Xử lý trùng lặp trong hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như thế nào?
Trường hợp nào sẽ áp dụng kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế?
Căn cứ khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế trong các trường hợp như sau:
- Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
- Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 Luật Quản lý thuế 2019:
+ Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.
Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.
+ Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc làm căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
- Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
- Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
- Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
- Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
Xử lý trùng lặp trong hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 72 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về việc xử lý trùng lặp trong hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như sau:
- Trường hợp đối tượng kiểm tra của cơ quan thuế cấp dưới nếu có sự trùng lặp về đối tượng kiểm tra với kế hoạch kiểm tra, thanh tra về thuế của cơ quan Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, và cơ quan thuế cấp trên;
- Trường hợp trùng lặp về đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế với các cơ quan khác của Nhà nước thì Thủ trưởng cơ quan thuế phối hợp với Thủ trưởng cơ quan nhà nước có sự trùng lặp để xử lý và báo cáo cơ quan phê duyệt kế hoạch khi cần thiết.
Xử lý trùng lặp trong hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế ra sao?
Căn cứ khoản 5 Điều 72 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế như sau:
- Ban hành Quyết định kiểm tra thuế
+ Cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra thuế đối với trường hợp quy định tại Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
+ Cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra thuế đối với các nội dung và thời kỳ có rủi ro, trừ kiểm tra hoàn thuế. Quyết định kiểm tra thuế lập theo mẫu số 04/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Thời hạn kiểm tra được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019. Trong trường hợp gia hạn, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người có thẩm quyền ban hành Quyết định gia hạn theo mẫu số 05/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra trừ trường hợp phải bãi bỏ Quyết định kiểm tra thuế theo mẫu số 06/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC hoặc hoãn thời gian kiểm tra.
Khi bắt đầu kiểm tra thuế, Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra thuế, lập Biên bản công bố và giải thích nội dung Quyết định kiểm tra để người nộp thuế hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết định kiểm tra. Biên bản công bố Quyết định kiểm tra được lập theo mẫu số 07/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra, thì văn bản phải nêu rõ lý do và thời gian hoãn hoặc trường hợp cơ quan thuế có lý do bất khả kháng phải hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế trước khi hết thời hạn công bố quyết định kiểm tra theo mẫu số 08/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Trường hợp trong quá trình kiểm tra thuế phát sinh việc phải điều chỉnh về Quyết định kiểm tra (thay Trưởng đoàn, thành viên hoặc bổ sung thành viên đoàn kiểm tra, bổ sung nội dung, thời kỳ kiểm tra hoặc điều chỉnh giảm thành viên đoàn kiểm tra, nội dung, thời kỳ kiểm tra) thì Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người có thẩm quyền để ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định kiểm tra. Quyết định điều chỉnh quyết định kiểm tra được thực hiện theo mẫu số 09/KTT, 10/KTT, 11/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Biên bản kiểm tra thuế
+ Kết thúc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, Đoàn kiểm tra lập dự thảo Biên bản kiểm tra theo mẫu số 12/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC và công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và người nộp thuế để có ý kiến, giải trình. Ý kiến, giải trình của người nộp thuế phải được lưu cùng dự thảo biên bản (nếu có). Biên bản công khai dự thảo Biên bản kiểm tra lập theo mẫu số 13/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Việc có ý kiến giải trình, hoàn thiện và ký Biên bản kiểm tra giữa Đoàn kiểm tra với người nộp thuế phải được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Nếu người nộp thuế vẫn có ý kiến thì được ghi tại Biên bản hoặc lưu cùng Biên bản đã ký. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế nếu người nộp thuế là tổ chức có con dấu riêng (bao gồm cả dấu riêng, giáp lai giữa các trang của biên bản).
+ Trường hợp còn vướng mắc về cơ chế chính sách phải xin ý kiến thì ghi nhận tại biên bản. Khi có văn bản trả lời thì Đoàn kiểm tra hoặc bộ phận kiểm tra chịu trách nhiệm lập phụ lục biên bản với người nộp thuế theo mẫu số 14/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC để xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người nộp thuế không ký Biên bản kiểm tra khi hết thời hạn theo quy định thì Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính về việc không ký biên bản, báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, đồng thời yêu cầu người nộp thuế ký biên bản kiểm tra.
- Xử lý kết quả kiểm tra thuế
+ Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với người nộp thuế, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo kết quả kiểm tra với lãnh đạo bộ phận kiểm tra và người ban hành quyết định kiểm tra.
+ Trường hợp kết quả kiểm tra dẫn đến xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành Quyết định xử lý vi phạm về thuế hoặc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp kết quả kiểm tra không xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính thì người ban hành Quyết định kiểm tra ban hành Kết luận kiểm tra theo mẫu số 15/KTT ban hành kèm theo phụ lục 1 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế để xem xét tiến hành thanh tra hoặc chuyển hồ sơ kiểm tra sang cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.
- Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được ghi nhật ký điện tử.
- Mẫu ký hiệu ghi trên biên lai thuế là mẫu nào?
- Mức thu lệ phí trước bạ khi thuê đất nhà nước theo hình thức trả tiền một lần là bao nhiêu?
- Trúng vé số 2 tỷ đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Làm công việc freelancer có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Thu nhập nào được miễn thuế thu nhập cá nhân?
- Mẫu tham khảo hóa đơn giá trị gia tăng do Cục Thuế phát hành theo Thông tư 78 ra sao?
- Hướng dẫn tra cứu mã số thuế doanh nghiệp? Có phải mã số thuế doanh nghiệp là một dãy số gồm 10 chữ số không?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá là bao nhiêu? Đơn đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất 2024 là mẫu nào?
- Chiết khấu thương mại bán hàng ngày BlackFriday khi lập hóa đơn điện tử có cần ghi khoản chiết khấu lên hóa đơn không?
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho dự án đầu tư là mẫu nào? Nhóm hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng năm 2024?
- Chính thức có Thông tư 84/2024/TT-BTC sửa đổi mã mục, tiểu mục của Thông tư 324 về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước?