Xăng trong trường hợp nào thì không phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Xăng trong trường hợp nào thì không phải chịu thuế bảo vệ môi trường?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
...
Và căn cứ theo Điều 2 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng không chịu thuế
1. Hàng hoá không quy định tại Điều 3 Luật thuế Bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư này thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường.
2. Hàng hoá quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư này không chịu thuế trong các trường hợp sau:
2.1. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam (quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới, gồm cả trường hợp đã đưa vào kho ngoại quan) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
2.2. Hàng hoá quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
2.3. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
2.4. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Do đó, mặc dù xăng thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường nhưng nếu rơi vào trường hợp tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 152/2011/TT-BTC thì không phải chịu thuế, cụ thể như: Xăng vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam (quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới, gồm cả trường hợp đã đưa vào kho ngoại quan) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, hay các trường hợp còn lại khác nêu trên.
Xăng trong trường hợp nào thì không phải chịu thuế bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu có được sử dụng làm hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC quy định như sau:
Khai thuế, nộp thuế.
1. Việc khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế cụ thể như sau:
1.1. Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư này và các tài liệu liên quan đến việc khai thuế, tính thuế.
Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập-tái xuất khẩu thì hồ sơ hải quan của hàng hoá được sử dụng làm hồ sơ khai thuế bảo vệ môi truờng.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá tự chịu trách nhiệm về việc kê khai thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện khai sai, gian lận, trốn thuế thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
1.2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế:
a) Đối với hàng hoá sản xuất trong nước (trừ than đá tiêu thụ nội địa của Tập đoàn công nghiệp than-Khoáng sản Việt Nam và sản xuất kinh doanh xăng dầu), người nộp thuế bảo vệ môi trường thực hiện nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với trụ sở chính thì nộp hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường.
b) Đối với hàng hoá nhập khẩu (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán), người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.
Như vậy, hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai theo mẫu số 01/TBVMT ban hành kèm theo Thông tư trên trong đó Đối với hàng hoá xuất khẩu thì hồ sơ hải quan của hàng hoá được sử dụng làm hồ sơ khai thuế bảo vệ môi truờng.
Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường như sau:
- Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
- Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
- Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Bên cạnh đó, thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường còn được hướng dẫn được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 152/2011/TT-BTC như sau:
- Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
- Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để bán quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 152/2011/TT-BTC.
- Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
- Mẫu thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn giấy là mẫu nào?
- Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa dùng để quảng cáo bị phạt bao nhiêu tiền?
- Bán hàng hóa cho khách hàng nhưng chưa thu tiền thì có phải lập hóa đơn hay không?
- Tổng hợp bảng tra mức án phí dân sự đối với vụ án dân sự hiện nay?
- Việc khám nơi cất giấu tài liệu liên quan hành vi trốn thuế được tiến hành khi nào?
- Thời điểm lập hóa đơn đối với tổ chức kinh doanh bất động sản là khi nào?
- Mẫu biên bản niêm phong tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế mới nhất?
- Người phụ thuộc là con đến mấy tuổi? Điều kiện để người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc là gì?
- Có được hoàn thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp thông thường chuyển thành doanh nghiệp chế xuất?
- Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế được tính theo phương pháp nào?