Công văn 0783 TM/AM về việc đàm phán Hiệp định mậu dịch tự do Việt Nam - Ucraina do Bộ Thương mại ban hành
Công văn 0783 TM/AM về việc đàm phán Hiệp định mậu dịch tự do Việt Nam - Ucraina do Bộ Thương mại ban hành
Số hiệu: | 0783TM/AM | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 08/03/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 0783TM/AM |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Lê Danh Vĩnh |
Ngày ban hành: | 08/03/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
THƯƠNG MẠI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0783 TM/AM |
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2002 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 444/VPCP-QHQT ngày24/01/2002 về việc đàm phán Hiệp định Mậu dịch tự do Việt Nam - Ucraina, Bộ Thương mại đã chủ trì thành lập đoàn liên ngành cấp chuyên viên đàm phán với đoàn chuyên viên Ucraina tại Kiev từ ngày 25/02 - 01/03/2002. Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả đàm phán như sau:
I. Về nội dung của dự thảo Hiệp định:
- Trên cơ sở dự thảo Hiệp định của phía Ucraina gửi cho ta và bản dự thảo của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc, chuyên viên hai bên đã dành phần lớn thời gian đàm phán về các điều khoản chính của Hiệp định. Trong quá trình đàm phán, phía Ucraina yêu cầu các đưa các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và sự hỗ trợ của nhà nước, độc quyền nhà nước, mua sắm Chính phủ và điều tiết thuế nội địa, nhưng đoàn Việt Nam đã thuyết phục Bạn giới hạn trong phạm vi thương mại hàng hoá.
- Về chương trình cắt giảm thuế quan là điều khoản then chốt của Hiệp định. Phía Việt Nam đưa ra 2 phương án cắt giảm thuế quan đã trình Thủ tướng Chính phủ là:
1/ Cắt giảm thuế quan theo lộ trình áp dụng trong CEPT-AFTA.
2/ Trong vòng 5 năm hai Bên sẽ từng bước cắt giảm thuế quan và hàng năm thoả thuận danh mục những mặt hàng loại trừ không thuộc diện cắt giảm thuế.
Phía Ucraina không đồng ý phương án 1 vì phức tạp, khó khăn cho khâu thực hiện đối với các cơ quan chức năng như thuế vụ, hải quan. Bạn đề nghị đàm phán theo phương án 2, nhưng phải huỷ bỏ thuế (bằng 0%) ngày khi Hiệp định có hiệu lực, ngoài ra có danh mục loại trừ không cắt giảm thuế do hai bên thoả thuận hàng năm.
Do ta không có chủ trương xoá bỏ thuế quan hoàn toàn và cũng chưa có tiền lệ với bất cứ nước nào nên hai bên không đạt được sự nhất trí về các phương án nêu trên.
Sau nhiều lần trao đổi, hai bên đi đến thoả thuận theo phương án 2 của ta, nhưng chỉ cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng cụ thể trong thương mại giữa hai nước theo lịch trình 5 năm, mỗi năm có thể bổ sung hoặc thay đổi danh mục này theo thoả thuận (phương án này thực chất phù hợp với quan điểm của Bộ Tài chính ta nêu ra tại công văn số 1434TC/TCDN ngày 19/02/02).
Kết thúc đàm phán, chuyên viên hai bên đã sơ bộ thoả thuận lời văn cũng như các điều khoản chính của Hiệp định.
II. Về các phụ lục kèm theo của Hiệp định:
1. Vấn đề xác định xuất xứ hàng hoá: Hai Bên đã sơ bộ thảo luận bản dự thảo Nghị định thư về xác định xuất xứ hàng hoá do phía Ucraina đưa ra. Trong vấn đề này còn một số điều khoản chưa thống nhất như mẫu giấy chứng nhận xuất xứ, tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm được coi là hàng hoá có xuất xứ của nước xuất khẩu (Phía Bạn đưa ra không ít hơn 50%, theo quy định hiện hành của ta là 40%); tỷ lệ của sản phẩm cấu thành không có xuất xứ trong bộ sản phẩm (complex) được coi là sản phẩm xuất xứ của nước xuất khẩu (phía Ucraina đưa ra trị giá của sản phẩm đó không vượt quá 15% tổng trị giá của bộ sản phẩm).
2. Về danh mục các dòng thuế dự kiến cắt giảm sau khi Hiệp định có hiệu lực:
- Trên cơ sở Điều 3 của dự thảo Hiệp định, ta và bạn đã trao cho nhau sơ bộ danh mục các dòng thuế mỗi bên dự kiến cắt giảm đối với hàng nhập khẩu của mình trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
- Danh mục của ta bao gồm một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam đang nhập khẩu từ Ucraina với lịch trình cắt giảm dựa trên cơ sở lộ trình CEPT-AFTA
Danh mục của Ucraina bao gồm một số mặt hàng Ucraina nhập khẩu từ Việt Nam, nhưng về cơ bản còn thiếu nhiều mặt hàng chủ yếu Việt Nam đang xuất khẩu sang Ucraina và mức cắt giảm thuế chưa tương xứng với lộ trình của ta đã đưa ra. Hơn nữa nhiều mặt hàng của Ucraina đang áp dụng thuế đặc định (thuế tuyệt đối), trong khi mức giảm hàng năm lại theo giá trị nên rất khó so sánh mức giảm thuế của Bạn. Tuy nhiên nếu so với giá trị tuyệt đối của hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang Ucraina thì nhiều mức thuế đặc định của Ucraina đang áp dụng rất cao và việc dự kiến cắt giảm trong mấy năm đầu là tương đối đáng kể.
Theo tinh thần nghị quyết khoá họp 6 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Ucraina và thể theo nguyện vọng của phía Ucraina mong muốn ký kết Hiệp định này trong chuyến thăm Việt Nam dự kiến vào hạng tuần tháng 4/2002 của Bộ trưởng Kinh tế vàHội nhập Châu Âu A.Shlapak theo lời mời của Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan, hai Bên đã thoả thuận:
- Trước ngày 25/3 thông báo cho nhau những kiến nghị điều chỉnh danh mục các dòng thuế nhập khẩu mỗi bên dự kiến cắt giảm trong 5 năm theo nguyên tắc hạ dần cho đến 0-5% để có thể thống nhất được hai danh mục này vào ngày 01/4/2002.
- Trước ngày 25/3 phía Việt Nam sẽ chuyển cho phía Ucraina những kiến nghị của mình về Nghị định thư xác định nước xuất xứ hàng hoá để có thể thống nhất Nghị định thư này vào ngày 01/4/2002.
III. Một số kiến nghị và đề xuất
Bộ Thương mại xin kính trình Thủ tướng Chính phủ bản dự thảo Hiệp định do chuyên viên hai Bên đã thỏa thuận và do tính chất cấp bách của công việc xin kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ:
- Giao cho Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại và các cơ quan hữu quan trước ngày 22/3/2002 hoàn chỉnh danh mục các dòng thuế hai Bên dự kiến cắt giảm trong 5 năm tới để thông báo chính thức cho phía Ucraina trước ngày 25/3/2002.
- Giao cho Bộ Thương mại phối hợp với các cơ quan hữu quan (Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp) trước ngày 22/3/2002 hoàn chỉnh bản dự thảo Nghị định thư xác định nước xuất xứ hàng hoá.
- Giao cho các Bộ, ngành hữu quan (Bộ Tư pháp, Tài chính, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế ,Khoa học Công nghệ và Môi trường, Xây dựng và Tổng cục Hải quan) xem xét và gửi ý kiến cho Bộ Thương mại về các điều khoản có liên quan của dự thảo Hiệp định trước ngày 22/3/2002 để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Thương mại xin trân trọng báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
|
K/T
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây