt Nam (Công ty GreenFeed Việt Nam) nên sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của các khoản 4, 5 hoặc 6 Điều 13 nêu trên. Cụ thể như sau:

Căn cứ theo các quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 13 nêu trên, thu nhập của Công ty Oriental Ford (đối tượng cư trú thuế tại Hồng Kông) thu được từ việc chuyển nhượng cổ phần tại GreenFeed Việt Nam (đối tượng cư trú thuế của Việt Nam) cho Công ty PCA VSP sẽ phải chịu thuế TNDN tại Việt Nam nếu tại thời điểm chuyển nhượng cổ phần Công ty Oriental Ford thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:

1) Tổng giá trị bất động sản của Công ty Green Feed Việt Nam chiếm trên 50% tổng giá trị tài sản; hoặc

2) Số cổ phần được chuyển nhượng không ít hơn 15% toàn bộ cổ phần tại GreenFeed Việt Nam.

Trong trường hợp nếu tại thời điểm chuyển nhượng cổ phần, Công ty Oriental Ford không thỏa mãn đồng thời hai điều kiện nêu trên, thu nhập của Công ty Oriental Ford thu được từ việc chuyển nhượng cổ phần tại GreedFeed Việt Nam cho Công ty PCA VSP không phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam theo quy định tại khoản 6, Điều 13 của Hiệp định nêu trên.

Tổng cục Thuế thông báo Công ty Oriental Ford biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC, Vụ CS, Website TCT;
- Lưu: VT, HTQT (2b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ




Nguyễn Đức Thịnh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác