Công văn số 0537/TM-XNK ngày 12/04/2002 của Bộ Thương mại về việc báo cáo của Tổng cục Hải quan tại Công văn số 1154/TCHQ-VP
Công văn số 0537/TM-XNK ngày 12/04/2002 của Bộ Thương mại về việc báo cáo của Tổng cục Hải quan tại Công văn số 1154/TCHQ-VP
Số hiệu: | 0537/TM-XNK | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Mai Văn Dâu |
Ngày ban hành: | 12/04/2002 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 0537/TM-XNK |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại |
Người ký: | Mai Văn Dâu |
Ngày ban hành: | 12/04/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
THƯƠNG MẠI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0537/TM-XNK |
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2002 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Bộ Thương mại nhận được công văn số 1154/TCHQ-VP ngày 19.3.2002 về "tình hình hàng hoá xuất khẩu qua biên giới đường bộ và qua vùng biển Quảng Ninh giữa Việt Nam với Trung Quốc"
Sau khi nghiên cứu báo cáo và những đề nghị của Tổng cục Hải quan tại công văn 1154/TCHQ-VP ngày 19.3.2002, Bộ Thương mại xin trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến như sau:
1. Về cửa khẩu biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc cho phép hàng hoá mua bán biên giới giữa hai nước được phép xuất khẩu, nhập khẩu:
Thông tư của Bộ Thương mại số 14/2001/TT-BTM ngày 2.5.2001 "Hướng dẫn việc mua bán hàng hoá qua biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc" để quy định:
"Hàng hoá mua bán biên giới giữa hai nước được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới trên bộ tại 6 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu bao gồm:
a) Các cửa khẩu đã được Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa thoả thuận nhất trí mở.
b) Các cửa khẩu đã được Chính phủ Việt Nam cho phép mở và các điểm thông quan khác thuộc khu vực kinh tế cửa khẩu trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
Bộ Thương mại cho rằng quy định như vậy là phù hợp với các cơ sở pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, phù hợp với đòi hỏi của tình hình thực tế hoạt động buôn bán đặc biệt là thúc đẩy việc xuất khẩu sang Trung Quốc đồng thời phù hợp với điều kiện quản lý hiện nay của ta.
Ngoài ra cũng tại Thông tư 14/2001/TT-BTM, hoạt động buôn bán qua biên giới của các chủ thể kinh doanh từ các doanh nghiệp đến hộ cá thể đã được điều chỉnh bởi một Quy chế buôn bán biên giới không phân biệt tiểu ngạch và chính ngạch.
Nay Tổng cục Hải quan đề nghị cần có những quy định riêng cho buôn bán chính ngạch và tiểu ngạch, Bộ Thương mại sẽ nghiên cứu ý kiến này khi xây dựng Quy chế buôn bán biên giới chung với các nước láng giềng Trung Quốc - Lào, Campuchia.
2. Về việc bãi chính sách thoái thu thuế đầu (thuế VAT) đối với hàng nông lâm thuỷ sản chưa qua chế biến:
Bộ Thương mại thống nhất với ý kiến của Tổng cục Hải quan kiến nghị Thủ tướng Chính phủ "giao Bộ Tài chính tiếp tục kiện toàn quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp bãi bỏ chế độ hoàn khống thuế giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu để thực hiện đúng theo Luật thuế giá trị gia tăng, ban hành ngay trong tháng 5.2002.
3. về việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu sang Trung Quốc:
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị tại công văn 1369/CP-KTTH ngày 28.12.1999 về việc chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi hàng vào kho ngoại quan, Bộ Thương mại đã ban hành Thông tư 16/2000/TT-BTM ngày 21.8.2000 "hướng dẫn việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các mặt hàng ô tô và thuốc lá điếu vào thị trường Trung Quốc" theo đúng các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể là:
- Chỉ các doanh nghiệp đã được Bộ Thương mại cho phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu ô tô thuốc lá điếu vào thị trường Trung Quốc mới được tiếp tục kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các mặt hàng này.
- Doanh nghiệp tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu thuốc lá điếu phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc cấp cho người nhập khẩu để Bộ Thương mại có căn cứ cho phép tạm nhập tái xuất chuyển khẩu.
- Doanh nghiệp không được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu ô tô đã qua sử dụng.
- Hàng chuyển khẩu chỉ được vận chuyển vào và ra khỏi Việt Nam theo đường biển.
- Hàng tạm nhập tái xuất được tạm xuất theo đường biển hoặc đường bộ, nếu đi đường bộ thì phải qua các cửa khẩu quốc tế hoặc quốc gia đã được Chính phủ 2 nước thoả thuận.
- Thời gian lưu chuyển hàng hoá tạm nhập tái xuất hoặc chuyển khẩu trên lãnh thổ Việt Nam là 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan hoặc từ ngày hàng hoá chính thức chịu sự giám sát của Hải quan.
Việc chuyển khẩu một số mặt hàng cấm nhập khẩu khác như hàng điện từ đã qua sử dụng cũng được quản lý chặt chẽ theo các nguyên tắc chọn đầu mối và chỉ được chuyển khẩu qua các cảng quốc tế như Hải Phòng/Hòn Gai/Khu chuyển tải Vạn Gia.
Việc tạm nhập tái xuất xăng dầu được quản lý theo Quy chế riêng và chỉ áp dụng các đầu mối được Thủ tướng Chính phủ cho phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu.
Bộ Thương mại cho rằng với các quy định cụ thể như trên việc chuyển khẩu hoặc tạm nhập tái xuất hàng hoá đã được quản lý chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp Việt Nam.
Bộ Thương mại xin kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho ý chỉ thị./.
|
KT/BỘ
TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây