Công văn 1050/LĐTBXH-BTXH về triển khai thực hiện Chỉ thị 02/2001/CT-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn 1050/LĐTBXH-BTXH về triển khai thực hiện Chỉ thị 02/2001/CT-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 1050/LĐTBXH-BTXH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Người ký: | Đàm Hữu Đắc |
Ngày ban hành: | 19/04/2001 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1050/LĐTBXH-BTXH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Đàm Hữu Đắc |
Ngày ban hành: | 19/04/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1050/LĐTBXH-BTXH |
Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2001 |
Kính gửi: Giám đốc sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Chỉ thị 02/2001/CT-TTg ngày 9/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn” 2001-2002, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số công việc sau:
1- Tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn năm 2000.
- Những kết quả cụ thể, mặt được, mặt chưa được
- Những nguyên nhân
- Những khó khăn.
2- Phối hợp với Đoàn Thanh niên tuyên truyền tạo ra chuyển biến mới về nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng, đồng thời xây dựng phương án thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn 2001-2002 bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Mục tiêu tổng quát
- Mục tiêu cụ thể
- Các giải pháp thực hiện:
+ Tuyên truyền giáo dục.
+ Các giải pháp về hỗ trợ đời sống.
+ Các giải pháp hỗ trợ về sức khoẻ, phục hồi chức năng.
+ Các giải pháp hỗ trợ về học văn hoá, học nghề tạo việc làm.
+ Các giải pháp lồng ghép.
+ Các giải pháp huy động nguồn lực (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn tài trợ trong và ngoài nước).
+ Về kiểm tra giám sát.
- Những đề xuất kiến nghị
+ Về tổ chức thực hiện
+Về cơ chế chính sách
+ Về nguồn lực
3- Nắm chắc tình hình, số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em tàn tật, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị nhiễm HIV/AISD và trẻ em bị nhiễm chất độc hoá học).
4- Tổ chức thực hiện tốt chính sách của Nhà nước đã ban hành liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em tàn tật, trẻ em lang thang, trẻ em con hộ quá nghèo, trẻ em nghiện ma tuý, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị hậu quả chất độc hoá học...) chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên, chính sách khám chữa bệnh miễn phí; chính sách miễn, giảm học phí; chính sách dạy nghề tạo việc làm, chính sách phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật.
5- Phối hợp với Đoàn thanh niên và các ngành có liên quan tổ chức các hoạt động kết nghĩa, đỡ đầu các Trung tâm, các làng trẻ mồ côi, hỗ trợ thêm đời sống vật chất và tinh thần cho các em; quyên góp quần áo, thuốc men, sách vở, tiền để giúp đỡ trẻ em đặc biệt khó khăn ở cộng đồng, tư vấn, giúp đỡ để các em trở về với gia đình, trở về với trường lớp, được đi học như mọi trẻ em khác.
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là công việc hết sức cần thiết bức xúc. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cần có kế hoạch, giải pháp, cụ thể tích cực để tham gia hoàn thành các mục tiêu đề ra, góp phần thực hiện tốt Chỉ thị 02/2001/CT-TTg ngày 9/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn” 2001-2002.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc khó khăn, các Sở Lao động-Thương binh - Xã hội cần kịp thời báo cáo với Bộ Lao động-Thương binh - Xã hội để có giải pháp khắc phục tháo gỡ./.
|
K/T
BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây